Dù có nhiều xe vượt qua thử thách này một cách xuất sắc nhưng vẫn có những thương hiệu không làm được điều này. Sau đây là danh sách 8 dòng xe thất bại trong các bài test an toàn do IIHS tiến hành.

An toàn luôn là yếu tố quan trọng đối với người tiêu dùng khi mua ô tô. Từ hơn 50 năm nay, Viện An toàn đường bộ Mỹ (IIHS) đã thực hiện nhiều chính sách để nâng cao tính an toàn trên xe hơi, trong đó có việc đưa các bài test va chạm đầy khó khăn vào chương trình bắt buộc của mình.

1. Mitsubishi Mirage

{keywords}

Với mức giá từ 12.995 USD, Mitsubishi Mirage là một trong những mẫu xe rẻ nhất trên thị trường. Ngoại trừ yếu tố tiết kiệm nhiên liệu chỉ 5.35 lít/100km, Mitsubishi còn là mẫu xe cơ động, linh hoạt trên đường phố với kích thước nhỏ gọn.

Tuy nhiên, những yếu tố này không giúp cho nó an toàn hơn. Theo IIHS, mẫu xe nhỏ này thiếu các yêu cầu an toàn cần thiết và biểu hiện rất tệ ở bài test góc va nhỏ phía trước.

2. Hyundai Accent

{keywords}

Giống như Mirage, Hyundai Accent cũng là mẫu xe cỡ nhỏ giá rẻ với khả năng tiết kiệm nhiên liệu khá ấn tượng. Nhưng về mặt an toàn thì Accent không tốt lắm. Ở bài test góc va nhỏ phía trước, mẫu xe Hàn này chỉ đạt được mức “trung bình”. So với các mẫu xe cùng phân khúc như Honda Fit và Chevrolet Spark, Accent không bảo vệ an toàn được chút nào cho người sử dụng.

3. Mazda5

{keywords}

Kể từ năm 2010, số lượng khách hàng của Mazda bỗng tăng mạnh nhờ vào sự đổi mới về chất lượng lẫn thiết kế. Tuy nhiên Mazda5 lại không nằm trong số những dòng ăn khách của Mazda. Mẫu xe này còn vướng phải điểm “tệ” trong bài test góc va nhỏ của IIHS, chỉ đạt điểm “chấp nhận được” trong việc bảo vệ đầu thân người lái. Có lẽ đây cũng là lý do mà Mazda5 sẽ ngừng sản xuất sau năm 2015.

4. Audi A4

{keywords}

Được ra mắt vào năm 1995, A4 là mẫu sedan thể thao giúp Audi trở lại thị trường xe sang, cạnh tranh với BMW và Mercedes-Benz.Với nội thất sang trọng, động cơ 2.0 lít, sức mạnh 220 mã lực, Audi là mẫu xe khiến nhiều người thèm muốn, là đối thủ cạnh tranh với dòng 3-Series của BMW.

Mặc dù vậy, mẫu xe sang cỡ trung này chỉ đạt được mức “tệ” trong bài test va chạm góc nhỏ, còn tệ hơn mẫu sedan A3.

5. Lincoln MKS

{keywords}

Dù nỗ lực trở thành một hãng xe sang nhưng kết quả an toàn của chiếc MKS như một gáo nước lạnh dập tan tham vọng này.

Giống như chiếc Audi A4, Lincoln MKS cũng chỉ đạt điểm “tệ” trong bài test va chạm góc nhỏ. Đây là kết quả đáng xấu hổ so với các mẫu xe cùng phân khúc (ít nhất cũng đạt mức “Top Safety Pick +”).

6. Jeep Wrangler

{keywords}

Dù là tên tuổi lẫy lừng trong lịch sử xe hơi thế giới. Thế nhưng “chiến binh” này lại có điểm số về an toàn cực thấp. Ở bài test va đập bên hông xe, mẫu xe này không bảo vệ được gì nhiều cho người lái. Tổng điểm ở các bài test khác cũng không khả quan mấy.

Vì vậy nếu ưa mạo hiểm và off-road, Jeep Wrangler là một mẫu xe khá, nhưng nếu muốn an toàn, bạn không nên lựa chọn nó.

7. Mazda CX9

{keywords}

Cũng như Mazda5, chiếc CX9 là mẫu xe thuộc thời kỳ trước của Mazda. Nó vẫn là một phiên bản cũ kỹ, không có nhiều điểm nâng cấp so với thế hệ trước. Do đó, yếu tố an toàn trên xe cũng không có gì ấn tượng. Ở bài test góc va nhỏ, mẫu xe này biểu hiện rất tệ, nhất là ở khả năng chịu lực của nóc xe, chỗ tựa đầu và ghế ngồi.

Dù vậy, với phiên bản hoàn toàn mới ra mắt vào năm 2017, CX9 có thể sẽ thay đổi và an toàn hơn.

8. Nissan Quest

{keywords}

Trong nhiều năm, Nissan Quest đứng đầu trong danh sách những xe minivan thời trang và độc đáo nhất trên thị trường. Nhưng không may mắn là trong các bài thử nghiệm của IIHS, Nissan Quest không hề biểu hiện tốt.

Phó chủ tịch IIHS – ông Dave Zuby miêu tả bài test góc va nhỏ của chiếc Quest là “một trong những bài test tệ nhất” ông từng thấy. Ở vận tốc gần 65 km/h, hình nhân trên xe Quest đã rơi xuống thẳng sàn xe. Điều này nếu xảy ra trong thực tế có thể khiến người dùng bị tàn tật suốt đời. Đây cũng là lý do khiến Quest mất điểm trước các đối thủ như Honda Odyssey, Toyota Sienna và Kia Sedona.

Theo Vietoto.vn