Bây giờ, mỗi khi nhìn di ảnh bố, tôi đều thấy rất mãn nguyện vì mình đã cùng vợ làm tròn chữ hiếu. Chỉ ước ông có thể sống lâu hơn để chứng kiến con cháu ngày càng thành đạt và chúng tôi cũng có điều kiện để chăm nom ông hơn.
Chào bạn Đỗ Tâm, tôi rất thông cảm và mừng vì bạn vẫn là một
người con có hiếu khi đứng giữa bố và vợ. Trường hợp của bạn chính là của tôi
cách đây 12 năm, nhưng có lẽ ngày đó tôi xử sự mạnh mẽ hơn nên không rơi vào
hoàn cảnh khó xử.
Sau lần tai biến mạch máu não, bố tôi bị méo miệng và chân tay co rút khó đi
lại, ngoài ra ông cũng bị lẩn thẩn đãng trí. Ngày đó tôi đã dốc đến xu cuối cùng
để chạy chữa cho bố mình.
Vợ tôi không dám phản đối nhưng rụt rè bảo tôi để lại một ít để nuôi con. Tôi
gạt phắt đi, bớt miếng ăn thì không ai chết, nhưng bố tôi mà không chữa trị thì
chết chắc chắn, hơn nữa tôi và vợ đều làm ra tiền thì lo gì.
Sau lần tai biến mạch máu não, bố tôi bị méo miệng và chân tay co rút khó đi lại, ngoài ra ông cũng bị lẩn thẩn đãng trí. Ngày đó tôi đã dốc đến xu cuối cùng để chạy chữa cho bố mình (Ảnh minh họa) |
Tôi biết dù có thương đến mấy nhưng không phải ruột rà thì cũng khó phục vụ nhau
từ cơm bưng nước rót đến vệ sinh cá nhân trong một thời gian dài. Sự thật là tôi
đã rất thất vọng về vợ vì thái độ làm qua quýt thể hiện thái độ bất mãn của cô
ấy.
Với tư cách một người chồng, tôi đã nói chuyện rất thẳng thắn và chân tình rằng
hãy giúp tôi một tay để chăm sóc bố tốt nhất. Vợ tôi vâng dạ nhưng làm bất cứ
điều gì đều không vừa mắt.
Bố tôi yếu thận nên hay đi vệ sinh, bụng dạ yếu nên cứ ăn vào là đi nặng không
kiểm soát. Tôi phải đeo bỉm cho ông những lúc tôi đi làm. Làm về là tôi thay
bỉm, tắm rửa sạch sẽ.
Có một lần tôi tăng ca chưa về kịp, tôi gọi điện nhờ vợ thay hộ vì sợ để lâu
không tốt cho bố tôi. Về đến nhà thì thấy vợ nằm khóc vì “tủi thân”.
Cô ấy nói
cô ấy quán xuyến nhà cửa con cái quá mệt rồi, nếu phải gánh thêm bố chồng thì sẽ
“lao lực mà chết”. Tôi nghĩ công việc đó không đến nỗi nặng nhọc phải chết, nếu
có chết thì chỉ vì sự ích kỷ thiếu tình thương.
Tôi nói thẳng với vợ, cuộc sống của cô ấy là con cái, còn cuộc sống của tôi là
bố tôi. Không vợ này thì vợ khác, còn bố tôi chỉ một, tôi không muốn làm điều gì
phải ân hận khi bố tôi mất đi. Lúc nhỏ bố tôi đã nuôi tôi, dọn phân cho tôi hàng
nghìn lần thế nào thì bây giờ tôi làm y như thế. Vợ tôi im lặng.
Từ đó, tôi không nhờ vợ làm gì cho bố tôi thêm lần nào nữa. Đi làm về, tôi lẳng
lặng chăm sóc, vệ sinh, phục vụ và vui vầy bên bố tôi. Nếu hôm nào bận tôi tranh
thủ giờ nghỉ để về thay bỉm cho bố tôi.
Khi tình trạng tốt hơn, bố tôi hết đi bậy và có thể túc tắc đi lại thì nảy sinh
mâu thuẫn khác. Ông bị điếc và đãng trí hơn cả trước đây. Vợ tôi ở nhà với ông
nhiều hơn nên hầu như hôm nào cũng có chuyện.
Ông tự ăn cơm được nhưng cầm thìa lại không vững, lần ăn nào cũng vung vãi khắp
bàn và sàn, nhiều lần đánh rơi cả chén. Vợ tôi trước mặt chồng luôn kìm nén chịu
đựng nhưng tôi đi vắng thì lại khác.
Cô ấy bón cho ông ăn nhưng thìa nào thìa này lớn bằng cái môi để chóng xong, bố
tôi sặc cơm chảy nước mắt quỳ xuống xin con dâu nhiều lần. Nếu ông đánh rơi
chén, cô ấy hốt cả cơm từ nền nhà lẩn với bụi bẩn để bố tôi ăn lại. Bố tôi điếc
nên hay hỏi đi hỏi lại, một là cô ấy im lặng không trả lời, hai là kéo tai ông
mà hét thật lớn làm ông giật mình té ngửa.
Đây toàn là những điều mà đứa con lớn thuật lại cho tôi. Thảo nào những lúc tỉnh
táo, bố tôi toàn ôm tôi mà khóc và nói muốn sớm được sang bên kia với mẹ tôi.
Tôi biết vợ mình không ra gì nhưng thay vì quát nạt, tôi lên kế hoạch dạy dỗ để
cô ấy biết điều hơn.
Tôi chở vợ về nhà bố mẹ cô ấy. Suốt buổi chuyện trò, bố vợ nói gì tôi cũng cắt
ngang hoặc lờ tịt không trả lời. Mặc bố vợ khó chịu và vợ đánh mắt nhắc nhở, tôi
vờ không hay biết.
Lúc mẹ vợ dọn cơm lên, tôi gắp thức ăn cho mẹ vợ và cố tình đánh rơi xuống sàn
bẩn. Sau đó tôi vô tư nhặt lên cho vào chén của mẹ vợ và mời bà ăn. Vợ tôi bất
bình xô ghế đứng dậy quát chồng. Mẹ vợ cũng bất bình tĩnh mặt mày gay gắt giận
dữ. Anh vợ xông vào định đánh tôi.
Tôi bình tĩnh nhìn vợ hỏi “đó không phải là cách em đối xử với bố anh sao”. Khi
ấy cô ấy mới sực tỉnh, á khẩu không nói gì hơn. Tôi nói toạc đây là do con chúng
tôi mách lại, sau này già, nếu bị con cái ngược đãi thì đừng trách nó vì nó đã
chứng kiến cảnh mẹ đối xử với ông mình tệ hại thế nào.
Hôm đó tôi cũng nói chuyện thẳng thắn với bố mẹ vợ và nói hờn rằng xin gởi vợ
lại đây. Lúc nào bố tôi khỏe mạnh thì cô ấy hãy về nhà kẻo khổ cả bố tôi và cô
ấy và làm gương xấu cho con cái.
Bây giờ, mỗi khi nhìn di ảnh bố tôi, tôi đều thấy rất mãn nguyện vì mình đã cùng vợ làm tròn chữ hiếu (Ảnh minh họa) |
Thật may là bố mẹ tôi là người hiểu chuyện nên đều ủng hộ tôi. Vợ tôi sau đó đã đối xử với bố chồng nhẹ nhàng lễ độ hơn.
Mặc dù không thay tôi làm toàn bộ nhưng
lúc nào tôi bận quá thì cô ấy im lặng làm giúp. Tư tưởng thông suốt nên mọi việc
cũng như trước đây nhưng trở nên nhẹ nhàng hơn. Bố tôi tuy đãng trí nhưng yêu
đời phấn khích hơn trước.
Bây giờ, mỗi khi nhìn di ảnh bố tôi, tôi đều thấy rất mãn nguyện vì mình đã cùng
vợ làm tròn chữ hiếu. Chỉ ước ông có thể sống lâu hơn để chứng kiến con cháu
ngày càng thành đạt và chúng tôi cũng có điều kiện để chăm nom ông hơn.
Cùng một hoàn cảnh nhưng hai cách xử trí khác nhau, nhờ đó tôi đã không phải
phân vân giữa bố và vợ như bạn Đỗ Tâm. Tôi thành thật khuyên bạn nên cứng rắn
hơn. Ở bên bố là việc hiếu nghĩa phải làm, còn với vợ, đó chỉ là một phép thử
lòng.
Nếu cô ấy không đủ tình thương cho người mà cô ấy đã gọi là bố chồng thì với những khó khăn khác cũng thế thôi. Chúc bạn sớm đưa ra quyết định sáng suốt.
(Theo Tri thức trẻ)