Giữa phố phường tấp nập, tiếng còi xe inh ỏi cộng thêm mùi khói xe nồng nặc bất chợt ta gặp nồi bánh chưng xanh đang nghi ngút khói, mùi thơm lừng, bao nhiêu cảm xúc lại ùa về. Muốn lắm một cảm giác cùng người thân quây quần bên bếp lửa bập bùng để tìm lại những gì xưa cũ.

Sinh ra trong một gia đình Hà Nội gốc, ngay từ nhỏ, nghệ nhân ẩm thực Nguyễn Phương Hải đã được nghe bà và mẹ kể nhiều về những nét văn hóa truyền thống của người Kẻ Chợ. Những nét tinh túy của nghệ thuật ẩm thực chốn kinh kỳ thấm đẫm vào tâm hồn và máu thịt của anh.

Anh luôn băn khoăn việc ngày nay, đa phần giới trẻ đều rất “vụng” việc bếp núc, một số ít có lưu tâm học hỏi nhưng cũng chỉ chế biến được những món ăn đơn giản trong bữa ăn gia đình, tính tỉ mỉ, cầu kỳ của những món ăn xưa giờ với họ hoàn toàn lạ lẫm. Trăn trở về điều này, anh Hải quyết định kết hợp với bà chủ của cửa hàng ăn Hà Nội cùng dựng lại cách gói bánh chưng truyền thống.

Đây là năm đầu tiên anh Hải gói bánh trưng đúng kiểu truyền thống trước nhiều thực khách, lại ngay tại quán ăn truyền thống nên anh hy vọng sẽ truyền lửa cho những người yêu mến sự cầu kỳ của món ăn truyền thống.

Theo anh Hải, muốn có được chiếc bánh chưng thơm ngon, xanh mướt, khâu chọn nguyên liệu phải cực kỳ tinh tế. Gạo nếp phải là loại nếp cái hoa vàng được mua từ Hải Hậu (Nam Định), thịt lợn phải đảm bảo nguồn gốc và nuôi không theo kiểu tăng trọng. Lá dong được chọn lựa khá kỹ, phải là loại dong nếp lấy rừng.

Một chiếc bánh chưng chừng 1,2 kg bao gồm 4 lạng gạo, 2,5 lạng đỗ xanh, 2.5 lạng thịt. Khâu luộc bánh chưng cũng vô cùng quan trọng để bánh được xanh, nhất thiết phải được luộc trong thùng tôn hoa, lửa lúc nào cũng phải đều, và luộc trong vòng 18 tiếng.

{keywords} 

Nghệ nhân Nguyễn Phương Hải trình diễn cách gói bánh chưng truyền thống.

 {keywords}

Để có một chiếc bánh chưng ngon, đầu tiên là một lớp gạo sau đó đến một lớp đậu

{keywords}

Thịt lợn được tẩm ướp với tiêu sọ đập dập thơm lừng

{keywords}

Sau đó lại một lớp đậu rồi cuối cùng là một lớp gạo nếp nữa.

{keywords}

Bánh chưng gói xong phải được luộc trong thùng tôn hoa, như thế bánh mới xanh

{keywords}

{keywords}

Sau thời gian luộc là 18 tiếng, bánh chưng được vớt ra, dùng khăn bông rửa sạch hết mỡ bám vào vỏ bánh

{keywords}

Bánh được mang để nơi khô ráo, sau đó ép cho chặt. Sau khi bánh nguội còn phải gói thêm một lớp lá dong tươi phía ngoài. Mục đích là để khi đặt bánh lên bàn thờ tổ tiên, bánh vẫn xanh mướt, đẹp mắt.

T. Lê