- Gần hết hạn xét tuyển nguyện vọng 2 (15/9), nhiều trường ĐH, đặc biệt là trường tốp dưới đang đứng trước nguy cơ không thể mở ngành học vì không đủ thí sinh. Nhiều ngành học ở nhiều trường ĐH không tuyển được thí sinh năm nay đã không còn là chuyện hiếm, dù thời hạn xét tuyển vẫn còn hơn 20 ngày.
Mặc dù là trường công lập, một số trường trường ĐH vùng cũng không nằm ngoài dự báo: không tuyển đủ chỉ tiêu được giao.
Điển hình như Trường ĐH Đồng Tháp dự kiến sẽ có 17 ngành không tuyển đủ chỉ tiêu, trong đó có 7 ngành đến thời điểm này (12/9) vẫn chưa có hồ sơ nào.
Trao đổi với VietNamNet chiều 12/9, ông Nguyễn Văn Đệ - Hiệu trưởng Trường ĐH Đồng Tháp cho biết, 7 ngành có nguy cơ đóng cửa gồm: 4 ngành bậc ĐH (Sư phạm kỹ thuật Công nghiệp, Sư phạm kỹ thuật Nông nghiệp, Khoa học thư viện, Ngôn ngữ Trung Quốc) và 3 ngành bậc CĐ (Công nghệ thiết bị trường học, Khoa học thư viện, Sư phạm kỹ thuật Nông nghiệp).
"10 ngành trong diện khó tuyển còn lại đến hết thời hạn xét tuyển nguyện vọng 3 (sau ngày 10/10) nếu không đủ mở lớp (khoảng 25 thí sinh) trường sẽ báo cáo Bộ GD-ĐT và thương thảo với thí sinh để ghép ngành học hoặc bảo lưu kết quả…", ông Đệ tính toán.
Những ngành trong diện khó tuyển đều là các ngành khối sư phạm: bậc ĐH gồm Sư phạm vật lý, Khoa học máy tính, Sư phạm Tin học, Sư phạm Hóa học, Sư phạm Lịch sử, Quản lý Văn hóa, Ngôn ngữ Anh. bậc cao đẳng gồm: Sư phạm Vật lý, Sư phạm Tin học, Sư phạm Địa lý.
Vẫn theo ông Đệ, hai ngành có "tiền sử" khó tuyển là Sư phạm Kỹ thuật công nghiệp và Sư phạm Kỹ thuật nông nghiệp. Năm ngoái, hai ngành này cũng không tuyển được thí sinh.
Trường ĐH Phạm Văn Đồng (Quảng Ngãi) cũng cùng cảnh ngộ. Đến thời điểm này, trường dự kiến đóng cửa ngành Tài chính - Ngân hàng do chỉ có một thí sinh trúng tuyển.
Nói trên báo Tuổi Trẻ, Phó hiệu trưởng Trường ĐH An Giang Hoàng Xuân Quảng cho biết, ở bậc ĐH, một số ngành sẽ phải đóng cửa do có quá ít thí sinh. Trong đó có các ngành Sư phạm bậc ĐH như lý, hóa, địa lý, lịch sử... và ngành chăn nuôi.
“Những năm trước, các ngành sư phạm đã ít nhưng cũng còn đủ số lượng mở lớp, chỉ khó khăn ở các ngành sư phạm kỹ thuật. Năm nay, các ngành sư phạm cơ bản cũng phải đóng cửa” - ông Quảng cho hay.
PGS-TS Huỳnh Thanh Hùng - phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TP.HCM - cho biết một số ngành thuộc nhóm ngành cơ khí, nông nghiệp có thể sẽ đóng cửa trong kỳ tuyển sinh năm nay. Một số ngành cơ khí có ít thí sinh trúng tuyển nên có thể sẽ gộp nhiều ngành lại đào tạo chung chứ không đủ số lượng để mở ngành đào tạo riêng.
Lý do các trường đưa ra để dẹp những ngành học này khá giống nhau: ít thí sinh so với chỉ tiêu, việc thiếu người học sẽ dẫn tới doanh thu của nhà trường bị lỗ. Giải pháp cho tình trạng chung này, theo các trường, thí sinh có thể chọn ngành học khác cùng trình độ, cùng khối hoặc bảo lưu kết quả chờ sang năm… sáng sủa hơn!
Quyền lợi thí sinh ở đâu?
Báo Sài Gòn Tiếp Thị dẫn lời thí sinh C. đậu vào ngành Sư phạm kỹ thuật công nghiệp (Trường ĐH Đồng Tháp) than thở, "ước mơ trở thành giáo viên dạy môn mình yêu thích sắp trọn vẹn thì “đùng cái” trường này thông báo đóng cửa ngành đào tạo".
C. bức xúc: “Tôi mong ước được công tác trong ngành sư phạm với chuyên môn dạy kỹ thuật công nghiệp. Tuy nhiên, giờ đây theo thông báo của trường, tôi sẽ phải chọn một ngành khác chưa biết có phù hợp với khả năng và ước muốn của mình hay không? Từ chủ động chọn ngành, nghề thì giờ tôi hoàn toàn bị động và chịu sự ban bố của nhà trường”.
Chuyện của C. trở thành chuyện chung cho hàng ngàn thí sinh khác.
Cũng báo này, dẫn lời một luật sư thuộc đoàn Luật sư TP.HCM tỏ ra khá e dè trước tình huống thí sinh muốn kiện trường đòi quyền lợi. Bởi, theo ông, ngay từ đầu nhà trường đã sai các cam kết với thí sinh khi mở ngành đào tạo rồi thông báo ngưng. Hơn nữa, vì những khó khăn của nhà trường mà đẩy hết về cho người đi thi là không công bằng.
PGS-TS Nguyễn Thiện Tống - phó Hiệu trưởng Trường ĐH Cửu Long cho rằng, việc quy hoạch và xây dựng chiến lược phát triển ĐH chưa hợp lý.
"Chúng ta thiếu các trường ĐH cộng đồng tốp dưới đáp ứng cho đại đa số người có nhu cầu học tập và làm việc tại các địa phương, trong khi lại phát triển quá nhanh trường ĐH tốp giữa. Cái cần chúng ta lại chưa phát triển trong khi việc ĐH hóa các trường CĐ như hiện nay khiến mạng lưới bị thừa và lẫn lộn".
"Cách tuyển sinh hiện nay mới chỉ nhắm vào khúc giữa, chưa phù hợp với các trường tốp dưới. Điểm sàn cần phù hợp với mặt bằng chung giáo dục của vùng miền và đặc thù đào tạo đáp ứng nhu cầu của người học và nhân lực của địa phương. Cần xác định rõ loại hình trường để có hình thức tuyển sinh hoặc điểm sàn phù hợp" - ông Tống nói.
|
Ảnh: Lê Anh Dũng |
Điển hình như Trường ĐH Đồng Tháp dự kiến sẽ có 17 ngành không tuyển đủ chỉ tiêu, trong đó có 7 ngành đến thời điểm này (12/9) vẫn chưa có hồ sơ nào.
Trao đổi với VietNamNet chiều 12/9, ông Nguyễn Văn Đệ - Hiệu trưởng Trường ĐH Đồng Tháp cho biết, 7 ngành có nguy cơ đóng cửa gồm: 4 ngành bậc ĐH (Sư phạm kỹ thuật Công nghiệp, Sư phạm kỹ thuật Nông nghiệp, Khoa học thư viện, Ngôn ngữ Trung Quốc) và 3 ngành bậc CĐ (Công nghệ thiết bị trường học, Khoa học thư viện, Sư phạm kỹ thuật Nông nghiệp).
"10 ngành trong diện khó tuyển còn lại đến hết thời hạn xét tuyển nguyện vọng 3 (sau ngày 10/10) nếu không đủ mở lớp (khoảng 25 thí sinh) trường sẽ báo cáo Bộ GD-ĐT và thương thảo với thí sinh để ghép ngành học hoặc bảo lưu kết quả…", ông Đệ tính toán.
Những ngành trong diện khó tuyển đều là các ngành khối sư phạm: bậc ĐH gồm Sư phạm vật lý, Khoa học máy tính, Sư phạm Tin học, Sư phạm Hóa học, Sư phạm Lịch sử, Quản lý Văn hóa, Ngôn ngữ Anh. bậc cao đẳng gồm: Sư phạm Vật lý, Sư phạm Tin học, Sư phạm Địa lý.
Vẫn theo ông Đệ, hai ngành có "tiền sử" khó tuyển là Sư phạm Kỹ thuật công nghiệp và Sư phạm Kỹ thuật nông nghiệp. Năm ngoái, hai ngành này cũng không tuyển được thí sinh.
Trường ĐH Phạm Văn Đồng (Quảng Ngãi) cũng cùng cảnh ngộ. Đến thời điểm này, trường dự kiến đóng cửa ngành Tài chính - Ngân hàng do chỉ có một thí sinh trúng tuyển.
Nói trên báo Tuổi Trẻ, Phó hiệu trưởng Trường ĐH An Giang Hoàng Xuân Quảng cho biết, ở bậc ĐH, một số ngành sẽ phải đóng cửa do có quá ít thí sinh. Trong đó có các ngành Sư phạm bậc ĐH như lý, hóa, địa lý, lịch sử... và ngành chăn nuôi.
“Những năm trước, các ngành sư phạm đã ít nhưng cũng còn đủ số lượng mở lớp, chỉ khó khăn ở các ngành sư phạm kỹ thuật. Năm nay, các ngành sư phạm cơ bản cũng phải đóng cửa” - ông Quảng cho hay.
PGS-TS Huỳnh Thanh Hùng - phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TP.HCM - cho biết một số ngành thuộc nhóm ngành cơ khí, nông nghiệp có thể sẽ đóng cửa trong kỳ tuyển sinh năm nay. Một số ngành cơ khí có ít thí sinh trúng tuyển nên có thể sẽ gộp nhiều ngành lại đào tạo chung chứ không đủ số lượng để mở ngành đào tạo riêng.
Lý do các trường đưa ra để dẹp những ngành học này khá giống nhau: ít thí sinh so với chỉ tiêu, việc thiếu người học sẽ dẫn tới doanh thu của nhà trường bị lỗ. Giải pháp cho tình trạng chung này, theo các trường, thí sinh có thể chọn ngành học khác cùng trình độ, cùng khối hoặc bảo lưu kết quả chờ sang năm… sáng sủa hơn!
Quyền lợi thí sinh ở đâu?
Báo Sài Gòn Tiếp Thị dẫn lời thí sinh C. đậu vào ngành Sư phạm kỹ thuật công nghiệp (Trường ĐH Đồng Tháp) than thở, "ước mơ trở thành giáo viên dạy môn mình yêu thích sắp trọn vẹn thì “đùng cái” trường này thông báo đóng cửa ngành đào tạo".
C. bức xúc: “Tôi mong ước được công tác trong ngành sư phạm với chuyên môn dạy kỹ thuật công nghiệp. Tuy nhiên, giờ đây theo thông báo của trường, tôi sẽ phải chọn một ngành khác chưa biết có phù hợp với khả năng và ước muốn của mình hay không? Từ chủ động chọn ngành, nghề thì giờ tôi hoàn toàn bị động và chịu sự ban bố của nhà trường”.
Chuyện của C. trở thành chuyện chung cho hàng ngàn thí sinh khác.
Cũng báo này, dẫn lời một luật sư thuộc đoàn Luật sư TP.HCM tỏ ra khá e dè trước tình huống thí sinh muốn kiện trường đòi quyền lợi. Bởi, theo ông, ngay từ đầu nhà trường đã sai các cam kết với thí sinh khi mở ngành đào tạo rồi thông báo ngưng. Hơn nữa, vì những khó khăn của nhà trường mà đẩy hết về cho người đi thi là không công bằng.
PGS-TS Nguyễn Thiện Tống - phó Hiệu trưởng Trường ĐH Cửu Long cho rằng, việc quy hoạch và xây dựng chiến lược phát triển ĐH chưa hợp lý.
"Chúng ta thiếu các trường ĐH cộng đồng tốp dưới đáp ứng cho đại đa số người có nhu cầu học tập và làm việc tại các địa phương, trong khi lại phát triển quá nhanh trường ĐH tốp giữa. Cái cần chúng ta lại chưa phát triển trong khi việc ĐH hóa các trường CĐ như hiện nay khiến mạng lưới bị thừa và lẫn lộn".
"Cách tuyển sinh hiện nay mới chỉ nhắm vào khúc giữa, chưa phù hợp với các trường tốp dưới. Điểm sàn cần phù hợp với mặt bằng chung giáo dục của vùng miền và đặc thù đào tạo đáp ứng nhu cầu của người học và nhân lực của địa phương. Cần xác định rõ loại hình trường để có hình thức tuyển sinh hoặc điểm sàn phù hợp" - ông Tống nói.
- Nguyễn Hiền
Chiều 12/9, Hiệu trưởng Trường ĐH Đồng Tháp Nguyễn Văn Đệ cho biết, có
sự hiểu lầm về thông tin đóng cửa 17 ngành học là do bộ phận phụ trách
công nghệ thông tin của trường thực hiện theo yêu cầu "có thông tin là
công khai trên mạng của trường". Do đó, nội dung buổi họp của Hội đồng
tuyển sinh ngày 5/9 có thông tin về 17 ngành khó tuyển và dự kiến ngành
sẽ đóng cửa sau khi hết hạn thời gian xét tuyển. Nếu sau ngày ngày 10/10
(hết hạn xét tuyển nguyện vọng 3) những ngành không có thí sinh đăng ký
sẽ đóng của, còn những ngành thí sinh đăng ký ít sẽ có phương án đảm
bảo quyền lợi cho thí sinh |