Anh đứng trên cầu dõi mắt về hướng xa. "Vịnh Đôi Ma đó chú". Anh giải thích thêm, con kênh Cần Lộc chảy qua ấp Đôi Ma có tên là vịnh Đôi Ma. Hiện giờ, ít người ở đây còn biết cái tên Đôi Ma có nguồn gốc từ đâu.

Chúng tôi tìm đến ấp Đôi Ma (xã Kiểng Phước, huyện Gò Công Đông, Tiền Giang) để tìm cho được lý do tại sao nơi đây lại được gọi là Đôi Ma. Anh Trần Công Tài, Trưởng ấp Đôi Ma, cho biết, bản thân anh cũng không hiểu rõ về cái tên kỳ lạ của ấp này.

Anh Tài đưa chúng tôi đến kênh Cần Lộc. Đứng trên cống ngăn mặn, anh chỉ cho chúng tôi thấy vịnh Đôi Ma.

Anh nói: "Nơi đây ngày xưa rất hoang vắng. Con kênh Cần Lộc phủ kín dừa nước, không một ngôi nhà... Ngày trước, vịnh Đôi Ma rộng và sâu hơn bây giờ. Ghe thuyền ra vào tấp nập. Tại vịnh, nước rất xoáy và chảy xiết không ai dám một mình lội qua...".

Ấp Đôi Ma ngày nay.

Người cao niên nhất trong ấp - cụ Nguyễn Văn Phò (93 tuổi), cho biết thêm, cụ từng nghe có câu chuyện tình của đôi nam nữ đã trầm mình tại vịnh này. Sau đó nhiều giai thoại xuất hiện tô điểm cho câu chuyện tình này thêm lãng mạn. 

{keywords}
Vịnh Đôi Ma (trong vòng tròn) hiện tại chỉ là một khúc rạch uốn cong, lục bình đã mọc kín cả bề mặt, hai bên con rạch vẫn còn ít người sinh sống. 

"Câu chuyện chỉ là truyền miệng nên không xác định được mốc thời gian. Có lẽ là lâu lắm vì thuở thiếu thời tôi cũng chỉ được nghe kể lại", ông mở đầu câu chuyện của mình.

Thuở ấy, ở hai bên bờ kênh Cần Lộc là nơi gia tộc hai họ Nguyễn và họ Phạm cư trú. Người đứng đầu họ Nguyễn mất, để lại người vợ trẻ và đứa con trai còn nhỏ. Thủ tiết thờ chồng nuôi con, người góa phụ suốt ngày tần tảo buôn bán để nuôi con ăn học.

Cậu con trai tên Nguyễn Nghị tuy còn nhỏ nhưng rất thông minh và hiếu học. Cứ thế theo thời gian, Nguyễn Nghị lớn lên nổi tiếng là một nho sinh với nhiều triển vọng.

Bên kia bờ kênh, gia tộc họ Phạm thương mến Nghị đã chu cấp cho ăn học đến khi thành tài và còn hứa sẽ gả cô con gái Phạm Thị Nữ về làm dâu họ Nguyễn. Cuộc sống của hai gia đình trôi đi cho đến một hôm, mẹ Nguyễn Nghị trở bệnh nặng.

Mặc dù gia đình họ Phạm tận tình giúp đỡ chữa bệnh, mẹ Nghị vẫn không qua khỏi và qua đời sau đó.

{keywords}
Anh Trần Công Tài, trưởng ấp Đôi Ma.

Nhà họ Phạm lo chu tất việc an táng đồng thời vỗ về, an ủi Nghị vơi đi nỗi buồn. Với Nghị, việc mẹ mất như bầu trời sụp đổ. Vừa học thi, vừa nhớ thương mẹ, chẳng bao lâu Nghị vướng vào một căn bệnh trầm kha.

Nhà họ Phạm tiếp tục lo chạy chữa thuốc men nhưng bệnh của Nghị ngày càng nặng. Trong khi đó, cô con gái họ Phạm vẫn muốn qua chăm sóc người yêu nhưng không được phép vì lễ giáo thời ấy quá khắt khe.

Một thời gian sau Nghị qua đời. Do không còn người thân nào nên nhà họ Phạm chôn cất Nghị ngay trong ngôi nhà của gia đình Nghị. Nghị ra đi khiến cho Nữ nhớ thương.

Nỗi buồn trống vắng đã làm cho Nữ ngày càng yếu đi rồi sinh bệnh. Liệu không qua khỏi, Nữ bày tỏ mong muốn cha mẹ chôn mình bên cạnh Nghị. Từ đó bên trong căn nhà hoang vắng có hai ngôi mộ liền kề nhau.

{keywords}
Cụ Nguyễn Văn Phò, 93 tuổi, kể chuyện về vịnh Đôi Ma.

Cụ Nguyễn Văn Phò kể, từ đó, tiếng đồn một hóa ra mười tạo thành huyền thoại cho đôi tình nhân trẻ này. Cũng từ huyền thoại thơ mộng đó, ấp Đôi Ma, vịnh Đôi Ma đã trở thành địa danh để lưu lại câu chuyện tình buồn nhưng rất đẹp.

Cha mẹ mất, ba đứa trẻ vật lộn trong căn nhà dột nát giữa Sài Gòn

Cha mẹ mất, ba đứa trẻ vật lộn trong căn nhà dột nát giữa Sài Gòn

Nhà nằm trên khu đất rộng. Vách được dựng tạm bằng những vật liệu cũ kỹ mục nát. Mái tôn rất thấp, chỉ cách đầu người chừng hơn 20cm. Nền đất ẩm ướt. Vậy mà nơi đây đã từng ôm ấp cưu mang một gia đình với nhiều bất hạnh.

Đi xin việc bị ghẻ lạnh, gái xấu Sài Gòn lột xác ngoạn mục

Đi xin việc bị ghẻ lạnh, gái xấu Sài Gòn lột xác ngoạn mục

Bị nhà tuyển dụng phân biệt đối xử, cô gái đã quyết tâm biến mình trở nên lộng lẫy.

Trần Chánh Nghĩa