- Mặc dù có cấu hình phần cứng cao nhưng không phải lúc nào các dòng máy siêu di động cũng làm hài lòng người dùng. Khi ấy, "độ" lại ROM là một cách thú vị để dân chơi tạo bản sắc cho riêng mình.
Ruột Trương Ba, da hàng thịt
Công cuộc Mod ROM (modify ROM - chỉnh sửa phần mềm điều khiển smartphone) được dân chơi di động ví như đổi hình thoát xác cho các siêu di động. Nguyên do bởi bản ROM đi kèm máy bao giờ cũng rất tẻ nhạt bởi khả năng tuỳ biến thấp, không đẹp, sinh động và... cái nào cũng giống cái nào khiến dân chơi khó có thể khoe hàng khi đặt máy lên cùng bàn.
Nếu như từ năm 2009 đổ về trước, Windows Mobile được xem như là nền tảng vàng của những bản ROM "cook", được giới sành công nghệ, rành kỹ thuật tái chế và thêm bớt các tính năng thì 2 năm trở lại đây, sự cực thịnh của HĐH Android đã đưa công cuộc mod ROM lên một tầm cao mới.
Đỉnh điểm nhất của giới chơi Android chính là việc biến "siêu thảm hoạ" HTC HD2 - vốn chạy ROM gốc nền HĐH Windows Phone lỗi thời "sống lại" trên nền HĐH Android. Anh Tô Phương, một dân chơi cho biết: "Máy HTC HD2 cấu hình cao nhưng HĐH thì 'nát' quá, thế nên khi có hướng dẫn chuyển sang dùng HĐH Android thì hầu như 100% máy đều chuyển sang cài đặt bản ROM mod lại của nền HĐH này".
Chẳng thế mà tự dưng những chiếc HTC HD2 đang ế ẩm bỗng dưng cháy hàng từ phiên bản quốc tế cho tới những bản của nhà mạng T-Mobile cũng được truy lùng ráo riết bởi máy có cấu hình ngang HTC Desire lúc bấy giờ, nhưng sau khi cài HĐH Android thì hiệu năng tương đương, giá rẻ gần 2/3.
Đó cũng là minh chứng cho việc vì sao HĐH Android có một cộng đồng lớn người sử dụng với những kỹ năng chuyên nghiệp hơn các HĐH khác. Dân mod ROM có câu ví von "Mod ROM là một nghệ thuật và Modder là những nghệ sỹ".
Không chỉ dừng lại ở việc cài cắm các bản ROM ngoài vào máy, hiện nay giới chơi Android đều hướng tới việc cài các phiên bản ROM thử nghiệm hay ROM "nấu" (cook ROM) vốn đã được tuỳ biến lại (chiếm ít dung lượng, nhanh hơn, hoặc được cài sẵn nhiều ứng dụng hữu ích). Hoặc đó cũng có thể là máy đang từ phiên bản Android 2.3 Gingerbread "nhảy vèo" lên 4.0 Ice Cream Sandwich ngay cả khi nhà sản xuất chưa hoặc không hỗ trợ chính thống phiên bản này trên các dòng máy di động.
Việc làm này về cơ bản không được các nhà sản xuất đánh giá cao bởi nó có thể gây ra những xung đột về hệ thống như treo máy, nóng máy, hao pin hay thậm chí biến các siêu di động giá hơn chục triệu thành... cục gạch.
Các bước căn bản của quá trình mod ROM khá nhiêu khê và với người ít kinh nghiệm sẽ như một sự đánh đố. Từ việc root máy (chiếm quyền điều khiển cấp cao) cho tới việc tìm những công cụ phần mềm hỗ trợ mod ROM, bản ROM "cook" thích hợp với máy hay thậm chí là các phần mềm... cứu nguy trong trường hợp xảy ra sự cố lúc cài ROM mới.
Tuy vậy, anh Việt "sâu", thành viên diễn đàn Tinhte lại nghĩ khác: "Bỏ tiền ra mua cái máy là phải nắm bắt và làm chủ được nó chứ để nó nguyên bản như lúc mua để dùng thì xoàng quá. Như cái Samsung Galaxy S II của tôi, chấp nhận mua, chấp nhận cài thêm các bản ROM CyanogenMod, mỗi lần cài xong là lại tận hưởng thành quả như bạn hoàn thành một bức tranh tâm đắc vậy".
Mạng Internet sẵn có, cộng đồng người sử dụng đông đúc, người sau tham khảo người đi trước khiến cho mod ROM hiện nay đã trở thành phong trào trong giới dùng di động Android. Thậm chí, trong một động thái gần đây, hàng triệu lượt người dùng đã ký tên yêu cầu nhà sản xuất HTC mở sẵn bootloader (khoá mã nguồn) để có thể tuỳ ý cài đặt các HĐH "ngoài luồng".
Biết rủi ro nhưng vẫn... máu
Hầu hết các nhà sản xuất đều không ủng hộ việc mod ROM, thay các bản ROM chính hãng bằng ROM cook. Ngoài việc có thể dẫn tới hành động vi phạm bản quyền thì việc giới dân chơi can thiệp quá sâu vào hệ thống phần mềm của máy sẽ dẫn tới nhiều rủi ro nhất định cho chính người dùng về bảo mật hoặc các vấn đề an toàn vận hành.
Một đại diện nhà sản xuất cho biết, các phòng bảo hành đều có đủ công cụ để kiểm tra tình trạng máy khi người dùng đem tới sửa chữa, ngay cả khi máy bật không lên - mà nhiều khả năng do cài các bản ROM "nấu", những trường hợp này đều thuộc diện từ chối bảo hành.
Tuy vậy, mod ROM đã trở thành một thú vui khó cưỡng và đối với nhiều dân sành công nghệ, nếu mua điện thoại Android mà không mod ROM thì chả khác gì xài Nokia 1110i.
Dạo qua các diễn đàn công nghệ, độ máu của dân "độ" ROM rất cao, với hàng loạt các chủ đề chia sẻ phiên bản ROM mới hay các hỏi đáp về vấn đề phát sinh khi cài đặt ROM lạ lên máy mới.
"Cũng không loại trừ trường hợp bản ROM cài đặt hoạt động không ổn định dẫn tới tình trạng máy hỏng hóc ngoài ý muốn. Nếu gặp tình huống này thì có nhiều cách để 'xoá dấu vết' và đem máy tới phòng bảo hành chính hãng để được hỗ trợ như thường", anh Việt "sâu" chia sẻ một cách tinh quái.
Có thể nói, cuộc chơi mod ROM như một cuộc đối đầu âm ỉ giữa người dùng và các nhà sản xuất. Một bên mong muốn tận hưởng những chiếc điện thoại với những tính năng do chính mình tuỳ biến và một bên muốn đảm bảo an toàn cho thiết bị cũng như tránh những kiện cáo không đáng có do ROM hãng nọ cài vào máy hãng kia.
Mod ROM có thể thay đổi HĐH trên một dòng máy hoặc thêm tính năng, giao diện mới. |
Ruột Trương Ba, da hàng thịt
Công cuộc Mod ROM (modify ROM - chỉnh sửa phần mềm điều khiển smartphone) được dân chơi di động ví như đổi hình thoát xác cho các siêu di động. Nguyên do bởi bản ROM đi kèm máy bao giờ cũng rất tẻ nhạt bởi khả năng tuỳ biến thấp, không đẹp, sinh động và... cái nào cũng giống cái nào khiến dân chơi khó có thể khoe hàng khi đặt máy lên cùng bàn.
Nếu như từ năm 2009 đổ về trước, Windows Mobile được xem như là nền tảng vàng của những bản ROM "cook", được giới sành công nghệ, rành kỹ thuật tái chế và thêm bớt các tính năng thì 2 năm trở lại đây, sự cực thịnh của HĐH Android đã đưa công cuộc mod ROM lên một tầm cao mới.
Đỉnh điểm nhất của giới chơi Android chính là việc biến "siêu thảm hoạ" HTC HD2 - vốn chạy ROM gốc nền HĐH Windows Phone lỗi thời "sống lại" trên nền HĐH Android. Anh Tô Phương, một dân chơi cho biết: "Máy HTC HD2 cấu hình cao nhưng HĐH thì 'nát' quá, thế nên khi có hướng dẫn chuyển sang dùng HĐH Android thì hầu như 100% máy đều chuyển sang cài đặt bản ROM mod lại của nền HĐH này".
Chẳng thế mà tự dưng những chiếc HTC HD2 đang ế ẩm bỗng dưng cháy hàng từ phiên bản quốc tế cho tới những bản của nhà mạng T-Mobile cũng được truy lùng ráo riết bởi máy có cấu hình ngang HTC Desire lúc bấy giờ, nhưng sau khi cài HĐH Android thì hiệu năng tương đương, giá rẻ gần 2/3.
Đó cũng là minh chứng cho việc vì sao HĐH Android có một cộng đồng lớn người sử dụng với những kỹ năng chuyên nghiệp hơn các HĐH khác. Dân mod ROM có câu ví von "Mod ROM là một nghệ thuật và Modder là những nghệ sỹ".
Không chỉ dừng lại ở việc cài cắm các bản ROM ngoài vào máy, hiện nay giới chơi Android đều hướng tới việc cài các phiên bản ROM thử nghiệm hay ROM "nấu" (cook ROM) vốn đã được tuỳ biến lại (chiếm ít dung lượng, nhanh hơn, hoặc được cài sẵn nhiều ứng dụng hữu ích). Hoặc đó cũng có thể là máy đang từ phiên bản Android 2.3 Gingerbread "nhảy vèo" lên 4.0 Ice Cream Sandwich ngay cả khi nhà sản xuất chưa hoặc không hỗ trợ chính thống phiên bản này trên các dòng máy di động.
Việc làm này về cơ bản không được các nhà sản xuất đánh giá cao bởi nó có thể gây ra những xung đột về hệ thống như treo máy, nóng máy, hao pin hay thậm chí biến các siêu di động giá hơn chục triệu thành... cục gạch.
Các bước căn bản của quá trình mod ROM khá nhiêu khê và với người ít kinh nghiệm sẽ như một sự đánh đố. Từ việc root máy (chiếm quyền điều khiển cấp cao) cho tới việc tìm những công cụ phần mềm hỗ trợ mod ROM, bản ROM "cook" thích hợp với máy hay thậm chí là các phần mềm... cứu nguy trong trường hợp xảy ra sự cố lúc cài ROM mới.
Tuy vậy, anh Việt "sâu", thành viên diễn đàn Tinhte lại nghĩ khác: "Bỏ tiền ra mua cái máy là phải nắm bắt và làm chủ được nó chứ để nó nguyên bản như lúc mua để dùng thì xoàng quá. Như cái Samsung Galaxy S II của tôi, chấp nhận mua, chấp nhận cài thêm các bản ROM CyanogenMod, mỗi lần cài xong là lại tận hưởng thành quả như bạn hoàn thành một bức tranh tâm đắc vậy".
Mạng Internet sẵn có, cộng đồng người sử dụng đông đúc, người sau tham khảo người đi trước khiến cho mod ROM hiện nay đã trở thành phong trào trong giới dùng di động Android. Thậm chí, trong một động thái gần đây, hàng triệu lượt người dùng đã ký tên yêu cầu nhà sản xuất HTC mở sẵn bootloader (khoá mã nguồn) để có thể tuỳ ý cài đặt các HĐH "ngoài luồng".
Chỉ một sơ suất nhỏ khi up ROM mod cũng có thể biến máy thành... cục gạch. |
Biết rủi ro nhưng vẫn... máu
Hầu hết các nhà sản xuất đều không ủng hộ việc mod ROM, thay các bản ROM chính hãng bằng ROM cook. Ngoài việc có thể dẫn tới hành động vi phạm bản quyền thì việc giới dân chơi can thiệp quá sâu vào hệ thống phần mềm của máy sẽ dẫn tới nhiều rủi ro nhất định cho chính người dùng về bảo mật hoặc các vấn đề an toàn vận hành.
Một đại diện nhà sản xuất cho biết, các phòng bảo hành đều có đủ công cụ để kiểm tra tình trạng máy khi người dùng đem tới sửa chữa, ngay cả khi máy bật không lên - mà nhiều khả năng do cài các bản ROM "nấu", những trường hợp này đều thuộc diện từ chối bảo hành.
Tuy vậy, mod ROM đã trở thành một thú vui khó cưỡng và đối với nhiều dân sành công nghệ, nếu mua điện thoại Android mà không mod ROM thì chả khác gì xài Nokia 1110i.
Dạo qua các diễn đàn công nghệ, độ máu của dân "độ" ROM rất cao, với hàng loạt các chủ đề chia sẻ phiên bản ROM mới hay các hỏi đáp về vấn đề phát sinh khi cài đặt ROM lạ lên máy mới.
"Cũng không loại trừ trường hợp bản ROM cài đặt hoạt động không ổn định dẫn tới tình trạng máy hỏng hóc ngoài ý muốn. Nếu gặp tình huống này thì có nhiều cách để 'xoá dấu vết' và đem máy tới phòng bảo hành chính hãng để được hỗ trợ như thường", anh Việt "sâu" chia sẻ một cách tinh quái.
Có thể nói, cuộc chơi mod ROM như một cuộc đối đầu âm ỉ giữa người dùng và các nhà sản xuất. Một bên mong muốn tận hưởng những chiếc điện thoại với những tính năng do chính mình tuỳ biến và một bên muốn đảm bảo an toàn cho thiết bị cũng như tránh những kiện cáo không đáng có do ROM hãng nọ cài vào máy hãng kia.
- Vương Long