Nguyễn Lâm Sơn chưa từng to tiếng với mẹ cho tới ngày anh giết chết bà.

Câu chuyện đau lòng của một gia đình người Việt ở Mỹ xảy ra cách đây đã 10 năm, nhưng vẫn còn là một lời cảnh tỉnh cho các bậc cha mẹ cho đến bây giờ.

{keywords}
Nguyễn Lâm Sơn và mẹ 

Sơn, lúc ấy 31 tuổi, là một đứa con ngoan, biết nghe lời và hiếm khi rời xa mẹ. Bà Nguyễn Thu Nương là một người mẹ tận tụy với ước mơ con trai cả của mình sẽ trở thành một bác sĩ.

Đó cũng là lý do dẫn đến thảm kịch của gia đình khi Sơn bóp cổ người mẹ 71 tuổi trong chính ngôi nhà mình ở Garden Grove, quận Cam, tiểu bang California vào ngày 21/12/2008.

Sơn khai báo với cảnh sát rằng anh đã bóp cổ mẹ mình. Và câu hỏi mà ai cũng sẽ đặt ra là: tại sao?

Sơn đối mặt với cáo buộc giết người, nhưng anh cho rằng mình không có tội.

“Tôi biết thằng bé rất yêu mẹ, và chị ấy cũng rất yêu con” – dì của Sơn, bà Marie Nguyễn chia sẻ. “Thằng bé là người tốt” – bà nói thêm.

Gia đình bà Nương chuyển từ Việt Nam sang Mỹ vào năm 1983, định cư ở San Diego. Lúc đó, Sơn 5 tuổi, còn em trai cậu 2 tuổi.

Ông Nguyễn Thịnh kết hôn với bà Nương từ khi còn ở Việt Nam. Hồi còn ở Việt Nam, bà Nương là một dược sĩ. Bà nhiều hơn chồng tới 16 tuổi.

Bà Marie Nguyễn – người vẫn thường xuyên gặp gỡ gia đình bà Nương vào các kỳ nghỉ - cho biết, họ trông có vẻ hạnh phúc. Ông Thịnh là một thợ điện, còn bà Nương thường kể những điều tốt đẹp về Sơn, về việc cậu học hành rất tốt ở trường.

“Chị ấy rất tự hào về trí thông minh của thằng bé và hay nói về việc Sơn nên trở thành một bác sĩ” – bà Marie nhớ lại.

Hải - em trai Sơn -  nhớ lại, mẹ cậu là một người rất “tuyệt vời” và “quan tâm”. Nhưng cậu cũng nói thêm rằng, mẹ “không bình thường về tính cách”.

“Bà muốn mọi thứ hoạt động theo cách của mình” – Hải nói. Cậu cũng là người được kỳ vọng là sẽ làm chứng để bảo vệ anh trai.

“Hạnh phúc của mẹ được chuyển thành việc đúc khuôn chúng tôi”.

Khi cha mẹ chính thức chia tay, Hải quyết định sống với bố. Sơn sống với mẹ.Vào khoảng năm 2000, hai vợ chồng bà Nương ly hôn, mặc dù họ không sống xa nhau ngay lập tức. Việc bố mẹ chia tay là biến cố với Sơn. Anh thất vọng khi nghe bố nói chuyện với bạn gái mới của ông qua điện thoại.

Hải không đi theo những mong ước của mẹ. Cậu không muốn trở thành bác sĩ hay dược sĩ giống như mẹ.

Bà Nương dồn hết hi vọng của mình vào Sơn.

“Mẹ tin rằng nếu cố gắng sẽ có vị trí ở tầng lớp cao hơn” – Hải, lúc đó đang học Thạc sĩ Tâm lý học, chia sẻ. “Mẹ gây áp lực lên anh nhiều hơn”.

Sau đó, Sơn học ngành Cử nhân Sinh học ở ĐH California, Irvine. Anh dành 2 năm ở trường dược ở Massachusetts. Sau đó, anh quyết định theo học trường y ở ĐH Ross, Caribbean.

Bà Nương chuyển tới đây để sống cùng Sơn. Cậu phải vay tiền để đi học, nhưng bà Nương cũng giúp đỡ con trai về mặt tài chính. Họ sống trong một căn hộ nằm ở phía bên kia đường nhìn sang trường đại học.

Mùa thu năm 2008, Sơn được nghỉ học ở trường y và cùng với mẹ chuyển tới Garden Grove.

Sơn nói với cảnh sát rằng, trong quãng thời gian này, cậu cảm thấy còn áp lực hơn với việc trở thành một bác sĩ. “Theo văn hóa của chúng tôi, cha mẹ thường kỳ vọng con cái làm mọi thứ theo cách của họ” – Sơn nói.

“Nếu con cái đi theo chỉ dẫn của cha mẹ, họ sẽ mang lại niềm vinh dự cho gia đình. Nếu không, họ đang làm mất uy tín của gia đình và bị coi là kẻ bị ruồng bỏ”.

Sơn khai với cảnh sát rằng, vào tối 21/12 khi anh đang viết email thì bà Nương tới nói chuyện với anh. Anh cảm thấy bà đang tức giận và muốn đối đầu với anh. Bà hỏi liệu anh có muốn theo đuổi ngành y hay không.

Sơn trả lời, cậu muốn quay lại trường dược – nơi mà cậu đã bỏ khoảng 1 năm – hơn là quay lại trường y.

Bà Nương không chấp nhận điều đó. Bà nói rằng Sơn nên cân nhắc việc nắm bắt cơ hội để xuất sắc hơn con của người bạn thân bà.

“Mẹ nói, ‘tại sao con không muốn nắm lấy cơ hội này khi nó đang nằm ngay trong tay con, để vượt qua chúng?’”

Thế rồi, Sơn bắt đầu la hét. Bà Nương cũng đáp trả con trai với thái độ tương tự.

“Ta là mẹ con. Không có đứa con ngoan ngoãn nào thiếu tôn trọng mẹ và la hét mẹ như thế này” – Sơn kể.

“Tôi nói, ‘tại sao mẹ không thể để con làm những gì con muốn? Bạn thân của mẹ hay hạnh phúc của con quan trọng hơn?’”

Bà Nương bắt đầu nói về việc Sơn cần trở thành một tấm gương cho Hải. Cậu khai với cảnh sát rằng, từ lúc đó, cậu bắt đầu “từ bỏ, từ giây phút đó, tôi nghĩ rằng tôi bắt đầu tự xoa đầu mình trong vài giây”.

“Sau đó, tôi đặt tay mình vào cổ họng bà và bắt đầu siết chặt”. Sau 6-7 giây, anh bỏ đi và mẹ anh bắt đầu ho.

Đêm hôm đó, Sơn ra khỏi nhà và ngủ trong xe của mình. Khi trở về vào buổi sáng, anh thấy mẹ mình đã chết. Anh gọi cảnh sát và bị bắt.

Luật sư của Sơn - là Rob Harley – lúc ấy đã lên kế hoạch gọi cho một chuyên gia văn hóa để đứng ra làm chứng về tầm quan trọng của việc đề cao ý muốn của cha mẹ trong văn hóa Việt Nam và tầm quan trọng của việc phải có được bằng cấp cao ở Mỹ. Ông Harley muốn đưa ra những vấn đề này để giải thích với các thẩm phán rằng tại sao Sơn lại cảm thấy áp lực khi theo học trường y.

“Tuân theo mong muốn của mẹ anh ấy còn quan trọng hơn hạnh phúc riêng của anh ấy” – ông Harley nói.

Tuy nhiên, thẩm phán Cameron Talley tin rằng, Sơn nên bị kết tội giết người.

“Đó không phải là một tai nạn. Bạn không túm lấy cổ ai đó khi bạn tức giận. Bạn sẽ tát vào mặt họ hoặc nắm lấy vai họ. Tôi cho rằng, anh ấy đã thực sự phát điên và muốn giết bà” – thẩm phán nói.

Bà Marie Nguyễn luôn tới nhà tù quận Cam thăm cháu 2 lần/ tuần. Cả hai không nói về những gì đã xảy ra.

“Nó quá đau đớn với thằng bé. Cũng quá đau đớn với tôi” – bà nói.

“Tôi yêu chị ấy, nhưng chị ấy đã ra đi. Bây giờ, chúng tôi phải tập trung vào cuộc sống của thằng bé”.

Nguyễn Thảo (Theo The Orange County Register)

Áp lực hãi hùng bủa vây nữ sinh học giỏi

Áp lực hãi hùng bủa vây nữ sinh học giỏi

Những áp lực về điểm số, thành tích học tập vẫn là nỗi sợ hãi với Nhàn mỗi khi nghĩ đến.

Áp lực học hành, nam sinh nhảy lầu tự tử để lại thư tuyệt mệnh

Áp lực học hành, nam sinh nhảy lầu tự tử để lại thư tuyệt mệnh

Theo cơ quan chức năng, trước khi tự tử, nam sinh có để lại bức thử tuyệt mệnh với nội dung áp lực về học tập từ gia đình.

Hà Nội sắp tuyển sinh lớp 10 kiểu mới, phụ huynh lo áp lực đè nặng

Hà Nội sắp tuyển sinh lớp 10 kiểu mới, phụ huynh lo áp lực đè nặng

Trước thông tin Hà Nội tuyển sinh lớp 10 bằng bài thi tổ hợp từ năm học 2019 - 2020, nhiều phụ huynh không khỏi lo lắng về áp lực của kỳ thi  ngày càng lớn.

Giảng viên đại học, cao đẳng: Nghề nhiều áp lực

Giảng viên đại học, cao đẳng: Nghề nhiều áp lực

Việc nâng chuẩn khi đào tạo tiến sĩ, lương thấp, nhiều áp lực trong các hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học đang tạo lên những áp lực đối với đội ngũ giảng viên ĐH, CĐ tại Việt Nam hiện nay.

Nhiều trẻ gốc Việt ở Mỹ áp lực sau cái chết của cậu bé 15 tuổi

Nhiều trẻ gốc Việt ở Mỹ áp lực sau cái chết của cậu bé 15 tuổi

Trẻ người Mỹ gốc Việt thường bị nhiều áp lực về học hành hơn so với trẻ người Mỹ bản địa. Bố mẹ các em đa phần phải lao động hơn 40 tiếng/tuần, thời gian dành cho con cái không nhiều.