- Trong cuộc đời, chỉ có "sự học" và "thực
học" của mình mới tạo nên giá trị và quyết định thân phận của chính
mình, và điều đó còn lớn lao hơn đại học" rất nhiều". Chuyên gia giáo dục Giản Tư Trung (Hiệu trưởng Trường Doanh nhân PACE) nói như vậy trong cuộc trao đổi với VietNamNet về vấn đề “đến hẹn lại lên”: thi đại học.
Vậy theo ông, cách tuyển sinh như thế nào sẽ “xì hơi” bớt áp lực mà HS Việt Nam đang phải chịu, và liệu khi nào thì chúng ta mới thực hiện được cái gọi là quy trình tuyển chọn khoa học?
Ông Giản Tư Trung: Chúng ta không cần phải “phát minh lại cái bánh xe” mà có thể học hỏi rất nhiều từ thế giới trong vấn đề này. Tất nhiên là “học hỏi” chứ không “học theo”.
Trước tiên cần làm rõ mục đích của các bên trong quá trình tuyển chọn. Chỉ khi làm rõ mục đích rồi thì mới nên bàn tới cách thức để đạt được mục đích đó.
Đối với thí sinh, mục đích của các bạn là chọn được ngành học, trường học phù hợp với tố chất, khả năng, sở thích và sở trường của mình.
Còn đối với nhà trường là phải chọn cho được những sinh viên tốt nhất, phù hợp nhất để đào tạo.
Ở những nước có nền giáo dục phát triển, có nền ĐH lâu đời, tuyển sinh chỉ là việc của 2 “nhà”: thí sinh và nhà trường, chứ không phải là việc của Nhà nước, vai trò chính yếu của Nhà nước trong giáo dục không phải là lo chuyện thi cử.
Cụ thể, HS dựa trên sở thích, sở trường của mình, tự xác định hoặc được tư vấn về ngành học, trường học thích hợp để đăng ký thi (hoặc xét tuyển).
Nhà trường được chủ động chọn những thí sinh mà họ cho là phù hợp và mỗi trường có cách tuyển sinh riêng để làm sao đạt được mục đích này một cách cao nhất. Nghĩa là tính chủ động, khả năng sáng tạo của các trường là rất cao và cũng chỉ có nhà trường, chứ không phải Nhà nước, mới có thể tìm được đúng người để đào tạo.
Tuy nhiên, như đã nói, cách làm này chỉ có thể thực hiện ở những nền giáo dục có hệ thống giáo dục ĐH phát triển.
Còn ở những nền giáo dục khác, nơi mà khá nhiều ĐH chưa thực sự là ĐH theo đúng cái nghĩa của nó, nơi có tình trạng “thương mại hóa” bằng cấp lan tràn, nơi mà năng lực quản trị ĐH chưa thể theo kịp với yêu cầu của thời đại…, thì việc “tự chủ”, “thả lỏng” quá trình tuyển chọn có thể sẽ là một đại họa.
Khi đó, ngoài nhà trường và HS (nhà học), quá trình tuyển sinh cần có sự tham gia của 3 “nhà”: Nhà nước, nhà giáo và “nhà mẹ” (gia đình, người thân).
Theo đó, Nhà nước sẽ giám sát quá trình tuyển sinh (chứ không phải tham gia vào quá trình này, vì đó không phải là việc của Nhà nước) nhằm đảm bảo rằng nó được diễn ra thực chất, công bằng, tránh xảy ra tình trạng “ĐH là một doanh nghiệp kinh doanh bằng cấp”.
Nhà giáo phổ thông sẽ làm tròn trách nhiệm trang bị cho HS năng lực làm người và định hướng cho HS, giúp họ tự tìm ra được đúng tố chất, sở thích, sở trường để có thể chọn được đúng trường học, ngành học. Gia đình và cộng đồng xã hội sẽ có vai trò tư vấn và hỗ trợ cho HS.
Đúng là nhiều trường trên thế giới đã áp dụng cách thức xét tuyển để chọn người học, theo đó, quá trình tuyển chọn có thể diễn ra qua 2 vòng: vòng xét tuyển hồ sơ (dựa trên hồ sơ về mục tiêu mục tiêu nghề nghiệp, mục đích cuộc đời của mình, hồ sơ chứng minh năng lực, phẩm chất và thành tích cá nhân của mình, và một số thứ kèm theo hồ sơ như GMAT, GRE, TOEFL, IELTS…) và có thể có vòng phỏng vấn trực tiếp.
Cũng có những trường áp dụng hình thức thi nhưng có lẽ không ai duy trì kiểu thi như chúng ta lâu nay với các khối thi và môn thi tương ứng như Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa, Ngoại ngữ…
Kiểu thi này, nếu có, thì có lẽ phù hợp với thi hết cấp, tức là để kiểm tra năng lực làm người. Còn tuyển sinh ĐH tức là kiểm tra năng lực tiềm tàng thì cách thi như thế e sẽ khó có thể đánh giá đúng được tố chất, tiềm năng trong mỗi thí sinh dự thi.
Trong một số kì thi gần đây, đề thi của chúng ta đã có một số cải tiến được xã hội đánh giá cao, chẳng hạn có thêm phần về nghị luận xã hội (đối với đề thi văn).
Tuy nhiên, đổi mới cách ra đề chỉ là một đổi mới phần ngọn và đổi mới nhỏ trong quy trình đào tạo, mà nếu trong quá trình học trước đó Mục tiêu học (Why - Học để làm gì, tại sao học), Nội dung học (What - Học cái gì), Cách thức học (How - Học như thế nào) không được đổi mới, vẫn theo lối mòn thì việc đổi mới đề thi sẽ là một rủi ro.
Đúng là với cách tuyển sinh Nhà nước làm thay nhà trường như hiện nay thì không thể tránh khỏi tình trạng trên và chừng nào mà chưa có sự thay đổi thì chừng đó điệp khúc này còn tồn tại. Tuy nhiên, nếu kết quả thi ĐH không như ý muốn thì các bạn thí sinh cũng không nên quá khổ sở.
Hãy nghĩ lại một chút, đã có rất nhiều người không vào được ĐH mà vẫn thành công nhờ sự học. Tại sao họ làm được mà mình lại không làm được? Còn nếu vẫn thực sự muốn vào ĐH thì hãy khổ luyện để sang năm thi tiếp, hoặc đi làm đã rồi sau này sẽ lại thi...
Bill Gates, một người thành công không có bằng ĐH, luôn khuyên giới trẻ rằng: "Muốn thành công thì phải học". Ông cũng chia sẻ thêm: "Tôi rời trường ĐH chứ chưa bao giờ bỏ học".
Thực tế cuộc sống quanh ta cũng cho thấy, có khá nhiều người không có bằng ĐH, không xuất chúng, cũng chẳng nổi tiếng như Bill Gates, nhưng sự thành công của họ lại có phần vượt trội không ít người có bằng ĐH.
Với tư cách là người có nhiều năm gắn bó với sự học của doanh nhân và cộng đồng doanh nghiệp, ông có thể cho biết, trong bối cảnh kinh doanh và xã hội hiện nay, mỗi cá nhân cần phải làm gì để phát huy được năng lực của mình mà không bị lệ thuộc vào bằng cấp dựa trên thi cử?
Mỗi người đều có nhiều cách để không lệ thuộc vào bằng cấp. Cách đây chừng chục năm, cả nước có khoảng 30.000 doanh nghiệp, phần nhiều là doanh nghiệp nhà nước. Nếu không có bằng cấp thì đúng là sẽ khó có cơ hội việc làm.
Nhưng hiện nay, với hơn 500.000 doanh nghiệp, chủ yếu là doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân và nước ngoài, nếu có thực tài, không làm cho nhà nước thì làm ở khu vực tư nhân; nếu không tư nhân thì là nước ngoài. Thậm chí nếu không làm nhà nước, không làm tư nhân, không làm nước ngoài thì hãy tự mình... dùng mình!”
Nếu ở trong nước không có đất dụng võ thì ra thế giới... Với công việc, năm châu bốn biển đều có thể là nhà của mình.
Hiện vẫn còn có không ít những doanh nghiệp trọng bằng cấp và điểm số, nhưng cũng có vô số doanh nghiệp không coi trọng những thứ này mà coi trọng những con người có khả năng giải quyết được những vấn đề của doanh nghiệp và của xã hội.
Những người có khả năng giải quyết vấn đề đã thực sự là những “ông vua” mới của xã hội ngày nay, mà nếu thiếu những người đó thì doanh nghiệp sẽ chết, trừ những doanh nghiệp phát triển dựa trên đặc quyền, đặc lợi.
Các bạn chưa may mắn trong kỳ tuyển sinh ĐH năm nay cũng nên nghĩ rằng, cuộc đời không quá dài để mình có thể phung phí thời gian, nhưng cũng đủ dài để làm được những gì mà mình muốn.
Và cuộc đời cũng giống như cuộc đua marathon, dù có bị thua kém bạn bè ở những km đầu tiên nhưng mình vẫn có thể có cơ hội là người về đích trước tiên.
Trong cuộc đời, chỉ có "sự học" và "thực học" của mình mới tạo nên giá trị và quyết định thân phận của chính mình, và điều đó còn lớn lao hơn "ĐH" rất nhiều.
Sự thay đổi của cả một nền giáo dục là một việc lớn, mang tầm vĩ mô và liên quan đến cả việc định lại vai trò của 5 ”nhà” trong giáo dục, đòi hỏi nhiều thời gian và lộ trình dài.
Còn thay đổi sự học của mỗi cá nhân là việc của chính mình, mình có thể làm, làm được và làm ngay lập tức!
Trân trọng cảm ơn ông!
|
Lo lắng trước giờ thi. Ảnh: Lê Anh Dũng |
Nhà nước giám sát chứ không tham gia
Mở đầu câu chuyện, ông Trung nói, tuyển sinh ĐH là cần thiết, áp lực thì nơi nào cũng có và nước nào cũng có vì ĐH không phải là chỗ mà ai muốn vào thì vào. Nhưng những áp lực
cần thiết và cần được “xì hơi” bằng một quy trình tuyển chọn có khoa
học. Đáng tiếc là cách tuyển sinh như lâu nay của chúng ta chẳng những
không “xì hơi” mà còn đẩy áp lực lên đỉnh điểm và rơi vào vòng luẩn quẩn
kinh niên…
|
Giản Tư Trung: Thay đổi sự học của mỗi cá nhân là việc của chính mình, mình có thể làm, làm được và làm ngay lập tức! |
Ông Giản Tư Trung: Chúng ta không cần phải “phát minh lại cái bánh xe” mà có thể học hỏi rất nhiều từ thế giới trong vấn đề này. Tất nhiên là “học hỏi” chứ không “học theo”.
Trước tiên cần làm rõ mục đích của các bên trong quá trình tuyển chọn. Chỉ khi làm rõ mục đích rồi thì mới nên bàn tới cách thức để đạt được mục đích đó.
Đối với thí sinh, mục đích của các bạn là chọn được ngành học, trường học phù hợp với tố chất, khả năng, sở thích và sở trường của mình.
Còn đối với nhà trường là phải chọn cho được những sinh viên tốt nhất, phù hợp nhất để đào tạo.
Ở những nước có nền giáo dục phát triển, có nền ĐH lâu đời, tuyển sinh chỉ là việc của 2 “nhà”: thí sinh và nhà trường, chứ không phải là việc của Nhà nước, vai trò chính yếu của Nhà nước trong giáo dục không phải là lo chuyện thi cử.
Cụ thể, HS dựa trên sở thích, sở trường của mình, tự xác định hoặc được tư vấn về ngành học, trường học thích hợp để đăng ký thi (hoặc xét tuyển).
Nhà trường được chủ động chọn những thí sinh mà họ cho là phù hợp và mỗi trường có cách tuyển sinh riêng để làm sao đạt được mục đích này một cách cao nhất. Nghĩa là tính chủ động, khả năng sáng tạo của các trường là rất cao và cũng chỉ có nhà trường, chứ không phải Nhà nước, mới có thể tìm được đúng người để đào tạo.
Ở những nền giáo dục khác, nơi mà khá nhiều ĐH chưa thực
sự là ĐH theo đúng cái nghĩa của nó, nơi có tình trạng “thương mại hóa”
bằng cấp lan tràn, nơi mà năng lực quản trị ĐH chưa thể theo kịp với yêu
cầu của thời đại…, thì việc “tự chủ”, “thả lỏng” quá trình tuyển chọn
có thể sẽ là một đại họa |
Còn ở những nền giáo dục khác, nơi mà khá nhiều ĐH chưa thực sự là ĐH theo đúng cái nghĩa của nó, nơi có tình trạng “thương mại hóa” bằng cấp lan tràn, nơi mà năng lực quản trị ĐH chưa thể theo kịp với yêu cầu của thời đại…, thì việc “tự chủ”, “thả lỏng” quá trình tuyển chọn có thể sẽ là một đại họa.
Khi đó, ngoài nhà trường và HS (nhà học), quá trình tuyển sinh cần có sự tham gia của 3 “nhà”: Nhà nước, nhà giáo và “nhà mẹ” (gia đình, người thân).
Theo đó, Nhà nước sẽ giám sát quá trình tuyển sinh (chứ không phải tham gia vào quá trình này, vì đó không phải là việc của Nhà nước) nhằm đảm bảo rằng nó được diễn ra thực chất, công bằng, tránh xảy ra tình trạng “ĐH là một doanh nghiệp kinh doanh bằng cấp”.
Nhà giáo phổ thông sẽ làm tròn trách nhiệm trang bị cho HS năng lực làm người và định hướng cho HS, giúp họ tự tìm ra được đúng tố chất, sở thích, sở trường để có thể chọn được đúng trường học, ngành học. Gia đình và cộng đồng xã hội sẽ có vai trò tư vấn và hỗ trợ cho HS.
|
Tâm trạng phụ huynh. Ảnh: Lê Anh Dũng |
Tuyển sinh: quan trọng là kiểm tra năng lực tiềm tàng
Đó là về quy trình, vậy còn cách làm phổ biến trên thế giới là “xét tuyển” có thể áp dụng ở Việt Nam để đỡ cho xã hội một kì thi đầy áp lực và quá tốn kém?Đúng là nhiều trường trên thế giới đã áp dụng cách thức xét tuyển để chọn người học, theo đó, quá trình tuyển chọn có thể diễn ra qua 2 vòng: vòng xét tuyển hồ sơ (dựa trên hồ sơ về mục tiêu mục tiêu nghề nghiệp, mục đích cuộc đời của mình, hồ sơ chứng minh năng lực, phẩm chất và thành tích cá nhân của mình, và một số thứ kèm theo hồ sơ như GMAT, GRE, TOEFL, IELTS…) và có thể có vòng phỏng vấn trực tiếp.
Cũng có những trường áp dụng hình thức thi nhưng có lẽ không ai duy trì kiểu thi như chúng ta lâu nay với các khối thi và môn thi tương ứng như Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa, Ngoại ngữ…
Kiểu thi này, nếu có, thì có lẽ phù hợp với thi hết cấp, tức là để kiểm tra năng lực làm người. Còn tuyển sinh ĐH tức là kiểm tra năng lực tiềm tàng thì cách thi như thế e sẽ khó có thể đánh giá đúng được tố chất, tiềm năng trong mỗi thí sinh dự thi.
Trong một số kì thi gần đây, đề thi của chúng ta đã có một số cải tiến được xã hội đánh giá cao, chẳng hạn có thêm phần về nghị luận xã hội (đối với đề thi văn).
Tuy nhiên, đổi mới cách ra đề chỉ là một đổi mới phần ngọn và đổi mới nhỏ trong quy trình đào tạo, mà nếu trong quá trình học trước đó Mục tiêu học (Why - Học để làm gì, tại sao học), Nội dung học (What - Học cái gì), Cách thức học (How - Học như thế nào) không được đổi mới, vẫn theo lối mòn thì việc đổi mới đề thi sẽ là một rủi ro.
|
Sau giờ làm bài "trúng tủ". Ảnh: Lê Anh Dũng |
Sự học lớn hơn đại học
Hiện nay, cách tổ chức của giáo dục là chỉ có một con đường thi vào ĐH. Nhìn vào hình thức, rõ ràng những thí sinh đỗ ĐH quả là rất xuất sắc ở việc học của họ, nhưng điều đó không có nghĩa là thí sinh thi trượt kém cỏi, mà họ có năng lực nào đó không thể hiện qua thi cử. Ông nghĩ sao về điều này và theo ông, có cơ hội nào cho những người trượt ĐH?Đúng là với cách tuyển sinh Nhà nước làm thay nhà trường như hiện nay thì không thể tránh khỏi tình trạng trên và chừng nào mà chưa có sự thay đổi thì chừng đó điệp khúc này còn tồn tại. Tuy nhiên, nếu kết quả thi ĐH không như ý muốn thì các bạn thí sinh cũng không nên quá khổ sở.
Hãy nghĩ lại một chút, đã có rất nhiều người không vào được ĐH mà vẫn thành công nhờ sự học. Tại sao họ làm được mà mình lại không làm được? Còn nếu vẫn thực sự muốn vào ĐH thì hãy khổ luyện để sang năm thi tiếp, hoặc đi làm đã rồi sau này sẽ lại thi...
Bill Gates, một người thành công không có bằng ĐH, luôn khuyên giới trẻ rằng: "Muốn thành công thì phải học". Ông cũng chia sẻ thêm: "Tôi rời trường ĐH chứ chưa bao giờ bỏ học".
Thực tế cuộc sống quanh ta cũng cho thấy, có khá nhiều người không có bằng ĐH, không xuất chúng, cũng chẳng nổi tiếng như Bill Gates, nhưng sự thành công của họ lại có phần vượt trội không ít người có bằng ĐH.
|
Báo tin kết quả làm bài thi. Ảnh: Lê Anh Dũng |
Với tư cách là người có nhiều năm gắn bó với sự học của doanh nhân và cộng đồng doanh nghiệp, ông có thể cho biết, trong bối cảnh kinh doanh và xã hội hiện nay, mỗi cá nhân cần phải làm gì để phát huy được năng lực của mình mà không bị lệ thuộc vào bằng cấp dựa trên thi cử?
|
Giản Tư Trung: Thí sinh hãy tự mình... dùng mình! |
Nhưng hiện nay, với hơn 500.000 doanh nghiệp, chủ yếu là doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân và nước ngoài, nếu có thực tài, không làm cho nhà nước thì làm ở khu vực tư nhân; nếu không tư nhân thì là nước ngoài. Thậm chí nếu không làm nhà nước, không làm tư nhân, không làm nước ngoài thì hãy tự mình... dùng mình!”
Nếu ở trong nước không có đất dụng võ thì ra thế giới... Với công việc, năm châu bốn biển đều có thể là nhà của mình.
Hiện vẫn còn có không ít những doanh nghiệp trọng bằng cấp và điểm số, nhưng cũng có vô số doanh nghiệp không coi trọng những thứ này mà coi trọng những con người có khả năng giải quyết được những vấn đề của doanh nghiệp và của xã hội.
Những người có khả năng giải quyết vấn đề đã thực sự là những “ông vua” mới của xã hội ngày nay, mà nếu thiếu những người đó thì doanh nghiệp sẽ chết, trừ những doanh nghiệp phát triển dựa trên đặc quyền, đặc lợi.
"Thay đổi sự học của mỗi cá nhân là việc của chính mình, mình có thể làm, làm được và làm ngay lập tức! |
Và cuộc đời cũng giống như cuộc đua marathon, dù có bị thua kém bạn bè ở những km đầu tiên nhưng mình vẫn có thể có cơ hội là người về đích trước tiên.
Trong cuộc đời, chỉ có "sự học" và "thực học" của mình mới tạo nên giá trị và quyết định thân phận của chính mình, và điều đó còn lớn lao hơn "ĐH" rất nhiều.
Sự thay đổi của cả một nền giáo dục là một việc lớn, mang tầm vĩ mô và liên quan đến cả việc định lại vai trò của 5 ”nhà” trong giáo dục, đòi hỏi nhiều thời gian và lộ trình dài.
Còn thay đổi sự học của mỗi cá nhân là việc của chính mình, mình có thể làm, làm được và làm ngay lập tức!
Trân trọng cảm ơn ông!
- Hương Giang (thực hiện)