Một trong những nghịch lý lớn của thế giới hiện nay là hàng trăm triệu
người đang sống thiếu đói trong khi có tới hơn 1,4 tỷ tấn thực phẩm bị phung phí
hàng năm trên toàn cầu.
TIN BÀI KHÁC:
Hàng tỷ tấn thực phẩm bị lãng phí trên thế giới mỗi năm. |
Theo báo cáo được Liên Hợp Quốc công bố ngày 11/9, số lượng thực phẩm dành cho con người bị vứt bỏ chiếm tới 1/3 tổng sản lượng mà chúng ta sản xuất được. Đi kèm những lãng phí đó là nhiên liệu, nước và hóa chất cần có trong quá trình sản xuất và tiêu hủy chúng.
Cũng theo báo cáo, lãng phí thực phẩm là một vấn đề không chỉ ở các quốc gia giàu mà cả ở các nước nghèo khổ, và thực trạng này xảy ra xuyên suốt chuỗi cung ứng - từ nông trại, xe chuyên chở cho tới các nhà kho, cửa hàng và tủ lạnh trong mỗi gia đình.
Khoảng 30% diện tích đất trồng trọt trên thế giới, và 1/3 lượng nước tương đương với lưu lượng sông Volga hiện đang được sử dụng một cách vô ích.
Trong báo cáo, Tổ chức Nông - Lương Liên Hợp Quốc (FAO) ước tính lượng carbon
của thực phẩm bị lãng phí tương đương với 3,3 triệu tấn carbon dioxide mỗi năm.
Theo FAO, nếu đó là một quốc gia thì sẽ là nước đứng thứ 3 thế giới về lượng khí
phát thải, chỉ sau Trung Quốc và Mỹ. Điều này cho thấy nỗ lực sử dụng thực phẩm
hiệu quả hơn nữa cần phải được thực hiện kết hợp với các cố gắng trên toàn cầu
về cắt giảm khí thải nhà kính nhằm hạn chế tình trạng ấm nóng toàn cầu.
Hàng trăm triệu người trên thế giới hiện nay vẫn đang phải sống trong cảnh thiếu đói. |
Trong một thế giới công nghiệp hóa, hầu hết rác thải bắt nguồn từ việc người tiêu dùng mua quá nhiều thực phẩm và vứt bỏ những gì họ không ăn đến. Còn ở các quốc gia phát triển thì thực trạng này chủ yếu là do các biện pháp canh nông không hiệu quả cộng với việc thiếu các cơ sở cất trữ đúng quy chuẩn.
"Giảm lãng phí thực phẩm sẽ không chỉ giúp tránh được áp lực lên các nguồn tài nguyên thiên nhiên mà còn hạ bớt nhu cầu phải tăng sản xuất lương thực tới 60% để đáp ứng nhu cầu của người dân vào năm 2050", FAO nhấn mạnh.
Báo cáo của FAO còn đề nghị cải thiện mối liên hệ giữa các nhà sản xuất và người tiêu dùng nhằm quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả hơn, đồng thời đầu tư nhiều hơn vào các biện pháp thu hoạch, làm lạnh và đóng gói.
Báo cáo cũng nhấn mạnh, người dân ở thế giới phát triển cần được khuyến khích tiêu thụ ít hơn và tận dụng tối đa thức ăn thừa. Các doanh nghiệp cũng cần trao tặng thực phẩm dư thừa cho các tổ chức từ thiện và phát triển nhiều lựa chọn khác nhau thay cho việc vứt bỏ rác thải hữu cơ ra môi trường.
Dựa vào giá thành sản xuất, FAO ước tính chi phí của thực phẩm bị lãng phí, chưa kể tôm cá và các loại hải sản, vào khoảng 750 tỷ USD mỗi năm.
Thực phẩm lãng phí cũng ngốn khoảng 250 km khối nước và chiếm khoảng 1,4 tỷ hecta - phần lớn trong số này làm biến đổi môi trường tự nhiên do các hoạt động phát quang để trồng trọt.
Thanh Hảo (Theo NPR, Reuters)