Ngồi hát ru con mà sao nước mắt Sương rơi khiến tiếng hát ru nghe buồn đến tê lòng: “Bìm bịp kêu nước lớn anh ơi. Bán buôn không lời, chèo chống mỏi mê…”.
Tin bài khác:
Trầy trật khó khăn mãi vì khâu hoàn thiện thủ tục, cuối cùng Sương cũng ly hôn được với ông chồng Đài Loan, giành được quyền nuôi con và trở về quê nhà. Lỡ dở duyên đầu khi mới vừa 21 tuổi, dẫu biết chặng đường trước mắt vẫn còn dài nhưng lầm lỗi và bi kịch dường như đã phong kín trái tim Sương.
Giấc mơ chồng ngoại
Ba năm trước, Võ Ngọc Sương vừa tròn 18 tuổi, đẹp như một đóa hoa hàm tiếu. Cô có mối tình nồng thắm với Huỳnh Văn Tấn - một chàng trai khỏe mạnh hiền lành ở cùng ấp và hai bên gia đình đã lựa ngày lành tháng tốt để làm đám cưới cho đôi bạn trẻ. Thế rồi, đám cưới ấy vĩnh viễn chỉ là dự định, không thể thực hiện khi “cơn lốc” lấy chồng ngoại tràn về con ấp nhỏ bé của Sương. Lần lượt những chị Tám, em Tư đi lấy chồng Đài Loan, Ma Cao, có tiền xây nhà to nhà đẹp khiến con ấp nhỏ như thay áo mới. Nhà Sương có bốn chị em gái, ba cô chị đã lần lượt lấy chồng cùng xã; cùng một “mô hình” chồng đi giăng câu, vợ làm ruộng, quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời, lèo lái khéo lắm cũng chỉ đủ nuôi lũ con trứng gà trứng vịt. Nhìn cuộc đời các chị, Sương không khỏi thương xót và thầm ước ao giá mình thoát được cảnh nghèo khổ ở miệt quê nghèo khó đó.
Qua người mai mối, Sương “lọt mắt xanh” của Hoàng - một người đàn ông Trung Quốc, 43 tuổi (cư trú tại Đài Bắc, Đài Loan). Hai người giao tiếp với nhau bằng thứ tiếng Anh mà cả Sương và Hoàng đều học ở lớp cấp tốc nên chỉ nói được lõm bõm, chủ yếu phụ họa thêm bằng ngôn ngữ cử chỉ.
Tuy nhiên, có vẻ như việc đó không quan trọng vì mục đích của Sương là lấy được ông chồng ngoại, chủ một trang trại giàu có (theo lời người mai mối), có thể lo cho Sương cuộc sống sung túc sau này và phụ giúp ba má cô xây nhà, chu cấp hàng tháng cho ông bà lúc về già. Bản thân ông Hoàng cũng tỏ vẻ rất vừa ý khi chọn được Sương, một cô gái trẻ chỉ bằng nửa tuổi ông ta, lại xinh đẹp, khỏe khoắn và tràn trề sức sống.
Tấn vô cùng đau khổ khi biết Sương bước qua lời thề. Mấy năm yêu thương gắn bó, Tấn không ngờ để đến một ngày Sương nói lời chia tay nhẹ như gió thoảng. Bất chấp lời can ngăn của Tấn về những lo âu nơi đất khách quê người, Sương vẫn lạnh lùng cương quyết chia tay để hoàn tất các thủ tục theo chồng.
Ngày về trắc trở
Cuộc sống xứ người không như trong mộng. ông Hoàng chỉ là một nông dân nghèo chứ không phải một ông chủ nông trang giàu có. Bước chân về nhà chồng, Sương phải làm quần quật hàng trăm thứ việc từ ruộng vườn, đồng áng đến việc nhà, chẳng khác gì một người ở không công. Sương có thai nhưng vẫn phải lao động vất vả, lại không được nghỉ ngơi bồi dưỡng, ốm đau cũng chẳng được chăm sóc thuốc thang.
Đứa con gái được sinh ra thiếu tháng, thiếu cân, cả hai mẹ con đều đau ốm liên miên. Cho rằng Sương lười làm, ông Hoàng và người nhà đã thẳng tay đánh đập, bỏ đói cô không thương tiếc. Thậm chí, gia đình họ còn giám sát không cho Sương được ra ngoài, gọi điện về Việt Nam. Bất đồng ngôn ngữ nên Sương chẳng biết kêu ai.
May mắn sao, một lần Sương đã trốn được ra ngoài, gặp được một người đồng hương tốt bụng cho gọi nhờ điện thoại về quê nhà và dẫn đến gặp cơ quan chức năng trình bày nguyện vọng ly hôn. Nhưng cũng phải mất gần 5 tháng hoàn tất các thủ tục, Sương mới được giải thoát khỏi cuộc hôn nhân tù ngục.
Ly hôn xong, Sương tay trắng ôm con trở về quê nhà. Ngôi nhà lá trước đây của gia đình cô đã được xây dựng lại khang trang bằng tiền sính lễ của ông Hoàng nhưng quạnh vắng thênh thang. Từ ngày đón người con gái lấy chồng xa xứ trở về, ngôi nhà có thêm tiếng ê a con trẻ nhưng cũng chẳng thể nào vui lên được. Đứa bé đau ốm quặt quẹo quấy khóc suốt ngày, nhiều bữa Sương phải nghỉ chợ ở nhà chăm con.
Ba má Sương đã già yếu, cuộc sống khó khăn giờ lại thêm gánh nặng cưu mang mẹ con Sương. Buồn cho cảnh ngộ đời mình, tim Sương lại càng đau buồn hơn khi biết đến giờ “người cũ” của mình vẫn ôm nỗi đau tình phụ chưa chịu lấy ai. Qua người chị gái lấy chồng gần nhà Tấn, Sương được biết Tấn vẫn nặng lòng thương mẹ con Sương. Nhưng cô hiểu rõ, cô không còn xứng đáng với tình yêu của Tấn nữa, cô cũng không muốn anh phải thương hại đến mẹ con cô.
Có những buổi chiều cô đơn, Sương nằm võng ru con câu ca dao mà cô đã thuộc lòng vì được mẹ ru từ thủa nhỏ. Đến thời thiếu nữ, Sương cũng từng ao ước sau này sẽ lại hát ru câu ca ấy cho đứa con với người mình yêu. Thế mà giờ đây, ngồi hát ru con mà sao nước mắt Sương rơi khiến tiếng hát ru nghe buồn đến tê lòng: “Bìm bịp kêu nước lớn anh ơi. Bán buôn không lời, chèo chống mỏi mê…”.
Năm nay, không hiểu có phải buồn cho tình duyên của Sương mà mùa nước nổi về muộn hơn. Giữa thời bão giá, bán buôn ế ẩm khiến cuộc sống thêm vất vả, nhọc nhằn đúng như lời câu hát. Chỉ có điều không có ai là chỗ dựa chung tay lèo lái con thuyền đời để Sương gọi “anh ơi” đầy tin cậy, thân thương. Giá như ngày ấy Sương đừng tham vàng bỏ ngãi thì có lẽ giờ này lời ru đã chẳng buồn đến thế...
Theo Pháp luật Việt Nam
Tin bài khác:
Diễm và nỗi buồn tình yêu
Thắp hương cho người yêu còn sống
Cô sơn nữ và mối tình tội lỗi
Đàn bà mạnh hơn lốc dữ sông Đà
Thắp hương cho người yêu còn sống
Cô sơn nữ và mối tình tội lỗi
Đàn bà mạnh hơn lốc dữ sông Đà
Trầy trật khó khăn mãi vì khâu hoàn thiện thủ tục, cuối cùng Sương cũng ly hôn được với ông chồng Đài Loan, giành được quyền nuôi con và trở về quê nhà. Lỡ dở duyên đầu khi mới vừa 21 tuổi, dẫu biết chặng đường trước mắt vẫn còn dài nhưng lầm lỗi và bi kịch dường như đã phong kín trái tim Sương.
Giấc mơ chồng ngoại
Ba năm trước, Võ Ngọc Sương vừa tròn 18 tuổi, đẹp như một đóa hoa hàm tiếu. Cô có mối tình nồng thắm với Huỳnh Văn Tấn - một chàng trai khỏe mạnh hiền lành ở cùng ấp và hai bên gia đình đã lựa ngày lành tháng tốt để làm đám cưới cho đôi bạn trẻ. Thế rồi, đám cưới ấy vĩnh viễn chỉ là dự định, không thể thực hiện khi “cơn lốc” lấy chồng ngoại tràn về con ấp nhỏ bé của Sương. Lần lượt những chị Tám, em Tư đi lấy chồng Đài Loan, Ma Cao, có tiền xây nhà to nhà đẹp khiến con ấp nhỏ như thay áo mới. Nhà Sương có bốn chị em gái, ba cô chị đã lần lượt lấy chồng cùng xã; cùng một “mô hình” chồng đi giăng câu, vợ làm ruộng, quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời, lèo lái khéo lắm cũng chỉ đủ nuôi lũ con trứng gà trứng vịt. Nhìn cuộc đời các chị, Sương không khỏi thương xót và thầm ước ao giá mình thoát được cảnh nghèo khổ ở miệt quê nghèo khó đó.
Qua người mai mối, Sương “lọt mắt xanh” của Hoàng - một người đàn ông Trung Quốc, 43 tuổi (cư trú tại Đài Bắc, Đài Loan). Hai người giao tiếp với nhau bằng thứ tiếng Anh mà cả Sương và Hoàng đều học ở lớp cấp tốc nên chỉ nói được lõm bõm, chủ yếu phụ họa thêm bằng ngôn ngữ cử chỉ.
Ảnh minh họa |
Tấn vô cùng đau khổ khi biết Sương bước qua lời thề. Mấy năm yêu thương gắn bó, Tấn không ngờ để đến một ngày Sương nói lời chia tay nhẹ như gió thoảng. Bất chấp lời can ngăn của Tấn về những lo âu nơi đất khách quê người, Sương vẫn lạnh lùng cương quyết chia tay để hoàn tất các thủ tục theo chồng.
Ngày về trắc trở
Cuộc sống xứ người không như trong mộng. ông Hoàng chỉ là một nông dân nghèo chứ không phải một ông chủ nông trang giàu có. Bước chân về nhà chồng, Sương phải làm quần quật hàng trăm thứ việc từ ruộng vườn, đồng áng đến việc nhà, chẳng khác gì một người ở không công. Sương có thai nhưng vẫn phải lao động vất vả, lại không được nghỉ ngơi bồi dưỡng, ốm đau cũng chẳng được chăm sóc thuốc thang.
Đứa con gái được sinh ra thiếu tháng, thiếu cân, cả hai mẹ con đều đau ốm liên miên. Cho rằng Sương lười làm, ông Hoàng và người nhà đã thẳng tay đánh đập, bỏ đói cô không thương tiếc. Thậm chí, gia đình họ còn giám sát không cho Sương được ra ngoài, gọi điện về Việt Nam. Bất đồng ngôn ngữ nên Sương chẳng biết kêu ai.
May mắn sao, một lần Sương đã trốn được ra ngoài, gặp được một người đồng hương tốt bụng cho gọi nhờ điện thoại về quê nhà và dẫn đến gặp cơ quan chức năng trình bày nguyện vọng ly hôn. Nhưng cũng phải mất gần 5 tháng hoàn tất các thủ tục, Sương mới được giải thoát khỏi cuộc hôn nhân tù ngục.
Ly hôn xong, Sương tay trắng ôm con trở về quê nhà. Ngôi nhà lá trước đây của gia đình cô đã được xây dựng lại khang trang bằng tiền sính lễ của ông Hoàng nhưng quạnh vắng thênh thang. Từ ngày đón người con gái lấy chồng xa xứ trở về, ngôi nhà có thêm tiếng ê a con trẻ nhưng cũng chẳng thể nào vui lên được. Đứa bé đau ốm quặt quẹo quấy khóc suốt ngày, nhiều bữa Sương phải nghỉ chợ ở nhà chăm con.
Ba má Sương đã già yếu, cuộc sống khó khăn giờ lại thêm gánh nặng cưu mang mẹ con Sương. Buồn cho cảnh ngộ đời mình, tim Sương lại càng đau buồn hơn khi biết đến giờ “người cũ” của mình vẫn ôm nỗi đau tình phụ chưa chịu lấy ai. Qua người chị gái lấy chồng gần nhà Tấn, Sương được biết Tấn vẫn nặng lòng thương mẹ con Sương. Nhưng cô hiểu rõ, cô không còn xứng đáng với tình yêu của Tấn nữa, cô cũng không muốn anh phải thương hại đến mẹ con cô.
Có những buổi chiều cô đơn, Sương nằm võng ru con câu ca dao mà cô đã thuộc lòng vì được mẹ ru từ thủa nhỏ. Đến thời thiếu nữ, Sương cũng từng ao ước sau này sẽ lại hát ru câu ca ấy cho đứa con với người mình yêu. Thế mà giờ đây, ngồi hát ru con mà sao nước mắt Sương rơi khiến tiếng hát ru nghe buồn đến tê lòng: “Bìm bịp kêu nước lớn anh ơi. Bán buôn không lời, chèo chống mỏi mê…”.
Năm nay, không hiểu có phải buồn cho tình duyên của Sương mà mùa nước nổi về muộn hơn. Giữa thời bão giá, bán buôn ế ẩm khiến cuộc sống thêm vất vả, nhọc nhằn đúng như lời câu hát. Chỉ có điều không có ai là chỗ dựa chung tay lèo lái con thuyền đời để Sương gọi “anh ơi” đầy tin cậy, thân thương. Giá như ngày ấy Sương đừng tham vàng bỏ ngãi thì có lẽ giờ này lời ru đã chẳng buồn đến thế...
Theo Pháp luật Việt Nam