Đây là hoạt động Dự án “Thí điểm đưa bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (ưu tiên 62 huyện nghèo)” của Bộ Y tế.
Chăm lo sức khỏe cho người nghèo vùng sâu, vùng xa là công tác rất quan trọng. Ảnh minh họa |
Tháng 2/2013, Bộ Y tế quyết định triển khai thực hiện Dự án. Mục tiêu nhằm đảm báo tính bền vững nguồn nhân lực y tế chất lượng cao, tới năm 2020 sẽ đưa khoảng 300 - 500 bác sỹ trẻ về công tác tại các địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Hiện Dự án đã, đang và sẽ đào tạo chuyên khoa I cho 354 bác sĩ thuộc 11 chuyên ngành trong thời gian 24 tháng. Các bác sĩ tốt nghiệp sẽ công tác 3 năm (đối với nam) và 2 năm (đối với nữ) tại các huyện nghèo như đã đăng ký tình nguyện.
Sau thời hạn trên, họ sẽ tiếp tục làm việc tại các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, nơi họ đã được xét tuyển đặc cách vào làm việc trước khi đi công tác tại các vùng khó khăn. Riêng đối với các bác sĩ được các huyện nghèo cử đi đào tạo sẽ công tác lâu dài tại bệnh viện/ trung tâm Y tế huyện nghèo.
Trong số 25 bác sĩ trẻ khóa 5 được bàn giao đợt này, có 15 bác sĩ là người dân tộc Mông, Thái, Tày, Mường và Nùng thuộc 8 chuyên ngành thuộc 10 tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Bắc Giang, Bắc Kạn, Lai Châu, Lạng Sơn, Phú Thọ, Sơn La và Nghệ An.
Với 5 khóa bác sĩ trẻ đã tốt nghiệp, Dự án đã bàn giao 77 bác sĩ cho 37 huyện nghèo thuộc 13 tỉnh miền núi phía Bắc và miền Trung.
Bài: Trần Quốc Huy - Nhóm PV
Ảnh: Nguyễn Thị Thảo - Nhóm PV