Nhiều chị em vẫn còn có những hiểu lầm tai hại khi chăm trẻ bị sốt khiến con bệnh càng thêm nặng.
Trẻ nhỏ bị cảm, sốt là bệnh thông thường và nếu con đã trên 2 tuổi, lại không có nhiều biểu hiện nguy hiểm, hầu hết cha mẹ Việt vẫn đều có thói quen tự chăm sóc và chữa bệnh cho con tại nhà. Tuy nhiên, vì không có kiến thức, hầu hết các bậc phụ huynh vẫn chỉ chăm sóc trẻ bị sốt bằng kinh nghiệm và lời mách bảo của những người đi trước. Việc làm này rất nguy hiểm nếu thực hiện sai cách, khiến con thêm sốt cao, bệnh nặng hoặc lâu khỏi.
Dưới đây là những việc cấm kỵ cha mẹ không được phép thực hiện khi chăm sóc trẻ bị sốt:
Chớm thấy con nóng đã vội kết luận bệnh
Không phải trẻ cứ có thân nhiệt trên 37 độ C đã cho là sốt. Nhiệt độ của trẻ thay đổi tuỳ theo thời gian trong ngày và theo vị trí mà mẹ đo, ở dưới cánh tay, trán hay miệng…Do đó, khi muốn kết luận con có thực sự bị sốt, chị em cần xem xét nhiều yếu tố.
Về thời gian đo thân nhiệt:
Nhiệt độ ở bé cao nhất trong buổi chiều và buổi tối, nhất là sau khi thức dậy. Ngoài ra, các bé cũng thường có thân nhiệt cao hơn người lớn. Theo tuổi, thân nhiệt ở bé sẽ dần ổn định vì thế, trên 37ºC không phải lúc nào cũng là bé bị sốt.
Mặt khác, thông thường từ 37,1 độ C - 38,4 độ C là mức độ sốt nhẹ, an toàn với trẻ và mang tính kích thích miễn dịch. Chỉ khi con sốt con từ 38,5 độ C trở lên mẹ mới cần can thiệp bằng cách loại thuốc khác nhau.
Về vị trí đo thân nhiệt:
Đo nhiệt độ cho trẻ dưới 3 tháng tuổi nên đặt ở hậu môn vì. Một số bé thoải mái khi được cha mẹ cặp nhiệt độ ở hậu môn nhưng một số bé khác thì không. Nếu bé có biểu hiện chống đối, thử chuyển sang cách đo nhiệt độ ở nách cho con. Nhưng so với cách cặp ở hậu môn, đo ở nách có thể chênh lệch tới 2 độ C. Chính vì vậy, mẹ nên cộng thêm từ 1-2 độ C vào nhiệt độ ghi trên nhiệt kế khi đo ở nách cho trẻ.
Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, không nên dùng cách cặp nhiệt độ cho bé dưới 3 tháng tuổi vì kết quả chính xác với nhóm bé này là cực kỳ quan trọng.
Trẻ nhỏ có biểu hiện mệt, người hơi nóng chưa hẳn đã là sốt (ảnh minh hoạ) |
Chườm đá, dán miếng dán lạnh để hạ sốt cho con
Nhiều phụ huynh thường hay lấy nước đá cho vào túi nilon hay khăn vải bọc lại rồi chườm trán cho bé. Mặt khác, những loại thuốc như bạc hà chỉ tạo ra cảm giác lạnh, hydrogel chỉ là dạng tinh thể ngậm nước (như trong miếng dán lạnh) cũng không phải là thuốc hạ sốt và có tác dụng giúp trẻ hết sốt.
PGS - TS Nguyễn Tiến Dũng (Trưởng khoa Nhi BV Bạch Mai) từng bày tỏ: "Tôi không đồng ý với việc chườm khăn ướt hay chườm đá cho trẻ... Đó là các biện pháp vật lý chỉ có tác dụng hạ sốt trong 1 tiếng đầu mà thôi. Hiện nay, các nước châu Âu không áp dụng hạ sốt cho trẻ bằng dùng những biện pháp vật lý như vậy. Bởi vì, những cách đó thường làm cho trẻ mệt hơn, quấy hơn, thậm chí còn dẫn đến biến chứng nặng hơn".
Tự ý sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt
Trước khi dùng thuốc giảm đau hạ sốt cho trẻ, phải tìm được nguyên nhân khiến trẻ sốt, ví dụ như cảm lạnh thông thường, do viêm amidan, hay do bệnh sởi, viêm phổi... Trong trường hợp không biết nguyên nhân gây sốt mà sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt tùy tiện, có thể sẽ làm triệu chứng mất đi, khiến bác sỹ không chẩn đoán được bệnh thực sự, ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
Đặc biệt là khi trẻ sốt, nếu sử dụng không đúng thuốc giảm đau hạ sốt cũng có thể gây tăng tiết mồ hôi, nhiệt độ cơ thể giảm đột ngột vô cùng nguy hiểm.
Tự tăng liều cho trẻ thừa cân
Tình trạng trẻ thừa cân hiện rất phổ biến, do đó nhiều bà mẹ băn khoăn rằng, liều được chỉ định trên toa thuốc sẽ không phù hợp với con mình và tự ý tăng liều theo chuẩn cân nặng. Đây là việc làm hết sức nguy hiểm. Theo lời khuyên của các bác sỹ, đối với những trẻ có trọng lượng vượt quá tiêu chuẩn thông thường thì khi dùng thuốc phải theo chuẩn độ tuổi.
Ví dụ, một đứa trẻ 5 tuổi nặng 30kg, tương đương trọng lượng trung bình của một đứa trẻ 9 tuổi, nhưng chức năng gan và thận của bé vẫn chỉ đạt mức độ của trẻ 5 tuổi, nếu tăng liều thuốc sẽ gây rối loạn chức năng gan, thận, ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của trẻ
(Theo Khám Phá)