Thuộc phân khúc khác biệt so với máy tính bảng, sách điện tử đang dần chiếm được cảm tình của cả dân "mọt sách" lẫn những độc giả ngoại đạo tại thị trường Việt Nam.
iPad là phụ, ebook là chính
Thuộc dạng "con mọt sách" chính hiệu, anh Lê Trung, hiện đang kinh doanh nhập khẩu uỷ thác vẫn có thói quen ra Nguyễn Xí hay các tiệm sách ven Hồ Gươm để tìm các đầu tác phẩm mới rinh về đọc. Tuy nhiên, khoảng 2 năm trở lại đây, thói quen ấy của anh dần được thay thế bằng quyển sách điện tử nhỏ gọn.
Anh Trung cho biết: "Không khó để tìm thấy các sản phẩm sách điện tử của Sony, Amazon hay Barnes & Noble với đủ các mẫu mã, chức năng cũng như giá thành chỉ dăm triệu. Tính ra chi phí chỉ bằng bạn mua 20, 30 cuốn tiểu thuyết mà chức năng thì hơn rất nhiều".
Có mặt tại thị trường gần 3 năm trở lại đây, các dòng sách điện tử như Kindle 2,3 của Amazon hay Sony eReader trở nên quen thuộc với người dùng Việt với khả năng dễ tiếp cận về giá lẫn nhu cầu sử dụng. Sử dụng công nghệ mực điện tử e-ink, các dòng sách điện tử này đều đem đến cho người dùng một trải nghiệm thật mắt, như đang đọc trên một trang giấy in thay vì cảm giác mỏi mắt khi dõi vào các màn hình của máy tính bảng.
Anh Thành Dương, dân “nghiện đọc” các tiểu thuyết kiếm hiệp cho biết: "Nếu mua iPad hay các tablet Android, bạn xác định sẽ chỉ dùng chúng để chơi game hay lướt web, còn việc đọc sách thì chắc chắn phải cần đến một thiết bị chuyên dụng như Kindle".
Việc tìm kiếm các kho sách điện tử trên mạng cũng khá dễ dàng. Thậm chí các đại lý bán sách điện tử còn "hào phóng" tặng cho người mua thiết bị một vài chiếc đĩa DVD với hàng ngàn cuốn sách đã được số hoá.
Quốc Việt, là dân kinh doanh chính hiệu nhưng cũng "ghiền" các tác phẩm thuộc dòng văn học thị trường lại chơi sách điện tử theo một cách khác: "Số là đợt giữa năm ngoái thị trường sách rộ lên cuốn Cô gái có hình xăm rồng của nhà văn Thuỵ Điển Stieg Larrson. File PRC "lậu" thì trên mạng chưa có mà chuyến đi công tác Nhật 4 tháng đang đến gần, hành lý bị giới hạn, vác sách đi rồi lại vác về thì quá tội. Thế là mình thuê ngay 1 cửa tiệm gõ văn bản ở Bạch Mai gõ lại toàn bộ cuốn sách thành văn bản rồi chuyển sang định dạng PRC để copy vào máy đem đi đọc. Tính ra tiền thuê gõ lại bộ 3 cuốn sách cũng ngót vài trăm ngàn nhưng tính ra có khi rẻ hơn tiền quá cân ở sân bay vì... vác sách".
Không phải dân đọc sách tiểu thuyết hay truyện ngắn, Thuỳ Dương, sinh viên năm thứ 2 ĐH Ngoại Ngữ thì lại mê mẩn với truyện tranh Nhật Bản. Trong chiếc máy Kindle DX của cô nàng đầy chặt truyện tranh. Dương tâm sự: "Nhiều bộ truyện hiện giờ không còn mua được mà chỉ còn bản scan trên mạng. Nếu bây giờ download về thì mỗi lần đọc lại phải bật máy tính rất bất tiện. Từ hồi em mua cái máy Kindle DX này thì mọi thứ đơn giản hơn nhiều vì em vác đi đâu cũng đọc được mà gọn, nhẹ tênh".
Ở một phương diện khác, dòng sách điện tử Nook Simple Touch gần đây còn được giới hacker ưu ái khi khám phá ra một phương thức mới giúp chiếc máy đơn giản này có thể chơi được game Angry Birds kinh điển của HĐH Android.
Về đẳng cấp, dân chơi máy tính bảng cũng phân nhánh thành nhiều thị phần với những dòng máy thuộc phân khúc giá khác nhau, đương nhiên chức năng cũng có sự chênh lệch.
Phổ thông nhất là các dòng Kindle của Amazon từ Kindle 3 cho tới Kindle Touch giá dao động từ 2,2 triệu đến 3,2 triệu đồng/máy. Hiện tại mẫu Kindle 3 đã hết hàng và được thay thế bởi sản phẩm Kindle Touch.
Cùng phân khúc Kindle, dòng máy Nook Simple Touch của Barnes & Noble cũng khá được chuộng ở Việt Nam. Mới đây nhà sản xuất kiêm phát hành sách này cũng vừa cho ra mắt bản nâng cấp mới với việc tích hợp đèn nền vào Nook Simple Touch, giúp độc giả có thể đọc sách trong bóng tối, và lẽ dĩ nhiên người dùng sẽ phải trả thêm 30% giá thành, tương đương với gần 4 triệu/máy khi về đến Việt Nam.
Đẳng cấp và kén người chơi hơn 2 dòng sản phẩm thông dụng vừa nêu thì có Sony eBook Reader WiFi. Mặc dù giá thành ngang ngang dòng Simple Touch hay Kindle Touch nhưng phụ kiện thì chênh lệch khá lớn, tính tổng giá thành cho một máy đủ "đồ nghề" như bao da, đèn đọc ban đêm thì dòng máy Sony có khi hơn gần 50% giá đối thủ.
Đó là còn chưa kể tới việc các dòng máy Sony vốn chỉ tối ưu cho độc giả nước ngoài với định dạng sách epub - vốn ít phổ biến ở Việt Nam cũng như không hỗ trợ font tiếng Việt, khiến người dùng buộc phải thực hiện một vài thủ thuật thì mới có thể đọc được sách.
Bìa mua dễ, ruột khó kiếm
Những cuốn sách điện tử Kindle, Sony, Nook nếu mới bóc hộp thì chẳng khác gì một tập bìa sách bởi nó chẳng chứa nội dung gì cho đến khi người sử dụng tải dữ liệu vào máy.
Anh Vũ Trung, một dân ham đọc sách chính hiệu than thở: "Công nghiệp nội dung số ở Việt Nam khá lạc lõng so với thế giới, vì thế việc tìm các nội dung sách điện tử mới xuất bản là khá khó khăn. Nhiều khi vì không mua được sách điện tử 'xịn' nên đành phải lên mạng download sách 'lậu'".
Quả thực, việc tìm nội dung Việt cho nguồn sách điện tử là rất khó khăn nếu như không muốn nói là vô vọng. Hầu hết độc giả nếu muốn đọc sẽ phải chờ một thời gian sau khi sách giấy xuất bản, các nhóm tình nguyện sẽ ngồi gõ lại và scan ảnh thành file PRC, EPUB để đưa lên chia sẻ". Nói vui như bác Trọng Cương, một độc giả lão thành của hội sách điện tử thì nếu ngồi gõ cả bộ Y điển của bác thành file sách thì có khi nhớ luôn rồi, khỏi cần đọc lại.
Trao đổi với Giám đốc một công ty nội dung số, vị này chia sẻ: "Thực ra để số hoá các ấn bản sách rồi phát hành ra thị trường như Amazon hay Barnes & Noble đang làm ở Việt Nam là không khó. Cái khó là việc sử dụng nội dung sách một cách tôn trọng bản quyền, bởi chỉ cần số hoá một nội dung thì nó sẽ nhanh chóng bị nhân bản và chia sẻ vô tội vạ và tác giả cũng như đơn vị phát hành sẽ gặp thiệt hại không nhỏ".
Nếu cách đây 2 năm, tín đồ sách điện tử phải bỏ ra hơn 4 triệu để mua quyển sách Kindle 2 không có WiFi, màn hình bé thì nay chỉ với số tiền phân nửa đã có thể mua được phiên bản Kindle Touch, màn hình cảm ứng, kết nối mạng không dây.
Việc ngày càng rẻ hoá các thiết bị sách điện tử là dấu hiệu cho thấy sự xâm chiếm của dòng máy này vào văn hoá đọc trong nay mai. Tuy nhiên, việc khó mua khó kiếm các nguồn nội dung sách điện tử Việt hoá mới là bài toán cần lời giải ngay và nhanh đối với những con "mọt sách" yêu công nghệ.
Kindle 3 là sách điện tử bán chạy nhất tại thị trường Việt Nam |
Thuộc dạng "con mọt sách" chính hiệu, anh Lê Trung, hiện đang kinh doanh nhập khẩu uỷ thác vẫn có thói quen ra Nguyễn Xí hay các tiệm sách ven Hồ Gươm để tìm các đầu tác phẩm mới rinh về đọc. Tuy nhiên, khoảng 2 năm trở lại đây, thói quen ấy của anh dần được thay thế bằng quyển sách điện tử nhỏ gọn.
Anh Trung cho biết: "Không khó để tìm thấy các sản phẩm sách điện tử của Sony, Amazon hay Barnes & Noble với đủ các mẫu mã, chức năng cũng như giá thành chỉ dăm triệu. Tính ra chi phí chỉ bằng bạn mua 20, 30 cuốn tiểu thuyết mà chức năng thì hơn rất nhiều".
Có mặt tại thị trường gần 3 năm trở lại đây, các dòng sách điện tử như Kindle 2,3 của Amazon hay Sony eReader trở nên quen thuộc với người dùng Việt với khả năng dễ tiếp cận về giá lẫn nhu cầu sử dụng. Sử dụng công nghệ mực điện tử e-ink, các dòng sách điện tử này đều đem đến cho người dùng một trải nghiệm thật mắt, như đang đọc trên một trang giấy in thay vì cảm giác mỏi mắt khi dõi vào các màn hình của máy tính bảng.
Anh Thành Dương, dân “nghiện đọc” các tiểu thuyết kiếm hiệp cho biết: "Nếu mua iPad hay các tablet Android, bạn xác định sẽ chỉ dùng chúng để chơi game hay lướt web, còn việc đọc sách thì chắc chắn phải cần đến một thiết bị chuyên dụng như Kindle".
Việc tìm kiếm các kho sách điện tử trên mạng cũng khá dễ dàng. Thậm chí các đại lý bán sách điện tử còn "hào phóng" tặng cho người mua thiết bị một vài chiếc đĩa DVD với hàng ngàn cuốn sách đã được số hoá.
Quốc Việt, là dân kinh doanh chính hiệu nhưng cũng "ghiền" các tác phẩm thuộc dòng văn học thị trường lại chơi sách điện tử theo một cách khác: "Số là đợt giữa năm ngoái thị trường sách rộ lên cuốn Cô gái có hình xăm rồng của nhà văn Thuỵ Điển Stieg Larrson. File PRC "lậu" thì trên mạng chưa có mà chuyến đi công tác Nhật 4 tháng đang đến gần, hành lý bị giới hạn, vác sách đi rồi lại vác về thì quá tội. Thế là mình thuê ngay 1 cửa tiệm gõ văn bản ở Bạch Mai gõ lại toàn bộ cuốn sách thành văn bản rồi chuyển sang định dạng PRC để copy vào máy đem đi đọc. Tính ra tiền thuê gõ lại bộ 3 cuốn sách cũng ngót vài trăm ngàn nhưng tính ra có khi rẻ hơn tiền quá cân ở sân bay vì... vác sách".
Không phải dân đọc sách tiểu thuyết hay truyện ngắn, Thuỳ Dương, sinh viên năm thứ 2 ĐH Ngoại Ngữ thì lại mê mẩn với truyện tranh Nhật Bản. Trong chiếc máy Kindle DX của cô nàng đầy chặt truyện tranh. Dương tâm sự: "Nhiều bộ truyện hiện giờ không còn mua được mà chỉ còn bản scan trên mạng. Nếu bây giờ download về thì mỗi lần đọc lại phải bật máy tính rất bất tiện. Từ hồi em mua cái máy Kindle DX này thì mọi thứ đơn giản hơn nhiều vì em vác đi đâu cũng đọc được mà gọn, nhẹ tênh".
Ở một phương diện khác, dòng sách điện tử Nook Simple Touch gần đây còn được giới hacker ưu ái khi khám phá ra một phương thức mới giúp chiếc máy đơn giản này có thể chơi được game Angry Birds kinh điển của HĐH Android.
Về đẳng cấp, dân chơi máy tính bảng cũng phân nhánh thành nhiều thị phần với những dòng máy thuộc phân khúc giá khác nhau, đương nhiên chức năng cũng có sự chênh lệch.
Phổ thông nhất là các dòng Kindle của Amazon từ Kindle 3 cho tới Kindle Touch giá dao động từ 2,2 triệu đến 3,2 triệu đồng/máy. Hiện tại mẫu Kindle 3 đã hết hàng và được thay thế bởi sản phẩm Kindle Touch.
Cùng phân khúc Kindle, dòng máy Nook Simple Touch của Barnes & Noble cũng khá được chuộng ở Việt Nam. Mới đây nhà sản xuất kiêm phát hành sách này cũng vừa cho ra mắt bản nâng cấp mới với việc tích hợp đèn nền vào Nook Simple Touch, giúp độc giả có thể đọc sách trong bóng tối, và lẽ dĩ nhiên người dùng sẽ phải trả thêm 30% giá thành, tương đương với gần 4 triệu/máy khi về đến Việt Nam.
Đẳng cấp và kén người chơi hơn 2 dòng sản phẩm thông dụng vừa nêu thì có Sony eBook Reader WiFi. Mặc dù giá thành ngang ngang dòng Simple Touch hay Kindle Touch nhưng phụ kiện thì chênh lệch khá lớn, tính tổng giá thành cho một máy đủ "đồ nghề" như bao da, đèn đọc ban đêm thì dòng máy Sony có khi hơn gần 50% giá đối thủ.
Đó là còn chưa kể tới việc các dòng máy Sony vốn chỉ tối ưu cho độc giả nước ngoài với định dạng sách epub - vốn ít phổ biến ở Việt Nam cũng như không hỗ trợ font tiếng Việt, khiến người dùng buộc phải thực hiện một vài thủ thuật thì mới có thể đọc được sách.
Các dòng sách điện tử mới tích hợp màn hình cảm ứng và đèn trợ sáng |
Bìa mua dễ, ruột khó kiếm
Những cuốn sách điện tử Kindle, Sony, Nook nếu mới bóc hộp thì chẳng khác gì một tập bìa sách bởi nó chẳng chứa nội dung gì cho đến khi người sử dụng tải dữ liệu vào máy.
Anh Vũ Trung, một dân ham đọc sách chính hiệu than thở: "Công nghiệp nội dung số ở Việt Nam khá lạc lõng so với thế giới, vì thế việc tìm các nội dung sách điện tử mới xuất bản là khá khó khăn. Nhiều khi vì không mua được sách điện tử 'xịn' nên đành phải lên mạng download sách 'lậu'".
Quả thực, việc tìm nội dung Việt cho nguồn sách điện tử là rất khó khăn nếu như không muốn nói là vô vọng. Hầu hết độc giả nếu muốn đọc sẽ phải chờ một thời gian sau khi sách giấy xuất bản, các nhóm tình nguyện sẽ ngồi gõ lại và scan ảnh thành file PRC, EPUB để đưa lên chia sẻ". Nói vui như bác Trọng Cương, một độc giả lão thành của hội sách điện tử thì nếu ngồi gõ cả bộ Y điển của bác thành file sách thì có khi nhớ luôn rồi, khỏi cần đọc lại.
Trao đổi với Giám đốc một công ty nội dung số, vị này chia sẻ: "Thực ra để số hoá các ấn bản sách rồi phát hành ra thị trường như Amazon hay Barnes & Noble đang làm ở Việt Nam là không khó. Cái khó là việc sử dụng nội dung sách một cách tôn trọng bản quyền, bởi chỉ cần số hoá một nội dung thì nó sẽ nhanh chóng bị nhân bản và chia sẻ vô tội vạ và tác giả cũng như đơn vị phát hành sẽ gặp thiệt hại không nhỏ".
Nếu cách đây 2 năm, tín đồ sách điện tử phải bỏ ra hơn 4 triệu để mua quyển sách Kindle 2 không có WiFi, màn hình bé thì nay chỉ với số tiền phân nửa đã có thể mua được phiên bản Kindle Touch, màn hình cảm ứng, kết nối mạng không dây.
Việc ngày càng rẻ hoá các thiết bị sách điện tử là dấu hiệu cho thấy sự xâm chiếm của dòng máy này vào văn hoá đọc trong nay mai. Tuy nhiên, việc khó mua khó kiếm các nguồn nội dung sách điện tử Việt hoá mới là bài toán cần lời giải ngay và nhanh đối với những con "mọt sách" yêu công nghệ.
- Vương Long