Tại tọa đàm trực tuyến “Tiếp sức cho doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ" hôm 12/11, bà Trương Thị Chí Bình, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) quả quyết, thực tiễn, có ngành sản xuất mới có doanh nghiệp, có thị trường thì doanh nghiệp mới có cái làm. Thị trường tốt thì công nghiệp hỗ trợ sẽ phát triển.

{keywords}
Thị trường tốt thì công nghiệp hỗ trợ sẽ phát triển

“Được vạ thì má cũng sưng”

Nói về những khó khăn mà các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đang gặp phải, bà Trương Thị Chí Bình cho rằng, để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ cần nhiều thời gian và tiềm lực trong thời gian dài, đây là ngành gần như là khó nhất.

Hiện nay, mới chỉ có 3 doanh nghiệp Việt Nam được xác nhận là doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ và hiện số doanh nghiệp tham gia là công nghiệp hỗ trợ cũng rất ít.

“Nhiều doanh nghiệp chia sẻ với chúng tôi là “tham gia là doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ giống như việc được vạ thì má cũng sưng”, vì đầu tư rất nhiều mà lợi nhuận lại rất ít”, bà Bình lưu ý.

Bàn về những ý kiến cho rằng, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước, hiện nay phần lớn là vừa và nhỏ, thiếu sự chuyên nghiệp trong hoàn thiện hồ sơ, đáp ứng các tiêu chí, điều kiện xét duyệt. Nhiều doanh nghiệp nội trong ngành cho biết họ “không biết nhiều về chính sách ưu đãi của Nhà nước”. Ông Bùi Thanh Nam, Tổng Giám đốc công ty cổ phần Nhựa Hà Nội cho biết, hiện nay, một số doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa biết được chính sách ưu đãi của Nhà nước về CNHT, có những doanh nghiệp biết về CNHT nhưng khi xác nhận các danh mục của nó tham gia và đạt được tiêu chuẩn thì cũng rất khó khăn. Ví dụ trong năm 2018 có 3-5 doanh nghiệp đạt được tiêu chuẩn và được sự ưu đãi của nhà nước.

Trong thời gian vừa qua, các chính sách hỗ trợ của nhà nước hầu như hỗ trợ cho các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp nhỏ và vừa ít được hỗ trợ, tôi cảm thấy như vậy. Ngay cả đối với doanh nghiệp lớn, khi nhận được các thông tin xác nhận để được hưởng ưu đãi của nhà nước nhưng khi xin ý kiến tham vấn của các bộ ngành cũng vẫn rất khó khăn. Do vậy, ông Nam nhận thấy, “các doanh nghiệp nhỏ và vừa, để tham gia được vào chương trình này, để được hưởng ưu đãi của nhà nước – tôi cho là rất khó tiếp xúc”.

Từ thực tế đi tiếp cận, kêu gọi các quỹ đầu tư tài chính rót vốn vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, bà Trương Thị Chí Bình thừa nhận, công nghiệp hỗ trợ lợi nhuận không cao.

Do đó bà Bình gợi ý, việc phải tiếp cận nhiều ngân hàng thương mại nhà nước là khó khăn. Doanh nghiệp ít được nhận được ưu ái của nhà nước cũng như hệ thống ngân hàng nhà nước.

Muốn có giá trị gia tăng, phải đầu tư vào quản lý, thiết bị, công nghệ

Nền kinh tế Việt Nam hiện nay phải cạnh tranh rất gay gắt với thị trường của Trung Quốc. Các doanh nghiệp cùng ngành nghề cũng phải cạnh tranh với nhau, trong khi các doanh nghiệp nước ngoài chỉ coi các doanh nghiệp Việt Nam ở dạng gia công. Do vậy, giá trị của nó trong công đoạn sản xuất.

Chúng ta phải cạnh tranh rất nhiều về vấn đề nhân công, lao động. Thị trường lao động được phân hóa lớn, lao động phổ thông và lao động có trình độ chuyên môn – hiện nay nhiều doanh nghiệp rất khó tuyển. 

Trong tình hình đó, theo ông, Bùi Thanh Nam, muốn tạo được giá trị gia tăng tốt phải tập trung đầu tư nâng cao trình độ quản lý, thiết bị và công nghệ. Thời gian vừa qua, tập đoàn An Phát Holdings – chủ sở hữu Công ty cổ phần Nhựa Hà Nội đã hỗ trợ công ty, đầu tư thiết bị máy móc mới, đưa các thiết bị tự động vào sản xuất, giảm phần thủ công, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

Theo ông Nam, kỹ năng áp dụng công nghệ mới hiện nay, ở các quốc gia phát triển, họ có các chuyên gia, có các công nhân lành nghề tốt, nhưng đối với Việt Nam – đang trong quá trình hội nhập, nội địa hóa các sản phẩm ô tô thì đội ngũ này ở ta còn rất hiếm. Các trường đại học đào tạo các kỹ sư tay nghề cao cũng rất khó. Có thực trạng các doanh nghiệp ô tô tại Việt Nam cũng khó tuyển người.

Tâm Anh