- Ông Yên cười tươi hơn khi kể về những năm tháng chiến tranh nuôi cách mạng, những năm tháng hòa bình góp sức xây dựng đất nước… riêng vợ ông năm nay đã 86 tuổi, bà chỉ lẩm bẩm: Làm cán bộ người ta cho một chục trứng cũng không chịu lấy thì giàu cái gì?
Tin bài cùng chuyên mục:
Bí mật người đàn bà xinh đẹp chỉ lấy một chồng
Người đàn bà 50 năm giữ... cò
Tình yêu người lính: 10 năm chăm vợ liệt giường
Bà 70 nuôi con tâm thần, cháu học đại học
Người đàn bà 50 năm giữ... cò
Tình yêu người lính: 10 năm chăm vợ liệt giường
Bà 70 nuôi con tâm thần, cháu học đại học
Cả nhà làm cách mạng
Sau 1945 ông ở hẳn trên đất Thổ Tang bây giờ nấu rượu, làm vàng mã để sinh sống. Thời loạn, Pháp đánh ở Việt Trì, có rất nhiều thương binh chạy xuống Vĩnh Tường, nhà ông Yên lại đóng vai trò trong việc che chở, chữa thương cho cán bộ. “Nhà tôi nấu rượu cất thành cồn chữa thương cho 6 đồng chí”.
Hồi đó chiến tranh ác liệt, tôi xung phong đi làm cảm tử quân 3 lần không được. Lúc nào cũng bị cấp trên cản ngăn, sau đó tôi hoạt động tại cơ sở.
“Cả nhà làm cách mạng, bố tôi làm ở Hội phụ lão cứu quốc, mẹ và vợ cũng làm ở Hội phụ nữ cứu quốc. Hỏi vì sao tôi hăng hái làm cách mạng và làm cái gì cũng không do dự tôi không trả lời được, cái đó là máu rồi”, ông Yên nói bằng giọng hào sảng.
Ngay cả vợ ông Yên, người phụ nữ nhất mực hiền lành tưởng rằng cả đời chỉ núp ở đằng sau chồng cũng là người đã nhất mực giúp ông làm nhiều việc cho cách mạng.
Làm việc gì cũng đến nơi đến chốn...
Khơi kí ức của ông Yên về những năm hòa bình, ông hồ hởi kể; Khi hòa bình tôi về làm trong ngành ngân hàng, tôi làm Giám đốc ngân hàng Vĩnh Tường. Sau này chặng đường hoạt động gian nan, nhà nước kêu gọi xây dựng tổ quốc tôi đi lên Hà Giang, làm giám đốc ngân hàng trên ấy. Thời kì khó khăn, 1 năm chỉ được nghỉ phép 15 ngày, tôi vẫn đi bộ về quê thăm vợ con.
Sau thời gian làm Giám đốc ngân hàng ở Hà Giang vì điều kiện gia đình ở xa nên tôi xin về lại Vĩnh Tường công tác. Lúc ấy công cuộc xây dựng đất nước rất gấp rút, cần nhiều gạch để xây dựng, tôi tư vấn mua 17 máy sản xuất gạch…Thời điểm ấy với 17 chiếc máy tốt, có năm làm ra gần 3 triệu viên gạch. Nhà máy sản xuất gạch Vĩnh Phú lúc ấy có thành tích nhất miền Bắc và được biểu dương.
Giữa cái thời gian nan, tư duy nhạy bén đã giúp người cán bộ Hà Văn Yên đề xuất nhiều ý tưởng sản xuất “phi thường” nếu không nói là điên rồ. Thế nhưng nhờ những đề xuất đó, nhà nước có gạch, đặt móng cho nhiều công trình trọng điểm của đất nước thời bấy giờ.
Sau này khi đến tuổi nghỉ hưu, ông Yên lại về công tác ở Mặt trận tổ quốc xã Thổ Tang. “Hồi ấy ở nhiều nơi có phong trào vận động tiết kiệm “ma chay không ăn uống”, tôi lại đi vận động từng nhà dân, lấy nhà mình làm gương… kết quả ngoài sự mong đợi. Ở cả Vĩnh Tường có 7 xã Tiên tiến vì thực hiện được cuộc vận động đó, nhưng riêng Thổ Tang lại đạt xuất sắc.
Và tình già đẹp như tiên…
Nghỉ hưu thực sự đã hơn 20 năm, ông là một quan chức đặc biệt thanh thản lúc về già. Vợ ông năm nay cũng đã 84 tuổi, mắt bị lòa và tai cũng nghe kém hơn. Khi biết có phóng viên hỏi chuyện chồng mình về năm tháng đã qua, bà cũng góp đôi lời.
“Cả đời hoạt động xã hội ông chỉ mang được tiền lương bao cấp về cho vợ con. Mang tiếng là giám đốc ngân hàng nhưng không có tiền dành dụm đâu. Có người biếu 1 chục trứng ông cũng không chịu lấy thì giàu cái gì?”
Ông Yên lấy vợ năm 24 tuổi, khi ấy bà Yên cũng mới 17. Chạy thời loạn từ Thuận Thành (Hà Bắc cũ) lên Vĩnh Tường (Vĩnh Phú cũ) lập nghiệp. Ông bà kể chuyện thật thà: “Có thời tôi phải lên Hà Giang công tác, nghĩ xa mà cực. Vợ chồng trẻ thì thèm nhau… tôi rủ bà ấy lên, bà ấy định gửi con cho ông bà nội nuôi rồi lên ở với tôi. Lúc đấy ông bà nội mới chửi cho một trận”.
Bao nhiêu năm công tác xa nhà ông Yên có một chỗ dựa vững chắc là vợ mình. Ông tự hào nói: “Bà ấy hiền lành, thật thà, thủy chung nên tôi chẳng lo gì cả. Việc gì cũng gật đầu tỏ ý ủng hộ chồng”. Còn các con ông thì nói với chúng tôi: “Ông bà hợp nhau lắm! Sống đến chừng này tuổi nhưng chẳng mấy khi to tiếng với nhau. Cả ông và bà đều dễ tính”.
Hai ông bà bây giờ đầu đã bạc gần hết, khi tôi ngỏ ý chụp ảnh tình cảm, ông Yên chẳng ngại ngần. Ông bảo với vợ “bà ngồi gần vào tôi để mình chụp ảnh” rồi ông vui vẻ cười vang nhà, bà thì ngại ngùng nép vào cạnh ông…
Sống đến gần 100 tuổi, hạnh phúc vẫn đong đầy trong từng cử chỉ của ông bà. Tình già đó, còn vương vấn trong lòng người viết… Một mối tình già đẹp như tiên.
Sau 1945 ông ở hẳn trên đất Thổ Tang bây giờ nấu rượu, làm vàng mã để sinh sống. Thời loạn, Pháp đánh ở Việt Trì, có rất nhiều thương binh chạy xuống Vĩnh Tường, nhà ông Yên lại đóng vai trò trong việc che chở, chữa thương cho cán bộ. “Nhà tôi nấu rượu cất thành cồn chữa thương cho 6 đồng chí”.
Ông bà đã lớn tuổi nhưng vẫn hay nói vui như trẻ con |
Hồi đó chiến tranh ác liệt, tôi xung phong đi làm cảm tử quân 3 lần không được. Lúc nào cũng bị cấp trên cản ngăn, sau đó tôi hoạt động tại cơ sở.
“Cả nhà làm cách mạng, bố tôi làm ở Hội phụ lão cứu quốc, mẹ và vợ cũng làm ở Hội phụ nữ cứu quốc. Hỏi vì sao tôi hăng hái làm cách mạng và làm cái gì cũng không do dự tôi không trả lời được, cái đó là máu rồi”, ông Yên nói bằng giọng hào sảng.
Ngay cả vợ ông Yên, người phụ nữ nhất mực hiền lành tưởng rằng cả đời chỉ núp ở đằng sau chồng cũng là người đã nhất mực giúp ông làm nhiều việc cho cách mạng.
Làm việc gì cũng đến nơi đến chốn...
Khơi kí ức của ông Yên về những năm hòa bình, ông hồ hởi kể; Khi hòa bình tôi về làm trong ngành ngân hàng, tôi làm Giám đốc ngân hàng Vĩnh Tường. Sau này chặng đường hoạt động gian nan, nhà nước kêu gọi xây dựng tổ quốc tôi đi lên Hà Giang, làm giám đốc ngân hàng trên ấy. Thời kì khó khăn, 1 năm chỉ được nghỉ phép 15 ngày, tôi vẫn đi bộ về quê thăm vợ con.
Sau thời gian làm Giám đốc ngân hàng ở Hà Giang vì điều kiện gia đình ở xa nên tôi xin về lại Vĩnh Tường công tác. Lúc ấy công cuộc xây dựng đất nước rất gấp rút, cần nhiều gạch để xây dựng, tôi tư vấn mua 17 máy sản xuất gạch…Thời điểm ấy với 17 chiếc máy tốt, có năm làm ra gần 3 triệu viên gạch. Nhà máy sản xuất gạch Vĩnh Phú lúc ấy có thành tích nhất miền Bắc và được biểu dương.
Giữa cái thời gian nan, tư duy nhạy bén đã giúp người cán bộ Hà Văn Yên đề xuất nhiều ý tưởng sản xuất “phi thường” nếu không nói là điên rồ. Thế nhưng nhờ những đề xuất đó, nhà nước có gạch, đặt móng cho nhiều công trình trọng điểm của đất nước thời bấy giờ.
Sau này khi đến tuổi nghỉ hưu, ông Yên lại về công tác ở Mặt trận tổ quốc xã Thổ Tang. “Hồi ấy ở nhiều nơi có phong trào vận động tiết kiệm “ma chay không ăn uống”, tôi lại đi vận động từng nhà dân, lấy nhà mình làm gương… kết quả ngoài sự mong đợi. Ở cả Vĩnh Tường có 7 xã Tiên tiến vì thực hiện được cuộc vận động đó, nhưng riêng Thổ Tang lại đạt xuất sắc.
Và tình già đẹp như tiên…
Nghỉ hưu thực sự đã hơn 20 năm, ông là một quan chức đặc biệt thanh thản lúc về già. Vợ ông năm nay cũng đã 84 tuổi, mắt bị lòa và tai cũng nghe kém hơn. Khi biết có phóng viên hỏi chuyện chồng mình về năm tháng đã qua, bà cũng góp đôi lời.
Ông Yên vui vẻ khi đã hiểu chuyện còn bà thì lại ngại ngùng, xấu hổ |
“Cả đời hoạt động xã hội ông chỉ mang được tiền lương bao cấp về cho vợ con. Mang tiếng là giám đốc ngân hàng nhưng không có tiền dành dụm đâu. Có người biếu 1 chục trứng ông cũng không chịu lấy thì giàu cái gì?”
Ông Yên lấy vợ năm 24 tuổi, khi ấy bà Yên cũng mới 17. Chạy thời loạn từ Thuận Thành (Hà Bắc cũ) lên Vĩnh Tường (Vĩnh Phú cũ) lập nghiệp. Ông bà kể chuyện thật thà: “Có thời tôi phải lên Hà Giang công tác, nghĩ xa mà cực. Vợ chồng trẻ thì thèm nhau… tôi rủ bà ấy lên, bà ấy định gửi con cho ông bà nội nuôi rồi lên ở với tôi. Lúc đấy ông bà nội mới chửi cho một trận”.
Bao nhiêu năm công tác xa nhà ông Yên có một chỗ dựa vững chắc là vợ mình. Ông tự hào nói: “Bà ấy hiền lành, thật thà, thủy chung nên tôi chẳng lo gì cả. Việc gì cũng gật đầu tỏ ý ủng hộ chồng”. Còn các con ông thì nói với chúng tôi: “Ông bà hợp nhau lắm! Sống đến chừng này tuổi nhưng chẳng mấy khi to tiếng với nhau. Cả ông và bà đều dễ tính”.
Hai ông bà bây giờ đầu đã bạc gần hết, khi tôi ngỏ ý chụp ảnh tình cảm, ông Yên chẳng ngại ngần. Ông bảo với vợ “bà ngồi gần vào tôi để mình chụp ảnh” rồi ông vui vẻ cười vang nhà, bà thì ngại ngùng nép vào cạnh ông…
Sống đến gần 100 tuổi, hạnh phúc vẫn đong đầy trong từng cử chỉ của ông bà. Tình già đó, còn vương vấn trong lòng người viết… Một mối tình già đẹp như tiên.
- T. Phan