Vắc xin phải an toàn, giá thành rẻ

Tại buổi làm việc, ông Hồ Nhân, Tổng giám đốc Công ty Nanogen, cho biết hiện mẫu vắc xin của công ty đã được gửi cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kiểm tra. Hiện tại, đã có vài chục nước ký biên bản ghi nhớ đề nghị Nanogen hợp tác phân phối vắc xin sau khi hoàn tất thử nghiệm.

Trong 10 ngày tới, công ty sẽ tiến hành tiêm thử nghiệm cho 13.000 người. Trong tháng 7 sẽ chuyển sang giai đoạn 3 với 1 triệu người tham gia tiêm, ở cả miền Nam và miền Bắc.

Ông Nhân cho biết, khi tiến hành sản xuất vắc xin, công ty luôn đề cao yếu tố an toàn, tính sinh miễn dịch và hiệu lực bảo vệ. Vì vậy, ông mong Thủ tướng và Bộ trưởng Bộ Y tế cử một đội chuyên hành động lo về vấn đề sản xuất vắc xin đồng hành cùng công ty.

"Hiện nay quy trình thủ tục rất nhiều khâu và gần như là xin - cho, phải chịu áp lực, chờ đợi", ông Nhân nói.

{keywords}
Người dân TP.HCM đang tiêm vắc xin Covid-19. Ảnh: Thanh Tùng.

Nói về kiến nghị cấp phép, ông Nhân lý giải tất cả vắc xin trên thế giới đang sử dụng đều cấp phép có điều kiện. Tức là thực hiện theo "mục tiêu kép" vừa sản xuất tiêm chủng, vừa nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng đủ số tình nguyện viên theo quy định.

Ông Nhân khẳng định, vắc xin Nanocovax là loại 1 trong 15 loại vắc xin của 15 quốc gia đang thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3. Năng suất hiện có thể đạt 8-12 triệu liều/tháng và lên 30-50 triệu liều/tháng vào tháng 10.

Giá thành được đưa ra là 120.000 đồng/liều vắc xin.

Tại buổi làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh Công ty Nanogen đã chủ động đi thẳng vào vấn đề mà đất nước đang cần là vắc xin Covid-19. 

Tuy nhiên, Thủ tướng cho rằng, cần phải xem công nghệ vắc xin Nanocovax được chuyển giao từ đâu, độ tin cậy ra sao và nguyên liệu tự sản xuất hay nhập khẩu. Kế đến, chất lượng vắc xin này được đánh giá ra sao, đã áp dụng kinh nghiệm trên thế giới chưa. Cuối cùng là số lượng liều vắc xin sản xuất trong một tháng được bao nhiêu, giá cạnh tranh với vắc xin trên thế giới như thế nào.

“Sản xuất vắc xin phải đảm bảo đúng quy trình của thế giới và trong nước. Đây là vấn đề liên quan đến sức khỏe, tính mạng con người nên phải làm chặt chẽ, an toàn, có tính khoa học, hiệu quả cao, chi phí thấp và được người dân ủng hộ. Đặc biệt là phải có hiệu quả ngăn chặn dịch bệnh đang diễn ra hiện nay”, Thủ tướng nói. 

{keywords}
Vắc xin Nanocovax.

Chậm nhất tháng 6/2022 phải có vắc xin Covid-19 sản xuất trong nước

Về việc thử nghiệm lâm sàng, theo Thủ tướng, thay vì đi từng bước một thì phải đi nhanh hơn. “Trong lúc nước sôi lửa bỏng như hiện nay, chúng ta cần phải chạy”, Thủ tướng nói.

Công ty Nanogen đã sẵn sàng sản xuất vắc xin, tự túc kinh phí. Vì vậy, Thủ tướng đề nghị các bộ ngành phải tháo gỡ những vướng mắc cho công ty. Bộ Y tế cũng cần tham gia thử nghiệm các bước lâm sàng cùng công ty, bởi đây là vấn đề liên quan đến sức khỏe, quy trình sản xuất.

Theo Thủ tướng, từ nay đến tháng 9, vắc xin trên toàn cầu rất khan hiếm, khó tiếp cận được các kênh, vì vậy, trong nước cần phải chủ động được nguồn vắc xin. 

"Tôi đề nghị các bộ ngành liên quan, đặc biệt TP.HCM cần giúp đỡ các doanh nghiệp, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay. Chúng ta cần làm những gì tốt nhất có thể cho doanh nghiệp để sản xuất nhanh nhất", Thủ tướng đề nghị.

{keywords}
Thủ tướng Phạm Minh Chính (ngoài cùng bên trái)

Ngoài ra, Thủ tướng cũng đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thành Long thành lập tổ nghiên cứu, chuyển giao và sản xuất vắc xin Covid-19. 

"Chúng ta cần phải chủ động miễn dịch cộng đồng thì người dân mới yên tâm lo phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống xã hội. Bởi dịch Covid-19 chưa biết đến khi nào mới kết thúc, nên chúng ta phải làm nhanh, có tính lâu dài và chiến lược", Thủ tướng nói. 

Bộ trưởng Bộ Y tế: Vắc xin Nanocovax tương đối tốt

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, vắc xin của Công ty Nanogen đang thực hiện chưa phải công nghệ đỉnh cao nhất nhưng cũng tương đối tốt so với thế giới.

Hiện tại, khoảng 130 loại vắc xin sử dụng công nghệ này ở các giai đoạn khác nhau.

“Loại vắc xin đầu tiên sử dụng công nghệ này nhiều khả năng được đăng ký và cấp phép là vắc xin Nanovax của Mỹ. Công nghệ này có ưu việt là không gây phản ứng phụ, mặt khác cũng có một số hạn chế nhất định”, Bộ trưởng Y tế nhận định.

Để rút ngắn thời gian nghiên cứu vắc xin, Bộ Y tế đã cắt bỏ tất cả thủ tục hành chính để đi thẳng vào các vấn đề chuyên môn. Cụ thể, Bộ Y tế và Hội đồng Y đức đã thống nhất triển khai giai đoạn 3 vào cuối giai đoạn 2 từ ngày 11/6 tới nay. Khoảng 1.000 người đã được tiêm thử nghiệm mũi đầu tiên.

Tú Anh - Hồ Văn

Giám đốc Sở Y tế TP.HCM: Việc tiêm vắc xin ban đầu còn nhiều thiếu sót

Giám đốc Sở Y tế TP.HCM: Việc tiêm vắc xin ban đầu còn nhiều thiếu sót

Thông tin trên được Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Tấn Bỉnh chia sẻ tại cuộc họp báo về tiến độ tiêm chủng vắc xin Covid-19 sáng 25/6.

 

Hãy đóng góp cho Quỹ Vắc-xin phòng, chống Covid-19 của Chính phủ theo một trong các phương thức:
  • (i) Đóng góp trực tiếp qua website: http://quyvacxincovid19.gov.vn
  • (ii) Chuyển khoản qua các tài khoản ngân hàng của Quỹ. Xem chi tiết thông tin trên website: http://quyvacxincovid19.gov.vn
  • (iii) Soạn tin nhắn theo cú pháp: COVID NK gửi 1408, trong đó N là số bất kỳ trong khoảng từ 1 đến 2000, K là thể hiện đơn vị (nghìn đồng).