Trong tình hình mới, Đại hội XIII của Đảng đã nêu rõ, đối ngoại phải giữ vai trò tiên phong trong tạo dựng và gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển, nâng cao uy tín, vị thế của đất nước. Đây không chỉ là nhận thức mới, mà còn là yêu cầu cao hơn đối với đối ngoại nói chung và đối ngoại đảng nói riêng trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.

Tại Hội nghị Đối ngoại toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII lần đầu tiên được Trung ương Đảng tổ chức (tháng 12-2021), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo đối ngoại đảng cùng với ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân cần triển khai sáng tạo, hiệu quả các hoạt động đối ngoại, kiên định về nguyên tắc, chiến lược, linh hoạt về phương pháp, sách lược, song cần vượt ra khỏi khuôn khổ những tư duy cũ, những lĩnh vực quen thuộc để có suy nghĩ và hành động vượt tầm quốc gia, đạt tới tầm khu vực và quốc tế.

{keywords}
Cầu Thê húc, Hà Nội

Tại hội nghị, Trưởng ban Ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung cho hay, Ban Đối ngoại Trung ương được Bộ Chính trị giao cho chức năng và nhiệm vụ là cơ quan tham mưu trong lĩnh vực đối ngoại của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư; thẩm định và tham gia thẩm định các đề án về đối ngoại trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư; tổ chức thực hiện quan hệ đối ngoại của Đảng; giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư lãnh đạo, chỉ đạo công tác đối ngoại nhân dân và quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại trong hệ thống các cơ quan Đảng, đoàn thể, tổ chức nhân dân; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách, quy chế, quy định của Đảng về công tác đối ngoại.

Nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình, trong thời gian tới, dưới sự lãnh đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và sự phối hợp chặt chẽ của các ban, bộ, ngành Trung ương, các cấp ủy, chính quyền, ban, ngành ở địa phương, Ban Đối ngoại Trung ương sẽ quán triệt các đường lối, quan điểm của Đảng, phát huy những kết quả công tác đã đạt được, nỗ lực góp phần thực hiện tốt đường lối đối ngoại của Đại hội XIII của Đảng.

Trong công tác đối ngoại Đảng, cần coi trọng và nâng cao chất lượng nghiên cứu, tham mưu chiến lược, tập trung vào việc nắm bắt kịp thời diễn biến có thể dẫn đến sự thay đổi xu thế, cục diện thế giới, sự điều chỉnh chiến lược của các nước lớn, các nước trong khu vực, các vấn đề khu vực và quốc tế liên quan đến an ninh và phát triển của đất nước; các xu thế chính trị, trào lưu tư tưởng và xu hướng vận động của các chính đảng, phong trào chính trị-xã hội trên thế giới và các cơ chế đa phương liên quan. Từ đó cùng các bộ, ngành, địa phương tham mưu, xây dựng những định hướng, chiến lược, đối sách, thực hiện đường lối đối ngoại của Đại hội XIII của Đảng, kịp thời dự báo, không để bị động bất ngờ, cùng với đó đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của công tác thẩm định.

Đồng thời, phát huy công tác đối ngoại Đảng làm trụ cột trong việc định hướng chiến lược tổng thể quan hệ với các nước láng giềng, các nước khác có cùng chế độ chính trị-xã hội; tăng cường sự tin cậy, tạo nền tảng chính trị vững chắc cho quan hệ của Việt Nam với các nước; khẳng định vị trí trụ cột của đối ngoại nhân dân trong việc xây dựng và tăng cường nền tảng xã hội cho quan hệ hữu nghị giữa các nước với Việt Nam, góp phần nhiều hơn vào việc tạo sự đồng lòng của người Việt Nam ở nước ngoài.

Thực hiện đối ngoại Đảng, đối ngoại nhân dân để thúc đẩy sự hiểu biết, sự ủng hộ quốc tế rộng rãi đối với sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ đất nước, tranh thủ việc nghiên cứu, trao đổi lý luận và kinh nghiệm với các đối tác quốc tế phục vụ cho việc xây dựng đường lối và nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, góp phần tranh thủ nguồn lực phục vụ cho nhu cầu phát triển của đất nước và các địa phương.

"Ban Đối ngoại Trung ương đã cùng các ban, ngành liên quan quan trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư Đề án triển khai Chỉ thị số 32-CT/TW của Bộ Chính trị ngày 18/2/2019 về tăng cường và nâng cao hiệu quả quan hệ đối ngoại đảng trong tình hình mới; Báo cáo Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 04 của Ban Bí thư ngày 6/7/2011 về việc tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới. Cùng với đó, bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất của Đảng, sự quản lý tập trung của nhà nước đối với các hoạt động đối ngoại hội nhập quốc tế, sự phối hợp của ba trụ cột đối ngoại, phát huy lợi thế riêng của mỗi lực lượng làm công tác đối ngoại, đồng thời kết hợp các hoạt động đối ngoại theo các định hướng, chiến lược đối ngoại chung," ông Lê Hoài Trung nhấn mạnh.

Hoài Thanh