Theo Sở TT&TT Tiền Giang, vào ngày 26/10/2017, UBND tỉnh Tiền Giang tổ chức Hội nghị sơ kết tình hình ứng dụng công nghệ thông (CNTT) trong hoạt động các cơ quan nhà nước giai đoạn 2015 – 2017 và phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2018 – 2020 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

Theo báo cáo của Sở TT&TT tỉnh Tiền Giang, trong những năm qua, ngành TT&TT đã đạt được nhiều thành kết quả trong việc triển khai ứng dụng CNTT vào hoạt động của đơn vị, tạo chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động trong ứng dụng CNTT, góp phần nâng cao chỉ số xếp hạng CNTT của tỉnh, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành của các cơ quan nhà nước từ tỉnh đến cấp huyện, cấp xã và từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước cũng như: Tỷ lệ máy tính/cán bộ công chức đạt 1 máy/cán bộ công chức (đối với cấp tỉnh, huyện); đạt 0,7 máy/cán bộ công chức (đối với cấp xã). Hộp thư điện tử công vụ tỉnh đến nay có 7.234 hộp thư điện tử được cấp phát, đạt tỷ lệ 90% cán bộ công chức được cấp hộp thư điện tử. Phần mềm Quản lý văn bản và điều hành đã kết nối liên thống 4 cấp với Văn phòng chính phủ và đưa vào sử dụng chính thức cho 49 sở, ban, ngành tỉnh, 11 UBND cấp huyện, 173 đơn vị cấp xã và một số cơ quan ngành dọc, cơ quan Đảng, đoàn thể cấp tỉnh.

Tại Tiền Giang việc triển khai phần mềm một cửa điện tử đã chính thức áp dụng tại 11/11 UBND cấp huyện và 173/173 xã, phường, thị trấn và đang triển khai áp dụng tại 22 sở, ban, ngành tỉnh. Dịch vụ công trực tuyến 100% các thủ tục hành chính của tỉnh được cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 trở lên bao gồm: 1.650 dịch vụ công trực tuyến được cung cấp ở mức độ 2; 453 dịch vụ công mức độ 3, 124 dịch vụ mức độ 4.

Ông Trần Thanh Đức, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang đánh giá cao các kết quả mà Sở TT&TT đã phấn đấu đạt được trong các năm qua, đồng thời trong thời gian tới: Tập trung trang bị cơ sở vật chất đảm bảo đầu tư, trang bị thêm máy tính, máy quét (scan) cho các đơn vị đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ ứng dụng CNTT trong công tác quản lý và điều hành. Phát triển đồng bộ hóa hạ tầng mạng của tỉnh, nâng cấp đường truyền chuyên dùng tốc độ cao kết nối giữa các cơ quan các cấp, phụ vụ các  vận hành, triển khai các hệ thống, nâng cao hiệu quả dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4, tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về CNTT. Đẩy nhanh việc xây dựng các cơ sở dữ liệu chuyên ngành nhằm từng bước hiện đại hóa công tác quản lý nhà nước các ngành, lĩnh vực. Tăng cường chia sẻ, tích hợp các hệ thống thông tin và các cơ sở dữ liệu các ngành, các cấp. 

Với các kết quả đạt được của ngành về các lĩnh vực CNTT trong thời gian qua đã góp phần vào đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động, góp phần thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân và doanh nghiệp, từng bước thực hiện Chính phủ điện tử.