- Khoác lên mình những bộ quần áo rách rưới, nhếch nhác, lê lết ở ngoài đường nhưng thu nhập của "cái bang" ở chùa Bái Đính vào mùa lễ hội lên đến 4-5 triệu đồng/ngày.
Thật khó tin rằng cái "nghề" ăn mày được cho là "ở đáy của xã hội" lại mang về thu nhập "khủng" như vậy. Thế nhưng ở những ngôi chùa lớn, chuyện ăn xin kiếm được tiền triệu/ngày không còn là chuyện hiếm.
Tại chùa Bái Đính, Ninh Bình, vào mùa lễ hội (từ mùng 6 đến mùng 10 tháng Giêng, âm lịch) đội ngũ ăn xin đông đảo hơn cả. Nắm được tâm lý hào phóng khi đi viếng chùa của khách thập phương, đội "cái bang" tìm mọi cách phô ra sự nghèo khổ, đau đớn của mình để du khách thương hại bố thí.
Thật khó tin rằng cái "nghề" ăn mày được cho là "ở đáy của xã hội" lại mang về thu nhập "khủng" như vậy. Thế nhưng ở những ngôi chùa lớn, chuyện ăn xin kiếm được tiền triệu/ngày không còn là chuyện hiếm.
Tại chùa Bái Đính, Ninh Bình, vào mùa lễ hội (từ mùng 6 đến mùng 10 tháng Giêng, âm lịch) đội ngũ ăn xin đông đảo hơn cả. Nắm được tâm lý hào phóng khi đi viếng chùa của khách thập phương, đội "cái bang" tìm mọi cách phô ra sự nghèo khổ, đau đớn của mình để du khách thương hại bố thí.
Theo tiết lộ của một người ăn mày ở đây, vào ngày cao điểm, có những người ăn xin được 4-5 triệu đồng/ngày. Người ít cũng được 1-2 triệu/ngày. |
Mỗi người vài nghìn đến vài chục nghìn, vào những ngày đầu khai hội, mỗi ngày có tới vài nghìn lượt du khách tới thăm, ăn xin ở ngôi chùa lớn nhất Việt Nam này có thể kiếm dăm triệu/ngày là chuyện không khó.
Theo tiết lộ của một người ăn mày ở đây, vào ngày cao điểm, có những người ăn xin được 4-5 triệu đồng/ngày. Người ít cũng được 1-2 triệu/ngày.
Nhà có sạp hàng bán cơm cháy ở chùa Bái Đính, ngày ngày tiếp xúc với hội "cái bang" ở đây, Trịnh Văn Thành (Trường Yên, Ninh Bình) cho biết ăn mày ở đây có ăn mày giả và ăn mày thật. Ăn mày thật là những người khuyết tật thực sự. Còn ăn mày giả là những người còn lành lặn, ăn mặc rách rưới giả dáng khổ sở để xin tiền quan khách. Ăn mày giả chỉ dám xin lén lút, thấy bóng dáng công an, bảo vệ là "chuồn" ngay.
Theo tiết lộ của một người ăn mày ở đây, vào ngày cao điểm, có những người ăn xin được 4-5 triệu đồng/ngày. Người ít cũng được 1-2 triệu/ngày.
Nhà có sạp hàng bán cơm cháy ở chùa Bái Đính, ngày ngày tiếp xúc với hội "cái bang" ở đây, Trịnh Văn Thành (Trường Yên, Ninh Bình) cho biết ăn mày ở đây có ăn mày giả và ăn mày thật. Ăn mày thật là những người khuyết tật thực sự. Còn ăn mày giả là những người còn lành lặn, ăn mặc rách rưới giả dáng khổ sở để xin tiền quan khách. Ăn mày giả chỉ dám xin lén lút, thấy bóng dáng công an, bảo vệ là "chuồn" ngay.
Hết mùa lễ hội, du khách "lèo tèo", chỉ còn vài người ăn xin bám lại chùa hành nghề, mỗi ngày cũng kiếm được 2-3 trăm ngàn. |
"Anh con nhà bác mình bị khuyết tật cũng ngồi xe lăn ăn xin ở chùa này. Vào ngày lễ hội cao điểm, anh cũng kiếm được 1-2 triệu/ngày. Còn ngày bình thường thì trung bình 2-3 trăm. Giờ hết mùa lễ hội anh ấy về nhà rồi", anh Thành nói.
Anh Thành cũng cho biết, ăn xin ở đây chỉ hoạt động mạnh vào mùa lễ hội. Hết mùa lễ hội thì chỉ còn lại vài người khuyết tật ngồi xe lăn bám trụ lại chùa.
"Gần đây công an, bảo vệ dẹp ác nên ăn xin ít đi và cũng không xin được nhiều mấy. Chứ mấy năm trước thấy anh mình thu nhập khá lắm", anh Thành nói.
Anh Thành cũng cho biết, ăn xin ở đây chỉ hoạt động mạnh vào mùa lễ hội. Hết mùa lễ hội thì chỉ còn lại vài người khuyết tật ngồi xe lăn bám trụ lại chùa.
"Gần đây công an, bảo vệ dẹp ác nên ăn xin ít đi và cũng không xin được nhiều mấy. Chứ mấy năm trước thấy anh mình thu nhập khá lắm", anh Thành nói.
- La Hoàn