Đặc sản 'quái thú leo cây' ở Cà Mau: Ngon nức tiếng, có tiền cũng khó mua

Cá thòi lòi (hay cá leo cây) thuộc họ cá bống trắng, thường chọn những khu rừng ngập mặn, đất bãi bồi ven biển, ven sông để sinh sống và đào hang trú ngụ ở những nơi rậm rạp, nhất là dưới tán rừng, gốc cây. Ở Việt Nam, loài cá này xuất hiện nhiều nhất tại Cà Mau. Người ta cũng có thể bắt gặp loại cá này ở vùng biển Hải Phòng vào một số thời điểm trong năm.

{keywords}

Cá thòi lòi tại vùng biển Hải Phòng vào tháng 9/2021 (Ảnh: Nhiếp ảnh gia Hai LeCao)

Sở dĩ loái cá này có tên gọi như vậy là vì chúng có kích thước nhỏ chỉ khoảng 1-2 đầu ngón tay nhưng riêng cặp mắt lại to bằng cả cái đầu trông rất xấu xí.

Cá thòi lòi còn có thể chạy nhảy và kiếm mồi trên cạn hay leo cây thoăn thoắt nhờ hai chiếc vây trước khỏe mạnh, đóng vai trò hoạt động như một đôi tay.

Cũng bởi những đặc điểm cấu tạo “có một không hai” trên cơ thể mà cá thòi lòi được Tổ chức Sinh vật thế giới xếp vào danh sách một trong 6 con vật “kỳ lạ nhất hành tinh”.

{keywords}

(Ảnh: Nhiếp ảnh gia Hai LeCao)

Tuy có vẻ ngoài xấu xí, kém hấp dẫn nhưng cá thòi lòi lại là đặc sản được người bản địa cũng như du khách thập phương vô cùng yêu thích. Sau khi đánh bắt, người ta đem cá đi sơ chế sạch, loại bỏ hết nhớt trên da. 

Thịt cá thòi lòi săn chắc, mềm và thơm ngon nên được dùng làm nguyên liệu chế biến nên nhiều món ăn như kho tiêu, nấu lẩu chua, chiên xù,… nhưng ngon và được ưa chuộng nhất vẫn là cá thòi lòi nướng muối ớt.

Cá sau khi sơ chế sạch được đem xiên vào que tre. Người ta nướng cá trên bếp than hồng, nướng đến đâu thì quệt hỗn hợp muối, ớt và dầu điều lên đến đó. Khi lớp da cá chuyển màu nâu, giòn thì lật sang mặt còn lại, nướng đến khi món ăn dậy mùi thơm nức mũi.

{keywords}

Cá thòi lòi là nguyên liệu chế biến nên nhiều món ăn ngon (Ảnh: Trà Vinh quê tôi)

Khi thưởng thức, chỉ cần dùng đũa rẽ dọc sống lưng để tách lấy phần thịt cá trắng tinh, chấm kèm với mắm chua cay hoặc muối tiêu ớt chanh. Thịt cá mềm, dai và thơm, hòa quyện với gia vị chấm mặn mòi khiến thực khách ăn một lần nhớ mãi.

Món cá thòi lòi kho tiêu cũng được người miền Tây ưa chuộng. Cá được làm sạch, tẩm ướp gia vị vừa ăn. Khi kho, người ta thường cho thêm hạt tiêu, nước cốt dừa và mỡ lợn để cá có độ béo ngậy và dậy mùi thơm đặc trưng.

Cá phải kho trong nồi đất, để lửa liu riu đến khi cạn nước. Có vậy cá mới chín nhừ, đậm đà hương vị, trở thành món ăn “tốn” cơm mọi nhà.

{keywords}

Cá thòi lòi kho tiêu là món ngon “tốn cơm” (Ảnh: iPEC)

Khách chi nửa triệu bạc mua đặc sản 'tôm bò trên cây' ở Lạng Sơn

Ở Lạng Sơn, ngoài các đặc sản nổi tiếng như vịt quay, khâu nhục, bánh áp chao, phở chua,... còn có một món ăn dân dã “hiếm có khó tìm” mà nhiều thực khách sành ăn sẵn sàng chi cả triệu bạc để thưởng thức. Đó chính là tôm rừng.

Sở dĩ có tên gọi vậy vì tôm rừng có vẻ ngoài khá giống tôm nhưng chúng không sống ở dưới nước. Loài côn trùng này được tìm thấy nhiều ở các hốc đá, hang động hay trên những thân cây trong rừng sâu ở tỉnh Lạng Sơn. Tôm rừng có kích thước nhỏ, gần bằng ngón tay út người lớn với đôi chân dài tựa như con cào cào, toàn thân màu xám nhạt.

Theo người dân địa phương, tôm rừng có quanh năm nhưng xuất hiện nhiều và ngon nhất là vào mùa mưa rào tháng 6, tháng 7 âm lịch. Thời điểm này, bà con dân tộc lại lên núi trồng ngô và tranh thủ vào rừng “săn” tôm rừng và mật ong.

{keywords}

Tôm rừng rất khó đánh bắt, người bản địa phải dùng dụng cụ chuyên dụng, canh chừng ở các hốc cây, hang động,... (Ảnh: Hoang dã vùng cao)

Vì quá trình săn bắt tôm rừng rất vất vả, kỳ công nên chúng được bán với giá khá cao, khoảng 300.000 - 400.000 đồng/kg. Những con tôm rừng loại to, ngon được chọn lọc riêng và có giá đắt hơn, chừng nửa triệu đồng/kg.

Tôm rừng sau khi bắt về thường được nhặt bỏ đầu, cắt bớt chân rồi rút ruột, rửa sạch. Món làm từ tôm rừng ngon nhất là rang với lá gừng, lá mắc mật và lá chanh, nêm nếm gia vị vừa ăn. Tuy nhiên, món này cũng kén người ăn, nếu không quen dễ bị dị ứng, mẩn ngứa,...

{keywords}

Tôm rừng sau khi bắt về được sơ chế sạch bằng cách cắt chân, bỏ đầu và rút ruột (Ảnh: Kim Thoa)

Một số thực khách từng có dịp thưởng thức tôm rừng nhận xét, món ăn này có vị thơm và giòn, xen chút bùi, béo ngậy. Đây không chỉ là món nhậu khoái khẩu của cánh mày râu mà còn được dùng để ăn kèm với cơm cũng rất ngon.

Hiện tôm rừng chủ yếu được tìm thấy ở các vùng rừng sâu ở Lạng Sơn nên khá hiếm. Một vài thời điểm, người dân cũng tìm được loại tôm rừng này tại Thanh Hóa.

{keywords}

Tôm rừng là món ăn khoái khẩu của nhiều thực khách với mùi vị lạ miệng nhưng dễ gây dị ứng, không phải ai cũng có thể thưởng thức (Ảnh: Hoang dã vùng cao)

Quang Minh