HTML clipboard

– Nếu tắc đường ngày thường chủ yếu mang lại sự khó chịu về tinh thần, thì tắc đường ngày giáp Tết còn khiến nhiều người khốn đốn, người buôn bán làm ăn thiệt đơn thiệt kép vì giao hàng không đúng giờ hoặc khách không còn lối vào cửa hàng, vv…

Không phải đợi đến cuối năm thì đường Hà Nội mới tắc. Nhưng mức độ tắc nặng nề hơn, tắc liên tục từ sáng tới tối vào dịp Tết khiến người dân cảm thấy thực sự mệt mỏi.

Con phố Thái Hà – Chùa Bộc luôn tấp nập các cửa hàng kinh doanh đồ điện tử, quần áo với lượng khách đông đúc vào ra tấp nập. Nhưng từ khoảng một tuần nay, người dân đổ ra đường tranh thủ đi sắm Tết, taxi họat động nhiều vì trời rét, vv… các chủ shop thời trang trên phố Chùa Bộc khốn đốn vì tắc đường cả buổi trưa, các loại phương tiện giao thông đều nhăm nhe trèo lên đoạn vỉa hè quý giá khiến không còn một lối nhỏ để đi.

HTML clipboard Những thùng chở hàng lớn như thế này càng khiến tình trạng tắc đường thêm nghiêm trọng
“Bình thường chỉ tắc nặng vào sáng sớm và chiều tối (giờ cao điểm trong ngày) nên khách có thể vừa đi đường vừa ngắm đồ, đến buổi trưa, để xe trên vỉa hè và đi lại khá thoải mái để vào cửa hàng. Nhưng mấy hôm nay thì cả ngày đều là giờ cao điểm cả, không ai còn hứng thú đi xe đến đây mà mua bán nữa”, chị Hà Thị Hoa, nhân viên bán hàng tại một shop thời trang trên phố Chùa Bộc nói.

Theo chị Hoa, các cửa hàng đều trông chờ vào đợt cuối tuần này (rơi vào khoảng 26 âm lịch) lượng xe cộ sẽ giãn bớt sau khi nhiều người ngoại tỉnh, sinh viên về quê ăn Tết. Khi đó, những người ở lại Hà Nội cũng đã được nghỉ nên lượng mua sắm sẽ tăng vọt.

“Cửa hàng đã chuẩn bị tăng lượng người bán cả vòng trong lẫn vòng ngoài. Mọi năm, cứ đến những ngày 27 Tết trở đi là lượng khách hàng tăng đột biến”, chị Hoa nói.

HTML clipboard Người đi bộ, người đi xe chen chúc trên phố Hàng Mã. Cứ khoảng 10 phút lại có một đợt ùn tắc cục bộ xảy ra
Tắc đường khiến những dịch vụ “di động” khốn đốn hơn cả. Nhân viên giao hàng của một siêu thị điện máy đã tìm đường đi ngắn nhất và đi với tốc độ nhanh nhất có thể, nhưng vẫn không thoát khỏi thảm cảnh tắc đường tại phố Trường Chinh.

“Tôi đã đến bến xe Giáp Bát muộn gần 20 phút dù đã cố gắng đi sớm hơn dự định để phòng tắc đường. Nhưng không tưởng tượng nổi là tôi bị kẹt cứng trong biển người. Kết cục là tôi phải mang cái máy sưởi về và gọi điện xin lỗi khách hàng vì không thể kịp giờ xuất phát của chiếc xe mà khách đã đặt để mang máy sưởi về cho mình”, nhân viên này nói.

Điều gây ức chế hơn cả là tình trạng này ngày nào cũng tái diễn vào dịp Tết và đã lấy thêm của nhân viên này rất nhiều thời gian “chết” trên đường. Các dịch vụ taxi dọn nhà, chở đồ đắt khách dịp Tết nhưng cũng rơi vào cảnh tương tự, nên dù nhu cầu cao nhưng thực tế số chuyến xe chuyên chở được không lớn.

Hãi nhất cảnh tắc đường là những người chở đào, quất. Toàn chở hàng “ăn chơi, cây cảnh” nên những người nhận nhiệm vụ chuyển đào, quất đến cho khách rất lo lắng mỗi khi bập phải một con đường đông nghịt người.

Anh Nguyễn Văn Tạo, người chuyên chở quất cho khách từ phố Lạc Long Quân bằng xe máy cho biết: “Sợ nhất là đi đường do quá đông, bị va chạm mà đổ xe thì coi như xong. Nếu không đổ mà va chạm mạnh cũng có thể khiến cây bị hỏng hóc. Chưa để đến chuyện có các thanh niên tinh nghịch, đứng chờ tắc đường ngay bên cạnh buồn tay... vặt luôn lấy vài quả là khách hàng có thể la lối hoặc trả lại hàng nếu phát hiện ra. Nói chung là mệt mỏi lắm”.

Với những người không làm các công việc dịch vụ như trên thì tắc đường vẫn là nỗi ám ảnh bởi dịp giáp Tết, việc cơ quan lẫn việc nhà đều chất đống.

Ngọc Anh