Sáng 18/8, dư luận ở Cà Mau rúng động khi hay tin ông Tô Công Lý (35 tuổi), Phó tổng giám đốc Công ty TNHH Xây dựng - Thương mại Công Lý (Công ty Công Lý, phường 8, TP Cà Mau) bị bắt về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

"Thiếu gia" này là con trai trưởng của ông Tô Hoài Dân, Tổng giám đốc Công ty Công Lý, và là một đại gia có tiếng về điện gió ở Việt Nam.

{keywords}
Tô Công Lý cầm lái siêu xeBentley.

Công ty Công Lý là chủ đầu tư Nhà máy Điện gió Bạc Liêu, Điện gió Khai Long (xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, Cà Mau) và Nhà máy xử lý rác thải TP Cà Mau. Doanh nghiệp còn tham gia dự án Nhà máy điện gió Công Lý Sóc Trăng giai đoạn 1 (chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Super Wind Energy Công Lý Sóc Trăng) và giai đoạn 3 Nhà máy Điện gió Bạc Liêu (Công ty Cổ phần Super Wind Energy Công Lý Bạc Liêu làm chủ đầu tư).

Tặng 2 xe Lexus cho tỉnh Cà Mau đi kiểm tra hạn, mặn

Ở Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng, ông Lý rất được nhiều người biết đến vì thường ngồi trên xe Lexus và siêu xe Bentley cùng gắn biển số ngoại giao. Bạn bè thường thấy ông Lý sử dụng điện thoại Vertu và Bentley sang trọng.

3 năm trước, công ty gia đình của ông Lý từng trở nên "đình đám" khi báo chí phát hiện công ty tặng 2 xe sang Lexus GX 460 trị giá trên 6 tỷ đồng cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh Cà Mau (biển số xanh 80A-338.39 và 80A-369.69).

Cha của ông Lý khi đó lên tiếng nói rằng doanh nghiệp có khu du lịch sinh thái, dự án Nhà máy điện gió Khai Long ở Đất Mũi và nhà máy xử lý rác thải Cà Mau. Bản thân ông Tô Hoài Dân quê ở Cà Mau nên chủ doanh nghiệp này muốn tặng cho quê hương những gì mà chính quyền và nhân dân cần.

{keywords}
Xe màu trắng được Công ty Công Lý tặng cho tỉnh Cà Mau dùng để kiểm tra hạn, mặn. Ảnh: Hải Long.

"Tôi hỗ trợ tỉnh Cà Mau nhiều tỷ đồng để làm đường, xây nhà cho người nghèo... Thấy chính quyền địa phương không có ôtô đủ tiêu chuẩn để phục vụ cho việc kiểm tra đê điều hoặc đón những đoàn công tác Trung ương nên tặng 2 xe phục vụ cho việc công. Việc làm này là tự nguyện, minh bạch, không vụ lợi", ông Tô Hoài Dân chia sẻ.

Lúc đó, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải cũng khẳng định địa phương tiếp nhận 2 xe Lexus có tổng giá trị trên 6,2 tỷ đồng do Công ty Công Lý tặng là đúng quy định, minh bạch, sử dụng vào mục đích công.

Theo người đứng đầu chính quyền Cà Mau, tháng 3/2016, doanh nghiệp tặng xe nêu rõ mục đích là để tỉnh phục vụ công tác kiểm tra, chỉ đạo tình hình biến đổi khí hậu nước biển dâng, hạn hán, xâm nhập mặn, phòng chống cháy rừng... Lúc đó, Chính phủ không cho mua xe công, địa phương đang thiếu xe sử dụng để đi địa hình rừng, đê biển.

Sau khi báo chí lên tiếng, tỉnh Cà Mau đã trả lại 2 xe sang cho Công ty Công Lý.

Thua kiện nữ công nhân nhặt được vàng trong rác

Nhắc đến Công ty Công Lý, nhiều người ở Cà Mau nhớ rất rõ chuyện ông Lý trực tiếp ký quyết định sa thải nữ công nhân nhặt được vàng trong rác là chị Phạm Tuyết Mai (39 tuổi, ngụ huyện Đầm Dơi) cách đây 5 năm. Lý do chị Mai bị đuổi việc là vi phạm Nội quy kiểm soát ra, vào cổng và chống trộm cắp, do Tổng giám đốc Công ty Công Lý ký ngày 20/3/2013.

{keywords}
Điện thoại Vertu và Bentley của Tô Công Lý. Ảnh: N.T.

Chi Mai không đồng ý với cách giải quyết của nhà máy nên công an được mời đến. Số vàng này sau đó được Công an phường Tân Xuyên chuyển đến Công an TP Cà Mau để tìm chủ sở hữu.Sự việc bắt đầu từ ngày 4/8/2014, trong lúc phân loại rác tại Nhà máy xử lý rác thải TP Cà Mau, chị Mai nhặt được chiếc ví chứa 2 chỉ vàng 24K và 4,7 lượng vàng 18K. Do không báo lãnh đạo nên chị Mai bị nhà máy mời làm việc và yêu cầu giao nộp toàn bộ số vàng nhặt được.

Tại cuộc họp ngày 13/8/2014, nữ công nhân bị lãnh đạo nhà máy cho rằng đã vi phạm quy định của công ty. Chị Mai sau đó nhận quyết định 211 chấm dứt hợp đồng lao động do ông Lý ký.

Không đồng tình với quyết định này, nữ công nhân khởi kiện Công ty Công Lý và được tòa án tuyên thắng kiện.

{keywords}
Người dân Cà Mau thường thấy Tô Công Lý đi trên hai ôtôLexus và Bentley gắn biển số ngoại giao. Ành: N.T.

Tô Công Lý bị bắt tại TP.HCM vào chiều 17/8 về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Cơ quan điều tra sau đó di lý vị "thiếu gia" này về miền Tây để chứng kiến việc khám xét trong đêm 17 đến rạng sáng 18/8, tại phường 8, TP Cà Mau.Ngoài việc hủy quyết định 211, tòa án còn buộc bị đơn nhận chị Mai trở lại làm việc, trả lương trong thời gian công nhân này không đi làm (trên 76 triệu đồng) và bị truy nộp các khoản bảo hiểm dành cho người lao động kể từ ngày ra quyết định 211 (1/9/2014) cho đến khi chị Mai làm việc trở lại.

Ông Lý bị bắt có thể liên quan đến những hạng mục xây dựng trong Nhà máy xử lý rác thải TP Cà Mau. Giám đốc doanh nghiệp cho biết ông cùng một số người cũng bị Bộ Công an triệu tập lên TP.HCM để thẩm vấn liên quan vụ việc.

(Theo Zing)