Chiều 23/12/2020, tại Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường và Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) đã tổ chức Lễ ký Quy chế phối hợp về việc hướng dẫn kiểm tra và xử lý tình huống đối với hàng hoá kinh doanh gửi qua đường bưu điện trong nước.

Việc ký quy chế phối hợp nhằm mục đích giúp Tổng cục Quản lý thị trường có những thông tin kịp thời về tình hình thị trường vận chuyển hàng hóa qua đường bưu điện trong nước; nâng cao hiệu quả công tác quản lý thị trường trong lĩnh vực kinh doanh vận chuyển hàng hóa qua đường bưu điện. Đồng thời giúp Vietnam Post nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý hệ thống, vận chuyển trên toàn quốc.

{keywords}
Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường Trần Hữu Linh và Tổng Giám đốc Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam cùng ký Quy chế phối hợp.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng cục quản lý thị trường khẳng định, việc ký quy chế phối hợp là rất cần thiết, mang lại nhiều lợi ích cho cả hai đơn vị, đặc biệt là nâng cao hiệu quả hoạt động cho Bưu điện Việt Nam. Ông Trần Hữu Linh đề nghị, ngay sau lễ ký, hai bên khẩn trương triển khai cụ thể các nội dung trong quy chế phối hợp trên toàn quốc.

Ông Chu Quang Hào, Tổng Giám đốc Vietnam Post cam kết, Bưu điện Việt Nam sẽ phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Quản lý thị trường trong việc cung cấp các thông tin định kỳ, đột xuất về hoạt động vận chuyển hàng hóa bưu chính. Bên cạnh đó, Bưu điện Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện đầy đủ các quy định của nhà nước trong hoạt động chấp nhận, vận chuyển bưu gửi, hàng hóa trên toàn mạng lưới.

Theo quy chế vừa được ký, hai đơn vị sẽ phối hợp chặt chẽ trong việc xây dựng và thực hiện các kế hoạch kiểm tra, thanh tra định kỳ và đột xuất xử lý những bưu phẩm, bưu kiện là hàng hóa vi phạm pháp luật; cung cấp thông tin về hoạt động kinh doanh, vận chuyển hàng hóa, cập nhật các vi phạm xảy ra trên thị trường. Ngoài ra, hai đơn vị cũng thường xuyên đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật để người dân và các tổ chức doanh nghiệp thực hiện gửi hàng hóa, bưu phẩm đúng quy định của pháp luật.

{keywords}
Lễ ký kết được tổ chức tại trụ sở của Bưu điện Việt Nam chiều 23/12/2020

Để đảm bảo công tác phối hợp đạt hiệu quả cao nhất, góp phần ngăn chặn việc mua bán, kinh doanh trái phép hàng cấm gửi, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ..., hai đơn vị sẽ thường xuyên trao đổi thông qua gặp gỡ trực tiếp, gửi văn bản cập nhật các thông tin liên quan.

Định kỳ 6 tháng một lần, hai bên sẽ tổ chức các hội nghị giao ban nghiệp vụ để trao đổi thông tin, đánh giá tình hình phối hợp và định hướng hoạt động cụ thể cho 6 tháng tiếp theo.
Hàng năm, hai bên tiếp tục tổ chức giao ban tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm các hoạt động đồng thời cập nhật kế hoạch triển khai trong thời gian tiếp theo.

Được biết, Tổng cục Quản lý thị trường rất ít khi ký quy chế phối hợp với doanh nghiệp. Bưu điện Việt Nam là doanh nghiệp thứ hai ký quy chế phối hợp với Tổng cục này (Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam là doanh nghiệp đầu tiên, đã ký quy chế phối hợp từ gần 1 năm trước).

Bình Minh

 

Bưu điện phải làm cuộc cách mạng thứ hai: "Chuyển đổi số để cất cánh"

Bưu điện phải làm cuộc cách mạng thứ hai: "Chuyển đổi số để cất cánh"

Bưu điện Việt Nam bắt buộc phải làm cuộc cách mạng lần thứ hai – chuyển đổi số để cất cánh. Không chỉ dừng ở mục tiêu doanh nghiệp hàng đầu về bưu chính, Bưu điện Việt Nam còn hướng tới vị thế công ty fintech lớn nhất Việt Nam.