Hạ tầng giao thông là yếu tố then chốt để phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tùy vào địa hình, vị trí địa lý mà các địa phương sẽ đánh mạnh khai thác các tuyến giao thông khác nhau. Trong đó việc khai thác đường bay được xem là bệ phóng để kinh tế và du lịch địa phương sở tại phát triển.
Tính đến tháng 3/2019, hàng không Việt Nam đang có 22 cảng trong đó có 9 cảng quốc tế. Từ 2014 - 2018, hàng không Việt Nam thuộc top phát triển nhanh nhất thế giới. Nhưng chuyên gia đánh giá hệ thống hạ tầng hàng không hiện nay vẫn đang thiếu hụt, cản trở đến kinh tế và du lịch. Nhiều sân bay đang quá tải khi vượt qua công suất thiết kế.
Không phải ngẫu nhiên mà các thành phố xem trọng tuyến hàng không. Về mặt hạ tầng đô thị, một khi quy hoạch hạ tầng sân bay sẽ kéo theo việc mở rộng nâng cấp các trục giao thông liên kết, thúc đẩy hạ tầng đô thị, diện mạo thành phố bước sang trang mới. Về giao thương, cảng hàng không là tâm điểm giao thông, gia tăng lưu lượng khách du lịch, đẩy mạnh trao đổi kinh tế - dịch vụ đia phương.
Các cảng hàng không đang hiện hữu như Cam Ranh - Khánh Hòa, Phú Quốc - Kiên Giang, Vân Đồn - Quảng Ninh, Phù Cát - Bình Định... góp phần thúc đẩy mạnh mẽ cơ sở hạ tầng, thu hút du lịch, đem về lợi thế cạnh tranh cho địa phương. Vì lẽ đó, ở các tỉnh thành được phê duyệt quy hoạch sân bay cũng đang có sự bức phá về nguồn vốn đầu tư, kích thích kinh tế phát triển, bất động sản khởi sắc như Long Thành - Đồng Nai, Phan Thiết - Bình Thuận...
Hạ tầng giao thông phát triển, kinh tế năng động, bất động sản được đà tăng trưởng. Thành Phố Bảo Lộc – Lâm Đồng nằm trong cụm du lịch Lâm Đồng – Đắk Lắk, thừa hưởng điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển du lịch như Đà Lạt. Bảo Lộc tập trung đầu tư các công trình trọng điểm, phát triển cơ sở hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông. Đây là bước đi tất yếu trên tiến trình trở thành đô thị trọng điểm thay thế Đà Lạt.
Tuyến Dầu Dây – Liên Khương thuộc cao tốc xuyên Việt đi qua Bảo Lộc, kết hợp các tuyến quốc lộ 55 nối dài (Nguyễn Văn Cừ, Hùng Vương và ĐT 725) và hệ thống đường vành đai, đường tránh tạo khung giao thông đường bộ đem đến những lợi thế cho Bảo Lộc.
Định hướng phát triển thành thủ phủ của Lâm Đồng, thành phố Bảo Lộc cần phát triển hệ thống đường hàng không trong thời gian tới như một cách tất yếu để phát triển kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực du lịch và vận chuyển hàng hoá. Nắm bắt lợi thế từng là sân bay quân sự, sân bay Lộc Phát có tiềm năng để xây dựng thành sân bay dùng chung quân sự và hàng không dân dụng. Sân bay hiện sở hữu hệ thống đường băng dài 1300m - rộng 30m. Nếu được nâng cấp, đưa vào hoạt động, hứa hẹn giúp Bảo Lộc có một bước nhảy vượt bậc, tiệm cận các chỉ tiêu của một đô thị loại I.
Thực tế, việc triển khai hạ tầng, cấp phép ở các sân bay lớn như Tân Sơn Nhất - TP.HCM, Long Thành - Đồng Nai gặp không ít khó khăn, cần lộ trình rõ ràng, khoa học. Tuy nhiên, một khi vượt chướng ngại sẽ tạo lợi ích kinh tế rất lớn cho địa phương. Với sự phát triển nhanh chóng về cơ sở hạ tầng của Bảo Lộc sẽ tạo tiền đề thuận lợi hàng loạt đề xuất quy hoạch: khu thể thao, thương mại, sân goft, sân bay, bệnh viện quốc tế, khu du lịch nghỉ dưỡng... Cho thấy Bảo Lộc đang có những bước đi dài hạn để mở rộng hạ tầng giao thông đô thị phục vụ kinh tế - xã hội.
Thực tế nhiều “ông lớn” đã đổ bộ nhanh-mạnh-rộng vào Bảo Lộc. Việc đầu tư từ nhiều tập đoàn lớn đã cộng hưởng, thu hút đầu tư tạo đòn bẩy kinh tế, tăng giá đất thời gian qua.
572 đơn vị ngoài quốc doanh, 253 lĩnh vực công nghiệp - xây dựng, 309 mảng thương mại dịch vụ. Những con số trên đóng góp kim ngạch lớn cho kinh tế Bảo Lộc, thu hút tri thức trẻ, lực lượng lao động dồi dào.
Trên đà phát triển kinh tế - dịch vụ - du lịch, Bảo Lộc sẽ hoàn thiện hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng, thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước. Bất động sản manh nha, giá mềm và có dư địa tăng trưởng lớn, mở ra nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư đón sóng.
Tấn Tài