Một
tiến sĩ địa vật lý miền Bắc mặc đồ bộ đội đối diện một kỹ sư địa chất
miền Nam trang nghiêm trong áo trắng bỏ vào quần. Họ đã nói những điều
mà cả hai từng nghĩ sẽ khó có ngày nói được với nhau...
Đến giờ 35 năm đã qua kể từ lần đầu đặt chân trên miền Nam, TS Trần Ngọc Toản, nguyên viện trưởng Viện Dầu khí VN, vẫn lưu giữ kỷ niệm đặc biệt về cuộc gặp gỡ lịch sử này!
Cuộc gặp từ hai phía
Ngay ngày 2-5-1975, TS Toản đã có mặt sớm ở Sài Gòn. Ông không đi theo đường bộ mà ké chuyến bay của lực lượng công an. Ông cần đi sớm để gặp gỡ những nhân viên của ngành dầu khí miền Nam, cũng như tiếp cận những tài liệu quan trọng có nguy cơ bị hủy mất.
Sân bay Tân Sơn Nhất vẫn ngổn ngang dấu vết chiến tranh. Máy bay không được phục vụ cầu thang, TS Toản phải đu thang dây xuống. Trời đã tối, ông phải ngủ nhờ ở trại David có bộ đội cầm súng bảo vệ. Tình cờ tại sân bay, ông tìm thấy những tài liệu quan trọng liên quan nội dung “Đánh giá tiềm năng dầu khí thềm lục địa”.
Sáng hôm sau TS Toản đến dinh Độc Lập nhưng không tìm được người cần gặp. Ông rẽ sang ngay văn phòng Tổng cuộc Dầu hỏa trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm nhưng cũng không còn ai làm việc. Sau đó, ông gặp GS Trần Kim Thạch, người có uy tín trong ngành địa chất miền Nam.
Sau vài câu thăm hỏi chân tình, ông hỏi ngay: “Lý do nào lúc còn chính quyền Sài Gòn, giáo sư Thạch từng tuyên bố không có dầu khí ở miền Nam?”. GS Thạch khẳng khái trả lời: “Tôi phải trả lời như vậy vì lý do chính trị, để làm nản lòng những người muốn kéo dài cuộc chiến này”.
Thật ra trước khi vào Sài Gòn, TS Toản đã thu thập nhiều thông tin quan trọng về hoạt động dầu khí miền Nam. Sổ tay ố màu thời gian ghi năm 1974 của ông vẫn còn đủ những trang viết rõ nét: “Ngày 15-9-1974, tuần san kinh tế Tài Chính Sài Gòn có bài viết đặc biệt: Giàn khoan Ocean Prospector đã tìm thấy dầu ở giếng khoan Hoa Hồng 1X đầu tiên. Giàn khoan nửa nổi nửa chìm này đến miền Nam ngày 15-8-1974, hoạt động tự động không cần tàu kéo với tốc độ 10 hải lý/giờ. Giàn khoan do Hãng Pecten thuê của Công ty Mitsubishi Heavy, Nhật. Trên giàn có phòng thí nghiệm dầu, sức chứa 81 người, lương thực dự trữ được hai tuần. Ngày 17-8-1974 bắt đầu khoan với tốc độ 40-80m/giờ. Ngày 25-8-1974, khoan ở độ sâu 1.400m đã gặp đá có chất dầu. Suốt hai ngày 26 và 27 sau đó đều khoan trong tầng dầu... Một mẫu dầu đã gửi về cho Hãng Pecten, một mẫu gửi cho Tổng cuộc Dầu hỏa Sài Gòn và mẫu thứ ba gửi cho Mitsubishi Heavy. Sau đó, giàn Ocean di chuyển để khoan tiếp giếng Dừa 1X cách đó 50km...”.
Ngoài ra, TS Toản còn nắm được nhiều tư liệu khác liên quan đến kết quả thăm dò dầu khí ở miền Nam. Ông hiểu ngoài những kết quả chính xác, có những con số được “thổi” thêm vì mục đích tuyên truyền của chính quyền Sài Gòn. Họ loan tin các công ty Mỹ tìm thấy dầu thì nước Mỹ sẽ không từ bỏ miền Nam, và chính quyền Sài Gòn có nguồn ngoại tệ riêng sẽ tiếp tục giữ vững được miền Nam.
GS Trần Kim Thạch đã tuyên bố ngược lại để chặn đòn tâm lý chiến này.
Lần đầu gặp gỡ các kỹ sư Nguyễn Văn Vĩnh, Phí Lệ Sơn của Tổng cuộc Dầu hỏa Sài Gòn, TS Toản vẫn mặc đồ bộ đội và không hề xưng danh mình là TS địa vật lý nhiều năm thăm dò dầu khí miền Bắc. Sau dè dặt ban đầu, hai bên nhanh chóng hào hứng chuyện trò.
TS Toản kể: “Lúc đầu các kỹ sư miền Nam còn có vẻ nghĩ anh bộ đội không thể hiểu chuyên môn sâu. Nhưng khi nghe tôi nói thẳng các số liệu khảo sát địa chất, khoan thăm dò, thử vỉa tìm dầu của miền Nam, họ hơi ngẩn ra rồi hào hứng bàn vào chuyên ngành”.
Kỷ niệm đặc biệt này cũng được kỹ sư Vĩnh nhớ chính xác sau 35 năm: “Tôi quyết định không di tản ra nước ngoài vì nghĩ mình làm dân sự, có chút ít chuyên môn phục vụ đất nước sau chiến tranh. Lúc đầu gặp những cán bộ dầu khí miền Bắc trong áo bộ đội tôi cũng hơi ngỡ ngàng, nhưng sau đó trao đổi được rất nhiều chuyện vì họ cũng có chuyên môn rất sâu về dầu khí”.
TS Toản hỏi thẳng các chuyên viên tổng cuộc miền Nam: “Dầu khí miền Nam nên tiếp tục thế nào?”. Họ trả lời về mặt pháp lý có thể xóa bỏ hoặc giữ nguyên đạo luật dầu hỏa miền Nam, nhưng đề nghị nên giữ và sửa luật. Riêng về kỹ thuật có hai hướng: xóa bỏ tất cả hợp đồng cũ hoặc duy trì.
Cuối cùng, theo họ, giải pháp tối ưu nên sửa đổi luật và tiếp tục duy trì hoạt động của các công ty dầu khí quốc tế đã làm việc với chính quyền Sài Gòn.
Sau năm 1975, kỹ sư Vĩnh, Sơn tiếp tục hợp tác hoạt động tìm kiếm dầu khí của đất nước. Họ đã cung cấp nhiều tư liệu có giá trị, chia sẻ kinh nghiệm gọi nhà thầu quốc tế mới và các yếu tố pháp lý trong đàm phán, ký kết hợp đồng.
Nuối tiếc ở miền Tây...
Sau ngày thống nhất, mũi khoan thăm dò dầu khí đầu tiên đi xuống lòng đất đồng bằng sông Cửu Long. Đoàn khảo sát 22 được thành lập do TS địa vật lý Trương Minh làm trưởng đoàn. Trụ sở ban đầu ở Vĩnh Long, sau dời về Cần Thơ.
Ngày 9-12-1978, trong lúc biên giới phía Nam đang nóng bỏng thì tại ấp Cà Cối, xã Long Vĩnh, huyện Cầu Ngang, tỉnh Cửu Long (nay thuộc Trà Vinh) đã diễn ra sự kiện quan trọng: giếng khoan Cửu Long 1 được khởi công.
Đây là giếng khoan sâu đầu tiên trên đất liền miền Nam hoàn toàn do kỹ sư VN thiết kế, vận hành mà không có sự hỗ trợ của chuyên gia nước ngoài. Giàn khoan F200-2DH do Romania sản xuất là loại hiện đại của miền Bắc chuyển vào Nam.
Đường bộ không đáp ứng nổi, toàn bộ thiết bị được vận chuyển bằng đường sông. Ngày 9-8-1979, sự cố đã xảy ra khi rơi cần khoan dài 182m và phải để lại trong giếng. Sau sự cố này, mũi khoan dừng lại và kết thúc ở độ sâu 2.350m để tiếp tục với giếng khoan Hậu Giang 1 tại xã Hưng Điền, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.
Giếng khoan này được thực hiện bởi giàn BU-80 do Liên Xô sản xuất, có thể đến độ sâu 2.800m. Tuy nhiên, khởi công từ ngày 17-12-1979 đến ngày 24-4-1980 buộc phải dừng lại ở độ sâu 1.190m do gãy cần khoan. Kỹ sư đội trưởng Nguyễn Văn Việt đã cho khắc phục sự cố này gần 1.000 giờ nhưng không thành, buộc phải bỏ giếng khoan giữa chừng.
Sau này phân tích lại số liệu hoạt động ở hai giếng khoan sâu đầu tiên của đồng bằng sông Cửu Long, các chuyên gia dầu khí vẫn nuối tiếc: “Cả hai giếng khoan đều phải dừng lại dở dang do sự cố kỹ thuật, và bí ẩn dưới lòng sâu đồng bằng miền Tây Nam bộ vẫn chờ đợi được tiếp tục khám phá”.
Tuy nhiên, chưa kịp giải mã bí mật này thì những người thực hiện cuộc trường chinh tìm vàng đen VN đã tiến ra thềm lục địa...
Đến giờ 35 năm đã qua kể từ lần đầu đặt chân trên miền Nam, TS Trần Ngọc Toản, nguyên viện trưởng Viện Dầu khí VN, vẫn lưu giữ kỷ niệm đặc biệt về cuộc gặp gỡ lịch sử này!
Cuộc gặp từ hai phía
Ngay ngày 2-5-1975, TS Toản đã có mặt sớm ở Sài Gòn. Ông không đi theo đường bộ mà ké chuyến bay của lực lượng công an. Ông cần đi sớm để gặp gỡ những nhân viên của ngành dầu khí miền Nam, cũng như tiếp cận những tài liệu quan trọng có nguy cơ bị hủy mất.
Đoàn khảo sát dầu khí ở Hà Tiên năm 1980 - Quốc Việt chụp lại ảnh tư liệu
Sân bay Tân Sơn Nhất vẫn ngổn ngang dấu vết chiến tranh. Máy bay không được phục vụ cầu thang, TS Toản phải đu thang dây xuống. Trời đã tối, ông phải ngủ nhờ ở trại David có bộ đội cầm súng bảo vệ. Tình cờ tại sân bay, ông tìm thấy những tài liệu quan trọng liên quan nội dung “Đánh giá tiềm năng dầu khí thềm lục địa”.
Sáng hôm sau TS Toản đến dinh Độc Lập nhưng không tìm được người cần gặp. Ông rẽ sang ngay văn phòng Tổng cuộc Dầu hỏa trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm nhưng cũng không còn ai làm việc. Sau đó, ông gặp GS Trần Kim Thạch, người có uy tín trong ngành địa chất miền Nam.
Sau vài câu thăm hỏi chân tình, ông hỏi ngay: “Lý do nào lúc còn chính quyền Sài Gòn, giáo sư Thạch từng tuyên bố không có dầu khí ở miền Nam?”. GS Thạch khẳng khái trả lời: “Tôi phải trả lời như vậy vì lý do chính trị, để làm nản lòng những người muốn kéo dài cuộc chiến này”.
Thật ra trước khi vào Sài Gòn, TS Toản đã thu thập nhiều thông tin quan trọng về hoạt động dầu khí miền Nam. Sổ tay ố màu thời gian ghi năm 1974 của ông vẫn còn đủ những trang viết rõ nét: “Ngày 15-9-1974, tuần san kinh tế Tài Chính Sài Gòn có bài viết đặc biệt: Giàn khoan Ocean Prospector đã tìm thấy dầu ở giếng khoan Hoa Hồng 1X đầu tiên. Giàn khoan nửa nổi nửa chìm này đến miền Nam ngày 15-8-1974, hoạt động tự động không cần tàu kéo với tốc độ 10 hải lý/giờ. Giàn khoan do Hãng Pecten thuê của Công ty Mitsubishi Heavy, Nhật. Trên giàn có phòng thí nghiệm dầu, sức chứa 81 người, lương thực dự trữ được hai tuần. Ngày 17-8-1974 bắt đầu khoan với tốc độ 40-80m/giờ. Ngày 25-8-1974, khoan ở độ sâu 1.400m đã gặp đá có chất dầu. Suốt hai ngày 26 và 27 sau đó đều khoan trong tầng dầu... Một mẫu dầu đã gửi về cho Hãng Pecten, một mẫu gửi cho Tổng cuộc Dầu hỏa Sài Gòn và mẫu thứ ba gửi cho Mitsubishi Heavy. Sau đó, giàn Ocean di chuyển để khoan tiếp giếng Dừa 1X cách đó 50km...”.
Ngoài ra, TS Toản còn nắm được nhiều tư liệu khác liên quan đến kết quả thăm dò dầu khí ở miền Nam. Ông hiểu ngoài những kết quả chính xác, có những con số được “thổi” thêm vì mục đích tuyên truyền của chính quyền Sài Gòn. Họ loan tin các công ty Mỹ tìm thấy dầu thì nước Mỹ sẽ không từ bỏ miền Nam, và chính quyền Sài Gòn có nguồn ngoại tệ riêng sẽ tiếp tục giữ vững được miền Nam.
GS Trần Kim Thạch đã tuyên bố ngược lại để chặn đòn tâm lý chiến này.
Lần đầu gặp gỡ các kỹ sư Nguyễn Văn Vĩnh, Phí Lệ Sơn của Tổng cuộc Dầu hỏa Sài Gòn, TS Toản vẫn mặc đồ bộ đội và không hề xưng danh mình là TS địa vật lý nhiều năm thăm dò dầu khí miền Bắc. Sau dè dặt ban đầu, hai bên nhanh chóng hào hứng chuyện trò.
TS Toản kể: “Lúc đầu các kỹ sư miền Nam còn có vẻ nghĩ anh bộ đội không thể hiểu chuyên môn sâu. Nhưng khi nghe tôi nói thẳng các số liệu khảo sát địa chất, khoan thăm dò, thử vỉa tìm dầu của miền Nam, họ hơi ngẩn ra rồi hào hứng bàn vào chuyên ngành”.
Kỷ niệm đặc biệt này cũng được kỹ sư Vĩnh nhớ chính xác sau 35 năm: “Tôi quyết định không di tản ra nước ngoài vì nghĩ mình làm dân sự, có chút ít chuyên môn phục vụ đất nước sau chiến tranh. Lúc đầu gặp những cán bộ dầu khí miền Bắc trong áo bộ đội tôi cũng hơi ngỡ ngàng, nhưng sau đó trao đổi được rất nhiều chuyện vì họ cũng có chuyên môn rất sâu về dầu khí”.
TS Toản hỏi thẳng các chuyên viên tổng cuộc miền Nam: “Dầu khí miền Nam nên tiếp tục thế nào?”. Họ trả lời về mặt pháp lý có thể xóa bỏ hoặc giữ nguyên đạo luật dầu hỏa miền Nam, nhưng đề nghị nên giữ và sửa luật. Riêng về kỹ thuật có hai hướng: xóa bỏ tất cả hợp đồng cũ hoặc duy trì.
Cuối cùng, theo họ, giải pháp tối ưu nên sửa đổi luật và tiếp tục duy trì hoạt động của các công ty dầu khí quốc tế đã làm việc với chính quyền Sài Gòn.
Sau năm 1975, kỹ sư Vĩnh, Sơn tiếp tục hợp tác hoạt động tìm kiếm dầu khí của đất nước. Họ đã cung cấp nhiều tư liệu có giá trị, chia sẻ kinh nghiệm gọi nhà thầu quốc tế mới và các yếu tố pháp lý trong đàm phán, ký kết hợp đồng.
Nuối tiếc ở miền Tây...
Sau ngày thống nhất, mũi khoan thăm dò dầu khí đầu tiên đi xuống lòng đất đồng bằng sông Cửu Long. Đoàn khảo sát 22 được thành lập do TS địa vật lý Trương Minh làm trưởng đoàn. Trụ sở ban đầu ở Vĩnh Long, sau dời về Cần Thơ.
Ngày 9-12-1978, trong lúc biên giới phía Nam đang nóng bỏng thì tại ấp Cà Cối, xã Long Vĩnh, huyện Cầu Ngang, tỉnh Cửu Long (nay thuộc Trà Vinh) đã diễn ra sự kiện quan trọng: giếng khoan Cửu Long 1 được khởi công.
Đây là giếng khoan sâu đầu tiên trên đất liền miền Nam hoàn toàn do kỹ sư VN thiết kế, vận hành mà không có sự hỗ trợ của chuyên gia nước ngoài. Giàn khoan F200-2DH do Romania sản xuất là loại hiện đại của miền Bắc chuyển vào Nam.
Đường bộ không đáp ứng nổi, toàn bộ thiết bị được vận chuyển bằng đường sông. Ngày 9-8-1979, sự cố đã xảy ra khi rơi cần khoan dài 182m và phải để lại trong giếng. Sau sự cố này, mũi khoan dừng lại và kết thúc ở độ sâu 2.350m để tiếp tục với giếng khoan Hậu Giang 1 tại xã Hưng Điền, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.
Giếng khoan này được thực hiện bởi giàn BU-80 do Liên Xô sản xuất, có thể đến độ sâu 2.800m. Tuy nhiên, khởi công từ ngày 17-12-1979 đến ngày 24-4-1980 buộc phải dừng lại ở độ sâu 1.190m do gãy cần khoan. Kỹ sư đội trưởng Nguyễn Văn Việt đã cho khắc phục sự cố này gần 1.000 giờ nhưng không thành, buộc phải bỏ giếng khoan giữa chừng.
Sau này phân tích lại số liệu hoạt động ở hai giếng khoan sâu đầu tiên của đồng bằng sông Cửu Long, các chuyên gia dầu khí vẫn nuối tiếc: “Cả hai giếng khoan đều phải dừng lại dở dang do sự cố kỹ thuật, và bí ẩn dưới lòng sâu đồng bằng miền Tây Nam bộ vẫn chờ đợi được tiếp tục khám phá”.
Tuy nhiên, chưa kịp giải mã bí mật này thì những người thực hiện cuộc trường chinh tìm vàng đen VN đã tiến ra thềm lục địa...
- Quốc Việt (Tuổi trẻ)