- Tổng kết thi hành Hiến pháp 1992, Hà Nội mời các cựu lãnh đạo đến chia sẻ ý kiến về tổ chức và hoạt động của HĐND, UBND - vấn đề mà thành phố được phân công đánh giá.
Buổi tọa đàm của Hà Nội ngày 20/12 nóng lên với chủ đề có nên hay không để dân bầu trực tiếp chủ tịch UBND các cấp.
Cơ chế tự ứng cử thế nào?
Nguyên Bộ trưởng Nội vụ Trần Văn Tuấn cho rằng nên giữ nguyên cách tổ chức cán bộ UBND như hiện nay. “Không thể HĐND bầu ra các phó chủ tịch và ủy viên UBND, còn chủ tịch lại do dân bầu”, ông Tuấn thấy việc này sẽ khó cho tổ chức, bố trí bộ máy, nhất là khi cần luân chuyển hoặc thay đổi các chức danh lãnh đạo.
Nguyên Bộ trưởng cũng phân tích tính phức tạp ở chỗ “nếu dân bầu trực tiếp thì cơ chế tự ứng cử thế nào, đối với ứng viên không do Đảng cử thì sao…”. Ông cho rằng cách làm hiện nay là bầu qua dân chủ đại diện với sự chuẩn bị nhân sự của các cơ quan Đảng.
Với kinh nghiệm 10 năm điều hành bộ máy hành chính của Hà Nội, ông Hoàng Văn Nghiên ủng hộ “thử một lần để cho dân bầu”.
Không hẹp hòi
Theo nguyên Chủ tịch UBND TP Hà Nội, những người được Đảng giới thiệu có thể có lợi thế về tuyên truyền, nhưng họ sẽ bình đẳng với những người tự ứng cử khi trình bày cương lĩnh hành động trước dân.
Cương lĩnh này sẽ được dân theo dõi trong suốt nhiệm kỳ, nếu không làm được những điều đã hứa trước dân thì dân sẽ bầu người khác thay thế trong những người được Đảng giới thiệu hoặc người tự ứng cử.
Theo ông Nghiên, chỉ cần bỏ suy nghĩ “được 50-51% là ít quá” thì sẽ làm được, vì “Đảng ta không hẹp hòi, nếu có người tài đảm nhiệm được công việc".
Việc tổ chức thực hiện theo ông Nghiên không khó nếu luật quy định cụ thể, đầy đủ. Hơn nữa, nhiều nước trên thế giới đã làm thành công.
Tuy nhiên, nguyên Phó Chủ tịch HĐND TP Lê Quang Nhuệ lưu ý việc thí điểm không tổ chức HĐND quận, huyện và phường, xã đang triển khai ở một số địa phương và có thể được nhân rộng trong tương lai.
Theo ông Nhuệ, “nếu đã không có HĐND thì không nên đặt vấn đề dân bầu”. Thành phố sẽ bổ nhiệm cán bộ quận huyện, phường xã và chịu trách nhiệm về việc bổ nhiệm này, ông Nhuệ nói.
Nhân xét về việc thí điểm này, ông Nhuệ thấy việc không tổ chức HĐND quận, huyện, phường, xã chưa đồng bộ với việc tổ chức lại chức năng, nhiệm vụ của HĐND tỉnh, thành phố.
“HĐND không cần tăng thêm số lượng đại biểu mà nên điều chỉnh cơ cấu, tăng cường số đại biểu chuyên trách, giảm đại diện của các cơ quan hành chính, tăng các nhà khoa học nghiên cứu độc lập, đồng thời đổi mới cách tiếp xúc cử tri”, ông Nhuệ kiến nghị.
Chung Hoàng
|
Cơ chế tự ứng cử thế nào?
Nguyên Bộ trưởng Nội vụ Trần Văn Tuấn cho rằng nên giữ nguyên cách tổ chức cán bộ UBND như hiện nay. “Không thể HĐND bầu ra các phó chủ tịch và ủy viên UBND, còn chủ tịch lại do dân bầu”, ông Tuấn thấy việc này sẽ khó cho tổ chức, bố trí bộ máy, nhất là khi cần luân chuyển hoặc thay đổi các chức danh lãnh đạo.
Nguyên Bộ trưởng cũng phân tích tính phức tạp ở chỗ “nếu dân bầu trực tiếp thì cơ chế tự ứng cử thế nào, đối với ứng viên không do Đảng cử thì sao…”. Ông cho rằng cách làm hiện nay là bầu qua dân chủ đại diện với sự chuẩn bị nhân sự của các cơ quan Đảng.
Với kinh nghiệm 10 năm điều hành bộ máy hành chính của Hà Nội, ông Hoàng Văn Nghiên ủng hộ “thử một lần để cho dân bầu”.
Không hẹp hòi
Theo nguyên Chủ tịch UBND TP Hà Nội, những người được Đảng giới thiệu có thể có lợi thế về tuyên truyền, nhưng họ sẽ bình đẳng với những người tự ứng cử khi trình bày cương lĩnh hành động trước dân.
Cương lĩnh này sẽ được dân theo dõi trong suốt nhiệm kỳ, nếu không làm được những điều đã hứa trước dân thì dân sẽ bầu người khác thay thế trong những người được Đảng giới thiệu hoặc người tự ứng cử.
Nguyên Chủ tịch Hà Nội Hoàng Văn Nghiên ủng hộ dân bầu trực tiếp chủ tịch UBND. Ảnh: Chung Hoàng |
Việc tổ chức thực hiện theo ông Nghiên không khó nếu luật quy định cụ thể, đầy đủ. Hơn nữa, nhiều nước trên thế giới đã làm thành công.
Tuy nhiên, nguyên Phó Chủ tịch HĐND TP Lê Quang Nhuệ lưu ý việc thí điểm không tổ chức HĐND quận, huyện và phường, xã đang triển khai ở một số địa phương và có thể được nhân rộng trong tương lai.
Theo ông Nhuệ, “nếu đã không có HĐND thì không nên đặt vấn đề dân bầu”. Thành phố sẽ bổ nhiệm cán bộ quận huyện, phường xã và chịu trách nhiệm về việc bổ nhiệm này, ông Nhuệ nói.
Nhân xét về việc thí điểm này, ông Nhuệ thấy việc không tổ chức HĐND quận, huyện, phường, xã chưa đồng bộ với việc tổ chức lại chức năng, nhiệm vụ của HĐND tỉnh, thành phố.
“HĐND không cần tăng thêm số lượng đại biểu mà nên điều chỉnh cơ cấu, tăng cường số đại biểu chuyên trách, giảm đại diện của các cơ quan hành chính, tăng các nhà khoa học nghiên cứu độc lập, đồng thời đổi mới cách tiếp xúc cử tri”, ông Nhuệ kiến nghị.
Chung Hoàng