- Nhiều người gọi Philippe Bouler là “ông festival” bởi ông từng làm đạo diễn, giám đốc nghệ thuật, cố vấn, tham gia tổ chức... hơn 50 festival trên thế giới, trong đó nổi bật nhất là vai trò giám đốc nghệ thuật Festival Huế từ năm 2000 đến năm 2012.

Philippe đến Việt Nam từ đầu những năm 1980 và đã tham gia đóng góp cho Việt Nam bằng rất nhiều chương trình văn hóa, trong đó nổi bật nhất là vai trò giám đốc nghệ thuật Festival Huế từ năm 2000 đến năm 2012.

{keywords} 

Kỷ niệm với Trịnh Công Sơn

- Là người gắn bó nhiều năm với văn hóa và âm nhạc Việt Nam, vậy điều gì gây ấn tượng nhất cho ông, thể loại nào là gây được ấn tượng mạnh mẽ nhất? Ông có thể gọi tên cảm xúc ấy?

Nói ra được một cảm xúc nhất định thì rất khó. Tôi đã từng xem một buổi hòa nhạc của Lou Reed. Ông là một nhạc công, một ca sĩ người Mỹ ở những năm 1980, âm nhạc của ông rất tuyệt vời. Với tôi, ông là một nghệ sĩ lớn. Tôi cũng từng nghe nhạc dân tộc, nhạc trẻ Việt Nam, rất khó xác định. Tôi nghe thì thấy rằng hình như copy từ nước ngoài khá nhiều.

Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những buổi hòa nhạc của một số các bạn trẻ rất hay. Với tôi, có hai nghệ sĩ mà tôi đặc biệt quam tâm là nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và Lê Cát Trọng Lý. Tôi được tiếp xúc nhiều với Trịnh Công Sơn, từng lên sân khấu khi ông ấy đang biểu diễn. Ông ấy mời tôi lên sân khấu trong một buổi hòa nhạc ở Dinh Độc Lập vào năm 1993. Ông ấy nói: “Tôi sẽ không hát nếu anh không lên sân khấu nói chuyện với khán giả của tôi”. Và tôi buộc phải lên sân khấu và hát với anh ấy.

Còn với Lê Cát Trọng Lý, hầu như lần nào đến Việt Nam tôi cũng gặp cô ấy trong nhiều trường hợp, gặp một mình, gặp trong một nhóm nhạc dân tộc, hay nhóm nhạc từ Châu Phi. Mỗi lần gặp gỡ ấy tôi lại có một tâm trạng khác nhau và rất tuyệt vời đối với tôi. Khi nghe cô ấy hát tôi thấy nổi da gà. Tôi thấy âm nhạc Việt Nam đang có những con đường sáng.

- Từng chơi giao lưu với nhiều thế hệ nghệ sĩ Việt Nam, ông thấy rằng điểm nổi bật của nhạc Việt là gì? Đâu sợi dây xuyên suốt kết nối họ?

Không có sợi dây nào cả. Tôi gặp nhiều người khác nhau như Hồng Nhung, Mỹ Linh, Thanh Lam. Bên cạnh đó, tôi thấy hiện nay có nhiều người trẻ chơi nhạc dân tộc. Thêm nữa, có nhóm nhạc, như Trí Minh chẳng hạn, họ có gu nhạc rất hay. Phó An My một người chơi nhạc Piano rất “điên loạn” và cá tính.

Cách đây 10 năm, những người chơi nhạc thường hay sao chép từ nước ngoài nhưng những bạn trẻ Việt Nam hiện nay thường đi nhiều nơi, có điều kiện tìm hiểu thông qua internet… từ đó mà họ có sự sáng tạo nhiều hơn.

Họ đi tìm âm thanh khắp mọi nơi trong và ngoài nước, kể cả âm nhạc của dân tộc thiểu số rồi trộn lại với nhau và tạo ra được âm sắc/âm thanh riêng của mình. Chẳng hạn như nhóm nhạc Quang và Minh, họ biết tạo ra được thứ âm nhạc riêng từ công cụ chơi nhạc của người dân tộc và cả nhạc cổ điển. Họ hòa những thứ đó vào nhau và tạo ra được âm nhạc riêng của mình. Nhạc của họ rất đẹp, rất độc đáo.

Đối với chúng tôi, ở Pháp rất quan tâm tới thể loại âm nhạc này. Quang và Minh sẽ sang Pháp biểu diễn trong năm tới.

{keywords} 

Nhạc vàng tồn tại có lí do riêng

- Đã từng làm việc với nhiều thế hệ nghệ sĩ khác nhau của Việt Nam, ông thấy thế hệ nghệ sĩ thời Trịnh Công Sơn và thế hệ nghệ sĩ thời Lê Cát trọng Lý có gì khác biệt?

Tôi nghĩ không có sự khác biệt. Lê Cát Trọng Lý dường như là đứa con gái tinh thần của Trịnh Công Sơn. Cả hai người đều tự sáng tác nhạc và phần lời rất đậm chất thơ. Thông thường, trong âm nhạc, phần nhạc là quan trọng nhất, sau đó mới đến phần lời. Còn ở Trịnh Công Sơn và Lê Cát Trọng Lý thì chất thơ là đầu tiên. Thanh Lam thì ngược lại, giọng hát là nổi bật nhất.

Điều tôi quan tâm ở Thanh Lam là cô ấy có thể hát được nhiều thể loại như Rock, Hiphop. Cô ấy có chất giọng khỏe nhưng cũng rất mềm mại. 

- Có người cho rằng, nhạc Việt đương đại không có bản sắc và không có những tác phẩm ấn tượng. Ông nghĩ sao về chuyện này?

Cũng có nhiều mặt. Hiện nay, hiện tượng như Trịnh Công Sơn ở Việt Nam không có. Nhưng cái thời của Trịnh Công Sơn, tất cả mọi người đều chơi một thể loại. Ngày nay, có nhiều thể loại và phong cách khác nhau.

Cách đây 20 năm, Trịnh Công Sơn nói với tôi rằng ông ấy không muốn sang Pháp để cho công chúng biết về nhạc của mình vì âm nhạc Pháp khác xa với âm nhạc của ông ấy nên có thể công chúng Pháp không thể cảm nhận được.

Ngày nay thì khác, Trí Minh, Lê Cát Trọng Lý sẽ sang Pháp và có nhiều nghệ sĩ khác cũng sang Pháp trình diễn. Khoảng 20 năm trở lại đây, mọi người đã hướng tới những trào lưu khác, hướng tới một nền âm nhạc đa sắc màu.

- Ông có nghiên cứu dòng Bólero (nhạc vàng) của Việt Nam không? Nếu có, ông thấy nó có đặc trưng gì?

Tôi thấy Bólero giống với nhạc Milonga - một dòng nhạc buồn phổ biến ở Uruquay và Achentina. Tôi thì tôi không thích nhạc buồn vì khi nghe tôi cảm thấy não nề lắm nhưng tôi vẫn thích Bólero hơn so với nhạc K pop hiện nay.

Nếu một người trẻ thích dòng nhạc cũ như Bólero, liệu họ có phải là người “cản trở sự phát triển của âm nhạc”?

Tôi nghĩ những người nghệ sĩ luôn có lí do của họ trong việc ưa thích một gu âm nhạc nào đó. Họ luôn có con đường riêng của mình, đôi khi cũng phải rẽ trái, rẽ phải.

Một người nên tiếp xúc với nhiều thể loại nhạc khác nhau để phát hiện được sự phát triển của âm nhạc. Bản thân sự tồn tại của Bólero có lí do riêng. Chúng ta nên tôn trọng sự tồn tại đó. Chẳng hạn như dòng nhạc cổ Milonga hoặc Tango có thời gian đã biến mất nhưng mới đây đã quay lại.

Những người tôi biết cách đây 30 năm, họ chơi mỗi nhạc Milonga hay Tango nhưng bây giờ lại biết chơi cả thể loại khác. Tuy vậy dòng nhạc chính của họ vẫn là Tango. Hiện nay, giới trẻ nghe Tango theo trường phái hiện đại, tức là đã có sự cách điệu.

Nói chung, hiện nay, có người chơi nhạc truyền thống 100% nhưng cũng có người chơi có sự phá cách.

- Ở Hàn Quốc, người ta có một nền “công nghiệp” âm nhạc khá ấn tượng. Ông có nghĩ Việt Nam cũng nên có một nền “công nghiệp” âm nhạc như vậy?

Tôi nghĩ rằng, cái được gọi là K-Pop hay “âm nhạc Hàn Quốc” sẽ mất đi rất nhanh. Đó là một cỗ máy kiếm tiền chứ không phải là âm nhạc. Cũng giống như ở Châu Âu một thời đã từng đi qua trào lưu như thế này.Hay ở Mỹ, cách đây 10 năm có một nhóm nhạc thần tượng nổi tiếng kéo dài 3 đến 5 năm sau đó không tồn tại nữa. Thực chất đó cũng là một cỗ máy kiếm tiền.

Tuy nhiên, những loại âm nhạc thực sự như nhạc Pandori - một thể loại nhạc truyền thống với những người chơi nhạc rất chuyên nghiệp như Kim Duk Soo, anh có thể chơi 20 bộ gõ, và giọng hát rất cao, có giọng opera chuẩn thì sẽ tồn tại, vì nó là những giá trị bền vững của âm nhạc.

Trang Nguyễn