- ‘Chơi’ Facebook từ những năm học cấp 2, cô bé Lê Thị Hà Giang rất thích viết, thích chia sẻ những cảm nhận, cái nhìn của mình về cuộc sống xung quanh.

Nhưng trong những chia sẻ của Hà Giang có những góc nhìn theo em là khá gay gắt.

Chính điều đó khiến bạn bè nghĩ em đang “xỉa xói” họ. “Em trở thành nạn nhân của tấn công trên mạng xã hội. Mọi người vào ‘Facetime’ của em để chỉ trích, dùng tài khoản giả nhắn tin chửi rủa em.

Và chuyện đó không chỉ dừng lại trên mạng xã hội, nó còn đi ra ngoài đời thực nữa.  

Mọi người kháo nhau rằng con bé này thế nọ, thế kia. Họ tránh xa em. Chính lúc đó, em cảm nhận được sự bắt nạt trên thế giới ảo đã lan ra thế giới thật” – Hà Giang, hiện đang là sinh viên chuyên ngành Thiết kế thời trang, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM chia sẻ.

{keywords}
Lê Thị Hà Giang - một trong số gần 100 bạn trẻ tham gia "Hành trình đại sứ số" để đào tạo lại kỹ năng số cho 50 nghìn thanh thiếu niên trên khắp Việt Nam

Cô nữ sinh tiếp tục là nạn nhân của tấn công trên mạng xã hội lần thứ 2 sau khi kết thúc “mối tình bọ xít” với cậu bạn hồi lớp 9. “Sau khi đã chấm dứt mối quan hệ, bạn ấy theo dõi cuộc sống của em, dùng tài khoản giả gửi tin nhắn cho em bằng những lời lẽ nặng nề”.

Câu chuyện đã xảy ra cách đây nhiều năm. Bằng cách nào đó, Giang đã vượt qua những thử thách tinh thần này mà không để lại hậu quả đáng tiếc.

“Có thể khi em lớn lên, em nhìn những câu chuyện đó bằng một góc nhìn bao dung hơn. Nhưng sau này em thấy có những đứa trẻ tự tử, rơi vào trầm cảm khi đang học cấp 2, cấp 3 chỉ vì những lời bình phẩm vô tình trên mạng. Lúc ấy, em cảm thấy câu chuyện không chỉ đơn giản là khi lớn lên thì chúng ta sẽ bao dung. Có những đứa trẻ không đủ mạnh mẽ để vượt qua được như em".

Đó là lý do sáng ngày hôm nay, Giang là một trong 3 bạn trẻ đứng trên sân khấu của “Hội nghị thượng đỉnh Thanh niên kỹ thuật số” tại Hà Nội để chia sẻ câu chuyện và thông điệp của mình.

Giang là một trong số gần 100 học sinh, sinh viên trên khắp cả nước – những lãnh đạo trẻ tuổi từ 18 đến 23 đã tham gia chương trình “Hành trình đại sứ số” do Facebook phối hợp cùng Cục Trẻ em, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện trong vòng 2 tháng – từ tháng 10 đến tháng 12/2018.

Đây là một phần trong chương trình quốc gia của Facebook về Đào tạo Kỹ năng số và An toàn trực tuyến, cũng là sự củng cố cam kết của Facebook trong việc cung cấp cho giới trẻ những kỹ năng quan trọng và cần thiết trong kỷ nguyên số.

Gần 100 bạn trẻ là những người được lựa chọn, đào tạo để tiếp tục chia sẻ, truyền cảm hứng, đào tạo về kỹ năng sống cho 50 nghìn thanh thiếu niên tại gần 60 trường học ở 10 tình thành.

{keywords}
Hội nghị thượng đỉnh Thanh niên kỹ thuật số diễn ra tại Hà Nội sáng ngày 24/11

Hà Giang – đại diện nhóm các lãnh đạo trẻ phía Nam cho biết, để thu hút sự chú ý của các em học sinh, giúp các em hào hứng  và tiếp nhận thông điệp một cách dễ hiểu nhất, các bạn trẻ chọn cách truyền tải dưới dạng những tình huống thực tế, những vở kịch, bức ảnh.

Sự tin cậy là vô cùng quan trọng

Chia sẻ tại hội nghị, bà Beth Ann Lim, Trưởng Bộ phận Quan hệ cộng đồng APAC  của Facebook cho biết: “Giữ an toàn cho cộng đồng là giá trị cốt lõi trong mọi việc chúng tôi làm, và chúng tôi muốn giúp thanh niên Việt Nam đưa ra những quyết định sáng suốt về những gì họ chia sẻ trên mạng".

Cũng trong khuôn khổ hội nghị, tại phiên thảo luận “Quốc gia số và vai trò của thế hệ trẻ”, các diễn giả đã chia sẻ quan điểm của mình về “việc mà các bạn trẻ nên làm trong thời đại số”.

{keywords}
Phiên thảo luận "Quốc gia số và vai trò của thế hệ trẻ" nằm trong khuôn khổ hội nghị

Ông Vũ Hoàng Liên – Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam – đưa lời khuyên: “Chúng ta hãy trở thành những con người tin cậy. Ở tuổi của chúng tôi, tôi nhận thấy rằng sự tin cậy trong con người là yếu tố vô cùng quan trọng. Khái niệm tin cậy ở đây là gì? Là không chỉ là tin cậy với mọi người xung quanh, mà còn là tin cậy với chính mình”.

Trò chuyện với các bạn trẻ, ông Đỗ Hữu Hưng – CEO của Interspace chia sẻ 3 giá trị để thành công.

“Tôi có những nhân viên có thể làm việc từ 6 giờ sáng tới 12 giờ đêm, 24/7. Bởi vì họ cho rằng họ là người làm chủ công ty này. Rộng hơn, nếu bạn coi quốc gia này là của ai đó, bạn sẽ không làm được”.

“Thứ hai, những người rất thành công trên thế giới có thể họ không giỏi hơn các bạn nhiều đâu, nhưng họ có một thứ: đó là họ biết đồng cảm với nỗi đau của con người, của xã hội".

“Yếu tố thứ 3 là sự chăm chỉ. Khi mới bắt đầu khởi nghiệp, tôi không phải dân công nghệ. Tôi phải tự học mọi thứ. Điều tôi muốn nói là các bạn hãy nỗ lực nhiều hơn nữa bởi vì thế giới ngoài kia đang đi rất nhanh”.

Nguyễn Thảo

Cấm sinh viên nói xấu nhà trường, giảng viên trên mạng xã hội

Cấm sinh viên nói xấu nhà trường, giảng viên trên mạng xã hội

Trường ĐH Tài chính Marketing cấm sinh viên sử dụng mạng xã hội đăng tin và bình luận nói xấu nhà trường, giảng viên.

Từng là nạn nhân mạng xã hội, nữ sinh bày cách thoát "ném đá"

Từng là nạn nhân mạng xã hội, nữ sinh bày cách thoát "ném đá"

Từng phải vượt qua cảm xúc tồi tệ khi là nạn nhân bị “ném đá” trên mạng xã hội, Nguyễn Thu Thảo và Ngọ Thị Quỳnh Trang (Trường THPT Chuyên Bắc Giang) quyết định tìm hiểu tác động của hiện tượng này đối với học sinh THPT.

Cô giáo bị đuổi việc vì đăng ảnh mặc áo tắm lên mạng xã hội

Cô giáo bị đuổi việc vì đăng ảnh mặc áo tắm lên mạng xã hội

Cô giáo dạy môn Lịch sử tại thành phố Omsk (Tây Nam nước Nga) đã bị nhà trường sa thải sau khi đăng tải hình ảnh làm người mẫu quảng cáo đồ bơi lên mạng xã hội.

Kỹ năng sống giúp trẻ an toàn trên mạng xã hội

Kỹ năng sống giúp trẻ an toàn trên mạng xã hội

Các cha mẹ nên tham khảo các nguyên tắc sau để giúp rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ, bảo vệ trẻ khỏi các ảnh hưởng xấu từ internet.

OECD: Trường học nên dạy trẻ phát hiện thông tin giả trên mạng xã hội

OECD: Trường học nên dạy trẻ phát hiện thông tin giả trên mạng xã hội

Giám đốc phụ trách giáo dục của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) cho rằng nhà trường nên dạy trẻ em cách phát hiện những thông tin giả trên mạng xã hội.