– Xuất phát từ tình trạng
cơ sở hạ tầng xuống cấp và quá chật chội, tần suất làm việc quá sức của bác sỹ
và điều dưỡng nên người bệnh Việt Nam không được hưởng cái quyền tối thiểu nhất,
đó là quyền được khám bệnh và chăm sóc chu đáo.
LTS:
Ngày 02/07/2011, phát biểu tại buổi làm việc với Phó Thủ tướng
Nguyễn Thiện Nhân, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến (lúc đó
đang là Thứ trưởng) cho biết hiện nay mỗi năm người bệnh Việt Nam
chi 1 tỉ USD (tương đương 20.000 tỷ đồng) để đi chữa bệnh tại các
bệnh viện ở Singapore (chưa kể các nước khác).
Thống kê của Bộ
Y tế cũng cho thấy, lượng bệnh nhân Việt Nam sang Thái Lan, Hàn Quốc
và nhiều quốc gia khác cũng rất đông.
Như vậy, lượng
tiền đổ ra nước ngoài để khám chữa bệnh sẽ cao hơn nhiều con số 1 tỷ
USD được đưa ra ở trên.
Theo đánh giá
của Bộ Y tế, một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới tình
trạng này là người bệnh Việt Nam hiện nay chưa nhận thức được đầy đủ
về những thành tựu và tiến bộ y học của đất nước (trong khi ngành y
tế Việt Nam – theo lời tự nhận xét của Bộ Y tế - là “đã đổi mới và
phát triển không ngừng, chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe ngày
một nâng cao, đạt được nhiều tiến bộ, thành tựu ngang tầm khu vực và
quốc tế”).
Nhưng thực tế
thì có phải người bệnh Việt Nam không nhận thức được điều này? Đâu
mới là nguyên nhân thực sự khiến họ quay lưng với các bệnh viện (đầu
ngành) trong nước?
VietNamNet đăng
tải loạt bài “Khủng hoảng chất lượng dịch vụ y tế tại Việt Nam” để
có thêm một góc lý giải về việc vì sao nhiều người có tiền chấp nhận
ra nước ngoài chữa bệnh, còn người nghèo ở lại phải âm thầm chịu
đựng.
|
Trước thực tế người
Việt Nam đi nước ngoài chữa bệnh ngày một nhiều, PGS.TS Lê Thanh Hải, Phó Giám
đốc Bệnh viện Nhi Trung ương khẳng định: “Tâm lý sính ngoại? – Chắc chắn có,
nhưng không nhiều! Không phải tất cả đều là vì sính ngoại. Hãy nhìn vào thực tế
tại các bệnh viện Việt Nam, câu trả lời nó sẽ tự nảy ra mà thôi”.
VietNamNet mở đầu cho loạt
bài (không còn mới, nhưng vẫn đang rất nóng) về “Khủng hoảng chất lượng dịch vụ
y tế tại Việt Nam” bằng chùm ảnh phản ánh sự quá tải trầm trọng ở các bệnh viện
lớn nhất nước. Đó là các bệnh viện: Bạch Mai, Nhi Trung ương và Bệnh viện K.
|
Người
bệnh bắt đầu một ngày mới bằng cách chờ đợi và chờ đợi. Từ khi BV Nhi TW
cải thiện giờ làm việc (bắt đầu từ 6h30 sáng) thì cảnh chờ đợi vẫn không
giảm |
|
Hết đứng lại
ngồi, người mẹ này vẫn chưa thể đưa con vào phòng khám. Chị cho biết
2 mẹ con có mặt tại BV đúng 6h30 nhưng đến 9h30 vẫn chưa được khám |
|
Từ 10h đêm ngày
1/8, chị Nguyễn Thị Sáu cùng con trai Nguyễn Bá Tân bắt xe khách từ
Nam Đàn, Nghệ An ra Hà Nội. Đặt chân xuống bến xe là 6h sáng. Sau đó
2 mẹ con bắt xe ôm đến thẳng Bệnh viện Nhi TW và dài cổ ngồi chờ.
Đến 10h trưa, chị Sáu vẫn tiếp tục chờ vì chưa đến lượt. Quá mệt
mỏi, 2 mẹ con chị ngủ ngon lành trên ghế! |
|
"Ngủ gật" là cảnh
phổ biến nhiều hơn ở khu vực khám bệnh BHYT. Thống kê năm 2009 của
bệnh viện Nhi TW cho thấy tổng thời gian bệnh nhân được tiếp xúc với
cán bộ y tế là 40 phút (gồm khám ban đầu, lấy kết quả xong rồi quay
lại gặp tiếp, vv..). Nhưng để có được 40 phút quý giá ấy, bệnh nhân
phải chờ 300 phút (5 tiếng đồng hồ). |
|
Ít ai có thể
tưởng tượng đây là khung cảnh trong một bệnh viện. Khung cảnh này
khiến người ta liên tưởng đến một phiên chợ cuối năm, người người
chen chúc, nhiều hơn là liên tưởng đến một bệnh viện hàng đầu cả
nước dành cho trẻ em |
|
Còn đây là khung cảnh trong khu điều trị nội trú, khoa ung bướu trẻ
em. Mỗi một chiếc giường một như thế này thường xuyên chứa 3 bệnh
nhi, đợt cao điểm lên tới 4 cháu. Bình thường các cháu nằm quay đầu
đuôi khi ngủ, còn khi tiếp nước, đến lượt cháu nào thì cháu đó "ưu
tiên" được nằm co quắp, còn các cháu khác phải được mẹ ẵm trên tay
cho đỡ chật chỗ. Trong ảnh, cháu được ưu tiên nằm là Phan Nguyễn
Huyền Trang, 7 tuổi, bị ung thư hạch. Trang cùng các bé khác đã sống
trong cảnh này từ Tết Nguyên Đán đến giờ. Ngày 2/8, khoa ung bướu
chỉ có 25 giường bệnh nhưng có tới 66 bệnh nhi |
|
Mỗi bệnh nhi có
ít nhất một bố/mẹ được ở lại chăm sóc. Như vậy, trong thời kỳ cao
điểm với 3-4 bệnh nhi/giường thì căn phòng có 4 giường này chứa tới
12-16 cháu nhỏ và bằng ngần ấy nữa số phụ huynh. Tổng cộng trong căn
phòng hơn 10 m2 luôn có sự hiện diện của gần 30 người (cả người lớn
lẫn trẻ em). Đến tối, các con ngủ trên giường, còn cha mẹ thay nhau
trải chiếu nằm dưới đất. Mọi sinh hoạt vô cùng bất tiện |
|
Các bác sỹ thực
hiện việc khám, tiêm thuốc ngay ở trong phòng bệnh. Vào thời điểm
này, trong phòng không còn chỗ mà bước. Cứ 3 cháu ngoan ngoãn ngồi
trên một giường, các bác sỹ sẽ khám từng giường một. Mỗi ngày, một
bác sỹ ở BV Nhi TW khám trung bình cho 60-70 cháu, ngày cao điểm là
100 cháu! |
|
Bé Phan Trần Ngọc
Bảo (4 tuổi) tươi rói khi thấy được chụp hình. Bé sống trong phòng
bệnh từ 3 tháng nay. Bé và 2 người bạn nằm cùng giường chỉ thân
thiện với nhau trong lúc còn thức, còn lúc ngủ thì các bé đụng nhau
tứ tung, vì giường quá chật chội! |
|
Khoa Tim mạch
cũng quá tải trầm trọng |
|
Ngoài bệnh viện,
hàng trăm người thân của các bệnh nhi chỉ biết ngồi chờ đợi. Đi viện
không chỉ là nỗi ám ảnh của người bệnh mà còn là nỗi ám ảnh của
những người đi cùng để phục vụ |
|
Còn đây là khoa khám bệnh (tầng 2) của BV K. Ngày đầu tuần, muốn vào
được nơi này, người bệnh phải chen nhau toát mồ hôi hột vì quá đông
đúc. Mỗi ngày có khoảng 600-700 bệnh nhân đến khám, ngày cao điểm có
tới 1.000 người bệnh, trong khi bệnh viện chỉ có 10 phòng khám!
|
|
Phòng khám tầng 1
của BV K cũng đông khủng khiếp! Mỗi ngày 1 bác sỹ của BV K phải khám
60-70 người, cao điểm là 100 người. Cơ sở 2 của bệnh viện (tại Thanh
Trì) đã giảm tải được nhiều cho cơ sở 1 nhưng nghịch lý là cứ mở
thêm ra đến đâu thì nơi đó ngay lập tức lại quá tải y như nơi cũ! |
|
Nhiều người chẳng
chịu nổi cái ngột ngạt trong phòng khám đành phải bỏ ra ngoài đứng
chờ |
|
Phòng tiêm truyền
dành cho bệnh nhân điều trị ngoại trú. Sáng nào phòng này cũng đông
nghẹt từ khi mở cửa, bệnh nhân phải thay phiên nhau chờ đợi. Vì diện
tích phòng quá hẹp nên các cụ phải ngồi để truyền nước chứ không
được nằm |
|
Còn đây là bệnh
nhân điều trị nội trú. Ông Phạm Trọng Hiền (áo xanh) cho biết trong
phòng không còn chỗ mà nằm nên ông đành ra ngoài ghế ngồi truyền
nước cho dễ chịu! |
|
Bệnh nhân lớn
tuổi này đã mang đủ thứ "đồ nghề" chuẩn bị cho quá trình nằm viện
của mình. Vì chờ đợi quá lâu, ông đã ngồi ngủ gật ở chân cầu thang.
Th.S Trần Hồng Kiên, Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp của bệnh viện
cho biết: "Bệnh viện muốn mở thêm phòng khám, tăng giường nằm nhưng
diện tích quá nhỏ, không thể làm gì được. Vì thế, dù số giường nội
trú được Bộ giao là 570 giường nhưng thực tế chỉ có thể kê được 484
giường". |
|
Còn đây là cảnh
"quay đầu đuôi", có lúc là "úp thìa" của bệnh nhân bệnh viện Bạch
Mai. Những khoa phải nằm ghép nhiều nhất là Tim mạch, ung bướu, ...
|
|
Khu vực siêu âm,
chụp X-quang quá tải trầm trọng |
|
Bên ngoài, người
nhà bệnh nhân nằm lên cả lan can để nghỉ ngơi và chờ đợi. Mỗi bệnh
nhân có một hoàn cảnh, mức độ bệnh tật khác nhau nhưng họ có chung
một điểm, đó là "nỗi sợ hãi" khi vào bệnh viện công lập ở Việt Nam!
|
Cẩm Quyên