- Ở đây nảy sinh ra một vấn đề nóng bỏng hơn đối với cơ quan chức năng. Rất nhiều người bức xúc, tại sao công an không hành động?
Bày bán, in lậu công khai sách thu hồi - "sách cấm"
Theo phản ánh của rất nhiều bạn đọc và quan sát của phóng viên VietNamNet, từ hơn nửa tháng kể từ khi NXB Mỹ Thuật có lệnh yêu cầu công ty Văn hóa truyền thông Nhã Nam dừng phát hành và thu hồi "Sát thủ đầu mưng mủ", cho đến giờ, trên thị trường vẫn bày bán tràn ngập cuốn sách này.
Không hề có dấu hiệu thu hồi, vì người bán khẳng định bảo đảm đó là hàng chuẩn, rõ đẹp. Và có thể dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường, rất khó có dấu hiệu làm giả những cuốn sách này.
Khoan hẵng nhận định vội vàng về nội dung cuốn sách, nhất là khi các ban bệ chuyên môn còn chưa lên tiếng khẳng định hoặc phủ định điều gì. Nhưng, sự thật là vì bị tạm dừng phát hành và yêu cầu thu hồi mà "Sát thủ đầu mưng mủ" trở nên "hot" hơn cả chục lần so với trước đó. Tất nhiên đi kèm với số sách khó có thể thống kê hết đã được bán ra trên thị trường bao giờ cũng đi kèm với con số lợi nhuận khổng lồ. Thế nên nhiều người tự đặt câu hỏi phải chăng việc thu hồi là một "chiêu" phục vụ cho mục đích bán sách?
Ở đây nảy sinh ra một vấn đề khác, nóng bỏng hơn, bức thiết hơn đối với cơ quan chức năng và quản lý xuất bản: Nếu như đã bị dừng phát hành, thì tại sao trên quầy vẫn đầy rẫy "sách cấm"?
Sách lậu - ai có lợi nhiều nhất?
Thị trường sách, đặc biệt là phía Bắc, nhiều năm rồi (chí ít cũng gần hai mươi năm) đau đớn, vặn vẹo, quằn quại trong cảnh hễ cứ đầu sách nào có vẻ "tử tế", "ngon lành", mang hơi hướng bán chạy là lập tức bị "ăn cướp" với tốc độ chóng mặt với đủ kiểu "luộc", "xào", "nhào trộn". Sách ra mắt xong, chỉ sau một hai đêm sẽ tràn ngập thị trường toàn là sách lậu, sách giả.
Ai là những người sẵn sàng làm ẩu, lách luật, "đi đêm" và thu lợi kinh khủng này?
Số sách khá lớn (có thể lên đến hàng chục ngàn) "Sát thủ đầu mưng mủ" nằm chình ình trên các quầy sách một cách công khai kia có nguồn gốc từ đâu? Từ Nhã Nam hay của các nhà in lậu? Sao không có ai kiểm tra xác định và truy tố? Đã cấm rồi sao vẫn bày bán công khai?
Không ngoại trừ trường hợp đơn vị xuất bản dám mạo hiểm đối đầu với cơ quan chức năng để cố tình bán sách đã bị "cấm"? Đã bị dừng phát hành và chưa có lệnh phát hành trở lại thì cuộn phim của cuốn sách hiện nay đang nằm trong tay ai? Liệu có thể cấm được tình trạng chính đơn vị sản xuất lén lút in nối bản để bán tràn lan kiếm lời? Hay số sách trên quầy đó là sách lậu? sách giả?
Nếu không phải là sách lậu, sách giả, thì các cơ quan quản lý càng cần thẩm định rõ ràng, xử lý nghiêm minh, triệt để, làm sạch thị trường. Việc tìm ra ai in, ai phát hành cuốn sách này là việc hoàn toàn không khó nếu như cơ quan chức năng thực sự muốn làm. Vậy, tại sao cơ quan công an không hành động?
Rất nhiều người quan tâm đến vụ in lậu "sách cấm" này và đặt ra câu hỏi: Khi nào thì cơ quan chức năng sẽ vào cuộc để triệt phá việc in lậu, in nối bản thu lời bất chính?
Lạc Việt
Bày bán, in lậu công khai sách thu hồi - "sách cấm"
Theo phản ánh của rất nhiều bạn đọc và quan sát của phóng viên VietNamNet, từ hơn nửa tháng kể từ khi NXB Mỹ Thuật có lệnh yêu cầu công ty Văn hóa truyền thông Nhã Nam dừng phát hành và thu hồi "Sát thủ đầu mưng mủ", cho đến giờ, trên thị trường vẫn bày bán tràn ngập cuốn sách này.
Không hề có dấu hiệu thu hồi, vì người bán khẳng định bảo đảm đó là hàng chuẩn, rõ đẹp. Và có thể dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường, rất khó có dấu hiệu làm giả những cuốn sách này.
Hình ảnh trong cuốn "Sát thủ đầu mưng mủ" |
Khoan hẵng nhận định vội vàng về nội dung cuốn sách, nhất là khi các ban bệ chuyên môn còn chưa lên tiếng khẳng định hoặc phủ định điều gì. Nhưng, sự thật là vì bị tạm dừng phát hành và yêu cầu thu hồi mà "Sát thủ đầu mưng mủ" trở nên "hot" hơn cả chục lần so với trước đó. Tất nhiên đi kèm với số sách khó có thể thống kê hết đã được bán ra trên thị trường bao giờ cũng đi kèm với con số lợi nhuận khổng lồ. Thế nên nhiều người tự đặt câu hỏi phải chăng việc thu hồi là một "chiêu" phục vụ cho mục đích bán sách?
Ở đây nảy sinh ra một vấn đề khác, nóng bỏng hơn, bức thiết hơn đối với cơ quan chức năng và quản lý xuất bản: Nếu như đã bị dừng phát hành, thì tại sao trên quầy vẫn đầy rẫy "sách cấm"?
Sách lậu - ai có lợi nhiều nhất?
Thị trường sách, đặc biệt là phía Bắc, nhiều năm rồi (chí ít cũng gần hai mươi năm) đau đớn, vặn vẹo, quằn quại trong cảnh hễ cứ đầu sách nào có vẻ "tử tế", "ngon lành", mang hơi hướng bán chạy là lập tức bị "ăn cướp" với tốc độ chóng mặt với đủ kiểu "luộc", "xào", "nhào trộn". Sách ra mắt xong, chỉ sau một hai đêm sẽ tràn ngập thị trường toàn là sách lậu, sách giả.
Ai là những người sẵn sàng làm ẩu, lách luật, "đi đêm" và thu lợi kinh khủng này?
Số sách khá lớn (có thể lên đến hàng chục ngàn) "Sát thủ đầu mưng mủ" nằm chình ình trên các quầy sách một cách công khai kia có nguồn gốc từ đâu? Từ Nhã Nam hay của các nhà in lậu? Sao không có ai kiểm tra xác định và truy tố? Đã cấm rồi sao vẫn bày bán công khai?
Cho dù hình ảnh này có thể phản cảm nhưng nó đã nói lên một phần bức xúc của những người làm sách chân chính |
Không ngoại trừ trường hợp đơn vị xuất bản dám mạo hiểm đối đầu với cơ quan chức năng để cố tình bán sách đã bị "cấm"? Đã bị dừng phát hành và chưa có lệnh phát hành trở lại thì cuộn phim của cuốn sách hiện nay đang nằm trong tay ai? Liệu có thể cấm được tình trạng chính đơn vị sản xuất lén lút in nối bản để bán tràn lan kiếm lời? Hay số sách trên quầy đó là sách lậu? sách giả?
Nếu không phải là sách lậu, sách giả, thì các cơ quan quản lý càng cần thẩm định rõ ràng, xử lý nghiêm minh, triệt để, làm sạch thị trường. Việc tìm ra ai in, ai phát hành cuốn sách này là việc hoàn toàn không khó nếu như cơ quan chức năng thực sự muốn làm. Vậy, tại sao cơ quan công an không hành động?
Rất nhiều người quan tâm đến vụ in lậu "sách cấm" này và đặt ra câu hỏi: Khi nào thì cơ quan chức năng sẽ vào cuộc để triệt phá việc in lậu, in nối bản thu lời bất chính?
Lạc Việt