Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã ấn định 2016 là năm kinh tế Trung Quốc sẽ vượt Mỹ, thực sự chấm dứt "Thời đại Mỹ". Điều này có nghĩa là bất cứ ai thắng trong bầu cử Tổng thống Mỹ 2012 thì sẽ có "vinh dự" được lãnh đạo nước Mỹ suy sụp.
TIN LIÊN QUAN:
Đây là lần đầu tiên, IMF đưa ra khung thời gian cho bước tiến không thể tránh khỏi của Trung Quốc và dự đoán này có hàm ý sâu sắc với sự cân bằng quyền lực toàn cầu. IMF dường như rất bối rối khi đưa ra thông báo này, khi mà công bố dự đoán nhưng lại không tuyên truyền mạnh mẽ trên trang web của mình những ngày gần đây.
Sự phân nhánh đối với Mỹ là rất đáng lo. Chưa một nước nào trong thời hiện đại có thể sánh bằng sức mạnh kinh tế của Mỹ. Vào thời kỳ đỉnh cao, Liên Xô chỉ sản xuất ra 1/3 lượng hàng hóa và dịch vụ so với Mỹ. Tương tự, vào thời kỳ đỉnh điểm của mình, sản lượng hàng hóa Nhật tạo ra chưa bằng 1/2 sản lượng của Mỹ.
Trung Quốc, mặt khác, lại đang tăng tốc về phía Mỹ với tốc độ đáng kinh ngạc. Chỉ 10 năm trước đây, kinh tế Mỹ lớn gấp 3 lần Trung Quốc. Đây là số liệu thống kê gây sửng sốt, thậm chí ngay cả khi cân nhắc thực tế là kinh tế Mỹ đi xuống còn kinh tế Trung Quốc vọt lên rất nhanh.
Mốc 2016 khiến nhiều nhà phân tích ngạc nhiên vì nhiều người vẫn lạc quan tin rằng Mỹ có thể chiếm vị thế số 1 tới cuối những năm 2020. Tuy nhiên, Brett Arends viết trên tờ Wall Street Journal rằng nhiều người đã nhìn vào các tiêu chuẩn sai khi đánh giá triển vọng của hai nước. Theo ông này, các nhà phân tích thường so sánh GDP của Trung Quốc với Mỹ, và sự so sánh này hầu như vô nghĩa trong điều kiện thực tế. Thay vào đó, các nhà phân tích của IMF lại so sánh sự khác nhau của sức mua - người dân chi tiêu trong thị trường nội địa như thế nào.
Dùng tiêu chuẩn này, họ thấy rằng kinh tế Trung Quốc sẽ vọt lên 11,2 nghìn tỷ USD vào 2011 và 19 nghìn tỷ USD vào 2016. Cùng kỳ, kinh tế Mỹ sẽ tăng từ 15,2 nghìn tỷ USD lên 18,8 nghìn tỷ USD.
Vậy, bí mật thành công của Trung Quốc là gì?
Trung Quốc thực thi việc kiểm soát giá chặt chẽ và giữ giá trị đồng tiền - Nhân dân tệ ở mức thấp. Điều này mở đường cho việc sản xuất và xuất khẩu hàng hóa ở mức giá thấp. Nhãn hiệu "Made in China" là đồng nghĩa với những sản phẩm có giá chấp nhận được, dù chất lượng và các yếu tố khác là điều cần bàn cãi. Và trớ trêu là, một trong những người tiêu dùng sản phẩm Trung Quốc lớn nhất lại là Mỹ. Việc này làm Mỹ suy yếu trong khi nó lại kích thích kinh tế Trung Quốc, và làm chuyển sức mua của nền kinh tế lớn nhất thế giới sang đối thủ chính của mình.
* Hoài Linh (Theo DailyMail)
TIN LIÊN QUAN:
Tư lệnh Mỹ hối thúc Trung Quốc minh bạch quân sự
Mỹ hết hấp dẫn nhất?
“Mỹ đang bị bỏ lại đằng sau”
Chính phủ Mỹ đóng cửa và các hệ lụy
Mỹ hết hấp dẫn nhất?
“Mỹ đang bị bỏ lại đằng sau”
Chính phủ Mỹ đóng cửa và các hệ lụy
Sự phân nhánh đối với Mỹ là rất đáng lo. Chưa một nước nào trong thời hiện đại có thể sánh bằng sức mạnh kinh tế của Mỹ. Vào thời kỳ đỉnh cao, Liên Xô chỉ sản xuất ra 1/3 lượng hàng hóa và dịch vụ so với Mỹ. Tương tự, vào thời kỳ đỉnh điểm của mình, sản lượng hàng hóa Nhật tạo ra chưa bằng 1/2 sản lượng của Mỹ.
Trung Quốc, mặt khác, lại đang tăng tốc về phía Mỹ với tốc độ đáng kinh ngạc. Chỉ 10 năm trước đây, kinh tế Mỹ lớn gấp 3 lần Trung Quốc. Đây là số liệu thống kê gây sửng sốt, thậm chí ngay cả khi cân nhắc thực tế là kinh tế Mỹ đi xuống còn kinh tế Trung Quốc vọt lên rất nhanh.
Mốc 2016 khiến nhiều nhà phân tích ngạc nhiên vì nhiều người vẫn lạc quan tin rằng Mỹ có thể chiếm vị thế số 1 tới cuối những năm 2020. Tuy nhiên, Brett Arends viết trên tờ Wall Street Journal rằng nhiều người đã nhìn vào các tiêu chuẩn sai khi đánh giá triển vọng của hai nước. Theo ông này, các nhà phân tích thường so sánh GDP của Trung Quốc với Mỹ, và sự so sánh này hầu như vô nghĩa trong điều kiện thực tế. Thay vào đó, các nhà phân tích của IMF lại so sánh sự khác nhau của sức mua - người dân chi tiêu trong thị trường nội địa như thế nào.
Dùng tiêu chuẩn này, họ thấy rằng kinh tế Trung Quốc sẽ vọt lên 11,2 nghìn tỷ USD vào 2011 và 19 nghìn tỷ USD vào 2016. Cùng kỳ, kinh tế Mỹ sẽ tăng từ 15,2 nghìn tỷ USD lên 18,8 nghìn tỷ USD.
Vậy, bí mật thành công của Trung Quốc là gì?
Trung Quốc thực thi việc kiểm soát giá chặt chẽ và giữ giá trị đồng tiền - Nhân dân tệ ở mức thấp. Điều này mở đường cho việc sản xuất và xuất khẩu hàng hóa ở mức giá thấp. Nhãn hiệu "Made in China" là đồng nghĩa với những sản phẩm có giá chấp nhận được, dù chất lượng và các yếu tố khác là điều cần bàn cãi. Và trớ trêu là, một trong những người tiêu dùng sản phẩm Trung Quốc lớn nhất lại là Mỹ. Việc này làm Mỹ suy yếu trong khi nó lại kích thích kinh tế Trung Quốc, và làm chuyển sức mua của nền kinh tế lớn nhất thế giới sang đối thủ chính của mình.
* Hoài Linh (Theo DailyMail)