Nhiều loại thức ăn để qua đêm không chỉ mất đi giá trị dinh dưỡng mà còn sản sinh nhiều độc tố rất có hại.

Lối sống hiện đại bận rộn khiến nhiều bà mẹ có thói quen nấu một lần thật nhiều, sau đó đút đồ vào tủ lạnh cho con ăn dần. Tuy nhiên, có những nhóm thực phẩm để lâu, để qua đêm sẽ tạo điều kiện sinh ra chất độc hại, vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Với các bé còn nhỏ, hệ tiêu hóa còn yếu ớt và chưa hoàn thiện, ăn nhiều loại đồ ăn trữ lâu sẽ dễ bị ngộ độc và ảnh hưởng sức khỏe lâu dài. Dưới đây là những thực phẩm mẹ cần tránh để qua đêm:

Canh

Canh còn thừa để trong nồi inox, nồi nhôm dễ sinh ra phản ứng hóa học. Vì thế, nếu ăn không hết, mẹ nên đựng canh trong bát sứ, bát thủy tinh hoặc niêu đất rồi để tủ lạnh. Tốt nhất là các món canh nấu xong nên đổ ra bát ăn ngay trong một bữa.

Nộm, gỏi

{keywords}

Món nộm, gỏi chứa rất nhiều gia vị như dấm, ớt, đường,..., cực kì dễ lên men, để qua đêm dễ gây ngộ độc. (Ảnh minh họa)

Món nộm, gỏi chứa rất nhiều gia vị như dấm, ớt, đường,..., cực kì dễ lên men. Nếu để qua ngày hôm sau, kể cả trong tủ lạnh, loại đồ ăn này cũng dễ sinh nấm mốc, gây ngộ độc.

Cá và hải sản

Cá rán và hải sản để qua đêm làm chất protein biến đổi, gây hại cho chức năng gan, thận.

Rau đã nấu



Do hàm lượng nitrat trong các loại rau xanh khá nhiều, nếu nấu xong để quá lâu, vi khuẩn phân hủy, lượng nitrat sẽ lại tạo thành nitrite – chất gây ung thư, cho dù mẹ có đun lại đi chăng nữa cũng không thể khử được. Vì vậy, rau cũng là món không được để qua đêm.

{keywords}

Cá, hải sản hay rau nấu qua đêm đều sinh ra chất độc hại. (Ảnh minh họa)

Trứng luộc

Nếu lần đầu mẹ đã luộc chín trứng, bảo quản trong tủ lạnh thì lần sau, trước khi ăn đem ra luộc lại cũng không có vấn đề gì. Tuy nhiên, nếu để ở ngoài thì chỉ cần với nhiệt độ từ 10 độ C trở lên, trong trứng sẽ có nhiều vi sinh vật phát triển, ăn vào rất có hại cho đường tiêu hóa. Trẻ nhỏ hệ tiêu hóa non nớt, ăn trứng luộc để lâu không bảo quản tủ lạnh sẽ dễ bị tiêu chảy.

Nước đun sôi để nguội quá lâu

Hàm lượng muối natri nitrit trong nước đun sôi cao hơn trong nước lã. Hơn nữa nước sôi được đun đi đun lại và đun sôi lâu thì hàm lượng muối natri nitrit còn tăng lên rõ rệt. Hàm lượng muối natri nitrit trong nước đun sôi sau 24 tiếng cao hơn nước mới đun sôi 1,3 lần. Vì thế, tốt nhất mẹ nên đun nước hôm nào uống hôm đó, cũng không nên uống nước đun sôi quá lâu.

Mộc nhĩ



Mộc nhĩ cũng là thực phẩm chứa rất nhiều loại nitrate. Sau khi được nấu chín và để lâu, các vi khuẩn sẽ phân giải, nitrate sẽ lại biến thành muối natri nitrite, gây ung thư.

(Theo Khám phá)