- Nếu không có dân chủ trong thảo luận, tranh luận thì khoa học không thể phát triển - Thường trực Ban Bí thư nói trước Hội đồng Lý luận TƯ.
Hội nghị tổng kết hoạt động của Hội đồng Lý luận TƯ nhiệm kỳ 2006 - 2010 diễn ra ngày 27/8 tại Hà Nội.
Tổng kết 30 năm đổi mới
Phát biểu tại đây, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh đánh giá Hội đồng Lý luận TƯ nhiệm kỳ qua đã tập trung nghiên cứu, phát triển, làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam trong những thập niên đầu thế kỷ XXI, làm rõ thêm một số vấn đề về Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, do Đảng cộng sản lãnh đạo...
Hội nghị tổng kết hoạt động của Hội đồng Lý luận TƯ nhiệm kỳ 2006 - 2010 diễn ra ngày 27/8 tại Hà Nội.
Tổng kết 30 năm đổi mới
Phát biểu tại đây, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh đánh giá Hội đồng Lý luận TƯ nhiệm kỳ qua đã tập trung nghiên cứu, phát triển, làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam trong những thập niên đầu thế kỷ XXI, làm rõ thêm một số vấn đề về Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, do Đảng cộng sản lãnh đạo...
Ông Lê Hồng Anh: Dân chủ trong tranh luận có ý nghĩa quan trọng với việc
khắc phục những hiện tượng bảo thủ, trì trệ, giáo điều trong nghiên cứu
khoa học, mở đường cho cái mới. Ảnh: CPV |
Điểm nổi bật là Hội đồng đã chú trọng hơn việc gắn kết lý luận với những vấn đề thiết thực, nóng bỏng của đời sống xã hội, nghiên cứu lý luận gắn với tổng kết thực tiễn; đã nhận thức và giải quyết sâu sắc hơn mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn...
Hội đồng đã làm tốt hơn nhiệm vụ tập hợp, quy tụ trí tuệ của các chuyên gia, cán bộ nghiên cứu lý luận trong cả nước, qua đó tổng hợp và chuyển giao khá kịp thời những luận cứ khoa học mới và ý kiến đóng góp bổ ích phục vụ trực tiếp cho quá trình nghiên cứu, bổ sung, phát triển Cương lĩnh năm 1991; soạn thảo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 và các văn kiện khác trình Đại hội XI của Đảng...
Về phương hướng hoạt động của Hội đồng Lý luận TƯ nhiệm kỳ 2011 - 2015, ông Lê Hồng Anh chỉ rõ, Hội đồng cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn những vấn đề lý luận - thực tiễn về CNXH và con đường đi lên CNXH trong những thập kỷ tới; cung cấp được hệ thống luận cứ khoa học mới phục vụ thiết thực cho mục tiêu xây dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng XHCN, như văn kiện Đại hội XI của Đảng đã nêu. Cần phân tích sâu sắc và làm sáng tỏ thêm vấn đề định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường; những vấn đề nảy sinh trong quá trình đổi mới kinh tế.
Tổ chức nghiên cứu lý luận - tổng kết thực tiễn thật sự sâu sắc và chủ động hơn nữa để góp phần bảo đảm thực hiện tốt 3 khâu đột phá chiến lược là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN; phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng cơ sở hạ tầng. Hội đồng cần làm tốt vai trò của mình trong việc tổng kết 30 năm đổi mới.
Cung cấp luận cứ khoa học mới để sửa Hiến pháp
Thường trực Ban Bí thư nhấn mạnh, Hội đồng cần tổ chức thực hiện tốt nghiên cứu lý luận - thực tiễn về xây dựng Đảng cầm quyền trong phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế; đặc biệt là làm rõ một số vấn đề cấp thiết nhất đang đặt ra phải tập trung giải quyết nhằm tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong tình hình mới; phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Một nhiệm vụ quan trọng nữa của Hội đồng Lý luận TƯ nhiệm kỳ mới là tổ chức thực hiện tốt nghiên cứu lý luận - thực tiễn về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; cung cấp các luận cứ khoa học mới thật sự thiết thực và kịp thời để phục vụ trực tiếp cho việc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992.
Hội đồng cũng cần tổ chức thực hiện tốt nghiên cứu lý luận - thực tiễn về định hướng, quan điểm, giải pháp phát triển văn hóa và con người Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, về định hướng, quan điểm, giải pháp để giải quyết các vấn đề xã hội hiện nay, về định hướng, quan điểm, giải pháp để giải quyết những vấn đề về quốc phòng - an ninh - đối ngoại trong tình hình mới.
Tổ chức tốt hơn, có hiệu quả thiết thực hơn việc trao đổi các vấn đề lý luận - thực tiễn với một số đảng cộng sản và đảng cầm quyền.
Ông Lê Hồng Anh nhấn mạnh: Cần quan tâm hơn nữa việc tổng hợp, quy tụ chất xám của các chuyên gia và các nhà khoa học trong cả nước, bảo đảm góp phần cung cấp kịp thời hệ thống luận cứ khoa học mới thật sự có giá trị để phục vụ trực tiếp cho quá trình soạn thảo văn kiện Đại hội XII của Đảng và một số nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI.
Khắc phục trì trệ, giáo điều
Thường trực Ban Bí thư cũng chỉ rõ: Đời sống xã hội đang đặt ra trước mắt chúng ta nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu, tổng kết. Nghiên cứu khoa học về lý luận chính trị phải bám sát hoạt động thực tiễn xã hội...
"Dân chủ trong thảo luận, tranh luận khoa học sẽ làm sáng tỏ nhiều vấn đề mà cuộc sống đang đặt ra. Nếu không có dân chủ trong thảo luận, tranh luận thì khoa học không thể phát triển. Vấn đề này có ý nghĩa quan trọng đối với việc khắc phục những hiện tượng bảo thủ, trì trệ, giáo điều trong nghiên cứu khoa học, đồng thời, mở đường cho cái mới, cái tiến bộ ngày càng phát triển", ông Lê Hồng Anh nói.
25 năm đổi mới đã cho chúng ta thấy một vấn đề rất quan trọng là thông qua dân chủ bàn bạc, hội thảo, tọa đàm, khảo sát thực tế, nhiều vấn đề mới về lý luận đã được phát hiện và tổng kết, trong đó, có tổng kết 20 năm đổi mới và phát triển ở Việt Nam do Hội đồng Lý luận TƯ thực hiện.
Thường trực Ban Bí thư bày tỏ tin tưởng, với tổ chức mới, lực lượng mới, Hội đồng sẽ làm được nhiều việc, thực hiện tốt chức năng tư vấn, tham mưu, giúp cho Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư xử lý những vấn đề lý luận - thực tiễn đang đặt ra đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân.
H.Anh