- Giới khoa học đã quyết định lấy tên cô đặt cho thiên thạch mà cô khám phá ra bên ngoài Thái Dương hệ của chúng ta. Đó là giáo sư Jane Lưu.
4 bí ẩn vũ trụ khoa học chưa thể giải thích
Người ngoài hành tinh đang cố gửi thông điệp cho Trái đất?
NASA xác nhận đã tìm ra Trái đất thứ 2 trong dải Ngân hà
Nhẫn nại và đam mê trong 10 năm liên tiếp, một phần thưởng lớn đã đến với cô vào năm 1992, khi cô khám phá ra một thiên thạch đầy đá và băng đá quay xung quanh Mặt trời ở ngay bờ mép của Thái Dương hệ, nơi tiếp xúc giữa Thái Dương hệ của chúng ta và vũ trụ bên ngoài.
Mọi việc bắt đầu khi vào năm 1951, một nhà thiên văn người Mỹ gốc Hà Lan đã đưa ra giả thuyết rất quan trọng là có một dãy vật chất nằm bên ngoài hành tinh xa nhất trong Thái Dương hệ của chúng ta. Giả thuyết này được đặt theo tên ông Kuiper là dãy Kuiper (Kuiper Belt). Thế nhưng sau đó hầu như chẳng ai quan tâm đến giả thuyết này cho tới khi nó hấp dẫn một nhà thiên văn trẻ người Việt vào năm 1987.
Jane Lưu khi ấy đang là sinh viên năm thứ nhất cao học tại Viện đại học MIT (Massachusset), Jane Lưu nhớ lại: "Lúc ấy, mọi người nói với chúng tôi dãy Kuiper là một ý tưởng hoang đường, và chính vì thế, chúng tôi không được hỗ trợ, giúp đỡ cho việc tìm kiếm dãy Kuiper". Jane Lưu và người hướng dẫn của cô David Jewitt quyết định tự bỏ tiền túi ra để trang trải cho công việc nghiên cứu này trong thời kỳ khởi đầu. Jane Lưu và David Jewitt đã chứng minh cho những người hoài nghi về giả thuyết Kuiper Belt là họ đã sai lầm.
Trong vòng 10 năm liền, cứ vào mỗi mùa hè giáo sư thiên văn học trẻ Jane Lưu bay đến Hawaii ba tuần lễ. Mỗi đêm, cô leo lên đỉnh núi lửa đã tắt, ở độ cao 4.000m trên mực nước biển, để quan sát các vì sao qua kính thiên văn cực mạnh trên đỉnh ngọn núi lửa đã tắt. Và khi Mặt trời lên ở phía đông thì cô xuống núi và trở về trại. Tại đó, cô phân tích các dữ kiện được khám phá trong đêm qua rồi sau đó mới đi ngủ, để khi Mặt trời lặn lại tiếp tục leo lên núi.
Nếu bạn thích cái gì, bạn sẽ nghĩ ngợi thường xuyên tới nó, theo dõi sát sao nó, rồi một ngày ý nghĩ thiên tài sẽ bật ra trong đầu bạn. Nếu bạn kiên trì với công trình của mình, bạn sẽ sáng tạo ra cái gì đó. Và nhờ kiên trì cô đã khám phá ra một thiên thạch mà sau này được đặt tên theo tên của cô. Khám phá này rất quan trọng vì nó không chỉ là kết thúc câu chuyện huyền thoại về dãy Kuiper mà còn tạo ra một hướng mới trong việc giải thích và chứng minh sự hình thành Thái Dương hệ của chúng ta.
Thiên thạch mà giáo sư Jane Lưu phát hiện là thiên thạch đầu tiên trong dãy Kuiper - một vùng không gian chứa đầy những mảnh vụn thiên thể được xem là những mảnh vụn khi Thái Dương hệ của chúng ta hình thành.
Sau khi nhà thiên văn trẻ tuổi khám phá ra thiên thạch đầu tiên trong dãy Kuiper thì các nhà thiên văn và những nhà khoa học khác bắt đầu lao vào công cuộc săn tìm các thiên thể và sự hình thành của dãy Kuiper, mà từ đó, tạo ra những ý tưởng mới giải thích sự hình thành Thái Dương hệ của chúng ta. Cho đến nay, trên 60 thiên thạch đã được khám phá trong dãy Kuiper, nhưng các nhà thiên văn và khoa học ước đoán có tới khoảng 70.000 thiên thạch trong dãy Kuiper này.
Khám phá của giáo sư Jane Lưu về Thiên thạch và sự hiện hữu của dãy Kuiper mà trước đó bị hoài nghi là rất quan trọng, mang tính chất cách mạng, bởi nó làm thay đổi nhận thức thế nào là hành tinh, về sự hình thành Thái Dương hệ, về thế giới vật chất xung quanh và ngoại vi Thái Dương hệ.
Mặt trời trong Thái dương hệ có những đặc điểm gì?
Mặt trời chính là thiên thể chính trong Hệ mặt trời, vậy nó có những đặc điểm gì khiến các hành tinh và thiên thể khác có quỹ đạo bao quanh nó.
Cấu trúc của Hệ mặt trời gồm có gì?
Trong Hệ mặt trời ngoài thiên thể chính là Mặt trời thì còn chó nhiều hành tinh cũng như hàng ngàn thiên thể nhỏ bao quanh chúng.
Hệ mặt trời là gì?
Bạn đã từng nghe đến khái niệm Hệ mặt trời hay là thái dương hệ? Cả hai khái niệm này là giống nhau và bài này sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về khái niệm này.
Nhật Linh (tổng hợp)