- “Tôi đố em nào không học thêm mà đỗ vào công lập”- một phụ huynh khẳng định. Câu chuyện cho con đi học thêm được nhiều phụ huynh bàn luận rôm rả trong kì thi tuyển sinh lớp 10 tại TP.HCM hôm nay.
Không học thêm, con tôi chẳng tự tin đi thi lớp 10
Theo khảo sát nhanh một số phụ huynh đưa con đi thi môn Ngữ Văn sáng nay, thì 100% phụ huynh cho biết, con họ đã phải học thêm rất kỹ để chuẩn bị cho kỳ thi “cân não” này.
“Con tôi học khá, những năm học lớp 6, 7, 8 hầu như không đi học thêm. Nhưng đến đầu năm lớp 9, con chủ động xin bố mẹ cho đi học thêm bởitất cả các bạn của con đều theo một vài lớp ôn luyện nào đó” – anh Hoàng Công Tiến, có con học tại Trường THCS Hoàng Hoa Thám (Q.Tân Bình) cho biết.
Thí sinh chờ dự thi vào lớp 10. Ảnh: Đinh Quang Tuấn |
Cho con đăng ký nguyện vọng 1 vào Trường THPT Phú Nhuận, anh Tiến cho biết con anh đi học các môn Toán, Văn và Ngoại ngữ.
“Tất nhiên, khi con xin đi học thêm chúng tôi đồng ý ngay. Mà nếu con không xin thì chúng tôi cũng giục con tìm chỗ học, bởi vì xungquanh mình ai cũng đi học thêm”.
Anh Tiến nhìn nhận “Học thêm đúng là chẳng hay gì. Cái dở nhất của học thêm là triệt tiêu khả năng tự học của các cháu”.
Theo anh Tiến, ở thế hệ các anh trước đây, ngoài giờ học trên lớp thì tự học là chính, không có học thêm. Nhưng bây giờ, học thêm là xu thế, ai không theo sẽ không kịp kiến thức.
Nói rộng ra, anh Tiến cho rằng rất khó để loại bỏ dạy thêm, học thêm bởi đó là cung – cầu của thị trường.
“Nói xa hơn nữa là do áp lực bằng cấp đang đè nặng xuống chúng ta. Ai cũng muốn có một tấm bằng nào đó, nên việc bắt đầu chạy từ khi còn nhỏ là điều khó tránh khỏi. Ai cũng muốn vượt lên, mà để vượt lên thì ai cũnglo rằng kiến thức ở trong trường là chưa đủ, nên sinh ra học thêm”.
Chị Nguyễn Hải Hà có con đăng ký vào Trường THPT Nguyễn Chí Thanh thì cho biết từ sau Tết âm lịch gia đình chị đã mời gia sư về kèm con.
“Trường THPT Nguyễn Chí Thanh có điểm đầu vào khá cao, thường trên 36 điểm, nên chúng tôi khá lo lắng. Trước kỳ thi, nhà trường nơi con học cấp 2 tổ chức ôn tập cho các con trong vòng 1 tháng, nhưng việc ôn tậpđó tôi cho rằng cũng chỉ để các con đạt một mức điểm trung bình thôi. Còn để vào được trường công lập tốt, thì chúng tôi phải cho con học thêm. Tất cả các bạn của cháu cũng học thêm suốt”.
Chị Hà cũng cho biết, để thuê gia sư cho con, mỗi tháng chị tốn khoảng 1,5 triệu đồng. Nhưng đây là khoản đầu tư hợp lý. “Nếu con phải vào trường ngoài công lập, thì chưa nói đến môi trường học, cơ sở vật chất, giáo viên… riêng học phí hàng tháng còn hơn tiền gia sư hiện nay. Nên mình chịu tốn kém một năm để 3 năm tới bớt được gánh nặng tiền bạc”.
Đứng trước cổng THPT Nguyễn Hữu Huân (Q.Thủ Đức) chờ con, chị Thu Hằng cho rằng thành phố không nên cấm chuyện học thêm. “Tôi đố họcsinh nào không học thêm mà đỗ vào công lập” – chị Hằng quả quyết”.
Theo chị Hằng việc học hành, phụ huynh nên đầu tư cho con. “Đầu tư cho con học thêm còn hơn phải học dân lập. Con bé nhà tôi, họcthêm từ đầu chí cuối. Nên tôi cũng yên tâm phần nào”.
Đừng đổ tội cho giáo viên nữa
Có con học tại THCS Hoa Lư (Q.Thủ Đức) đăng kí vào THPT Nguyễn Hữu Huân, chị Thu Trâm cho biết:
“Mọi người cứ đổi tội cho các thầy cô thếnày, thế kia. Nói phải tội, không phải thầy cô nào cũng xấu. Thằng bé nhà tôi họcyếu, để nó khá hơn, đầu năm tôi phải đến tận nhà nhờ cô phụ họa. Cô giáo cũng nói, nếu gia đình thật sự cần thiết thì đem cháu đến, chứ cô không bắt ép”
Theo chị Trâm, không phải giáo viên nào cũng ép học sinh học thêm. Nhiều giáo viên còn khuyên gia đình nên dành thời gian kèm cặpcon để con gần gũi cha mẹ.
“Tôi có nghe nhiều trường hợp học sinh không học thêm bị cô o ép. Nhưng đó là ở đâu chứ bản thân tôi chưa gặp. Chắc cũng con sâu làm rầu nồi canh thôi. Đừng đổ tội cho giáo viên nữa. Ngay lớp con tôi, từ đầu năm họp phụ huynh, giáo viên chủ nhiệm thông báo, gia đình nào cảm thấy khả năng học lực của con mình yếu thì tự nguyện đăng kí với nhà trường để học thêm, trường không ép học sinh. Chúng tôi nghe vậy nên thấy thoải mái, chứ cô có ép đâu. Tất nhiên, đã nhờ cô dạy thì phải trả phí".
Còn anh Trần Minh Thảo, có con đăng kí dự thi vào THPT Hiệp Bình thì cho rằng, việc học thêm là do chính phụ huynh đề xuất chứ giáo viên ít khi chủ động. Nếu có cũng chỉ vài trường hợp giáo viên cá biệt “gợi ý”với hội phụ huynh để móc nối. Nhưng giáo viên là người bị ảnh hưởng nhiều nhất.
“Nếu phụ huynh không cho học thì thẳng thắn với cô giáo. Còn nói cô giáo “đì” thì trong bài kiểm tra đã có giấy trắng, mực đen. Tôi nghĩ, cấp ba còn được, chứ cấp hai đa số phụ huynh cũng đủ trình độ biết con làm đúng hay làm sai”
Theo anh Thảo, chẳng phụ huynh nào can đảm thừa nhận việc học thêm là do họ (cũng như, đầu năm chẳng phụ huynh nào thẳng thắn thắc mắc là sao nhà trường lại thu nhiều tiền thế). Dù lý do cho con đi học thêm là trăm đường, vạn nẻo như con học kém, con hay chơi, hay chỉ đơn thuần tìm chỗ gửi con cho an tâm.
“Bản thân tôi thấy, cho con học thêm được nhiều thứ. Con có thêm kiến thức, con không hư hỏng, tôi cũng yên tâm đi làm, ” – anh Thảo nói.
Lê Huyền - Ngân Anh
Dạy thêm, dạy chính và một nền giáo dục nhân bản Tôi nhớ lúc chị tôi vào ĐH. Ba muốn chị thi vào sư phạm, muốn con gái có một công việc ổn định và được trọng vọng. Ông hay lấy dì ra làm câu chuyện cho chị noi theo. Không những thế, ba còn khuyến khích thi vào các ngành: Toán, Lý, Hóa, Anh văn… để sau này đi dạy thêm cho dễ. |