Dù với quy mô thị trường nhỏ bé, khó thu hút các nhà sản xuất linh kiện, kể từ khi thành lập, công ty ô tô Toyota Việt Nam (TMV) vẫn không ngừng nỗ lực gia tăng tỉ lệ nội địa hóa cho các mẫu xe và thúc đẩy công nghiệp ô tô phát triển.

Câu chuyện từ những ngày đầu thành lập

Tổng giám đốc đầu tiên của TMV - ông Hasegawa (1995 - 1998), vẫn nhớ rõ ràng về những ngày đầu thành lập vào năm 1995. “Lúc đó, Chính phủ và các ban ngành đang rất quan tâm đến việc xây dựng và phát triển ngành công nghiệp ô tô cho Việt Nam, còn tôi lúc đó chỉ lolắng sao cho TMV có thể tồn tại.”

{keywords}

Trung tâm xuất khẩu phụ tùng ô tô của TMV

Việt Nam lúc bấy giờ vẫn còn là một thị trường nhỏ với quy môchỉ vài ngàn xe/năm nhưng nhiều cạnh tranh với tổng cộng 11 doanh nghiệp ô tô, do đó vấn đề gia tăng tỉ lệ nội địa hoá thời kỳ này là “một sứ mệnh lâu dài, phải có sự góp sức của rất nhiều người, cộng thêm nhiều điều kiện khác nữa…”

Ông Ono, TGĐTMV giai đoạn 1999 - 2002chia sẻ, “Lúc bấy giờ năng lực sản xuất, lắp ráp của TMV chỉ khoảng 5.000 chiếc/năm, nhưng nhờ sự khéo tay và sáng ý của công nhân Việt Nam mà năng lực sản xuất của nhà máy đã nhanh chóng tăng lên 30% - nghĩa là tăng thành 6.500 chiếc/năm. Áp lực lớn nhất khi tôi nhận nhiệm vụ tại TMV là làm sao để tăng quy mô sản xuất lẫn quy mô bán hàng, và bắt đầu lên kế hoạch thực hiện tỷ lệ nội địa hóa. Bước sang năm 1999, dòng xe Zace của TMV bán được nhiều, cho chúng tôi niềm tin rằng thị trường Việt Nam có khả năng phát triển”.

{keywords}

Toyota Việt Nam hiện vẫn là doanh nghiệp ô tô duy nhất sở hữu xưởng dập và dây chuyền sản xuất hoàn chỉnh gồm 5 công đoạn: Dập - hàn - sơn - lắp ráp - kiểm tra chất lượng

Theo ông Ono, đểtăng nội địa hóa, vai trò của ngành công nghiệp hỗ trợ vô cùng quan trọng,cần thiếtphải có các nhà sản xuất phụ tùng, linh kiệncung cấp cho các DN lắp ráp. Thế nhưng thị trường ô tô Việt Nam lúc đó còn rất nhỏ, các ngành công nghiệp cơ bản như sắt, dầu… chưa phát triển, nên việc kêu gọi DN sản xuất phụ tùng đầu tư vàoViệt Nam gặp rất nhiều khó khăn.

Với sự giúp đỡ từtập đoàn Toyota Nhật Bản,vào đầu năm 2001,TMV bắt đầu quyết tâm nghiên cứu kế hoạch đầu tư xưởng dập thân vỏ xe vào nhà máy của TMV tại Vĩnh Phúc.Thông thường, sản lượng ô tô phải đạt từ vài chục đến hàng trăm ngàn chiếc mỗi năm trở lên thì mới tính đến đầu tư xưởng dập. Trong khi đó, Toyota Việt Nam chỉ đạt sản lượng vài ngàn chiếc/năm. Tuy nhiên, nếu có xưởng dập vỏ xe thì tỉ lệ nội địa hoá của TMV sẽ được cải thiện rất lớn.

Cùng thời gian đó, dự án IMV ( xe đa dụng toàn cầu) của Tập đoàn Toyota được triển khai, với mục tiêu cho ra đời nhữngmẫu xe đa dụng,sử dụng linh kiện sản xuất từ nhiều nơi trên thế giới, có giá cạnh tranh. Nhân cơ hội này, “chúng tôi đã nỗ lực hết sức để lôi kéo” Công ty Denso nổi tiếng Nhật Bản trong lĩnh vực sản xuất phụ tùng, linh kiện ô tôđầu tư vào Việt Nam. Cùng với cam kết hỗ trợ Denso xuất khẩu phụ tùng sản xuất tại Việt Nam sang các quốc gia khác, để lắp trên những mẫu xe toàn cầu của Toyota.

Từ việc “lôi kéo” thành công Denso vào Việt Nam, chúng tôi tiếp tục quyết tâm mời thêm nhiều nhà sản xuất phụ tùng, linh kiệnkhác vào Việt Nam để phát triểnngành công nghiệp hỗ trợ.”

Những thành quả đạt được…

Bằng nỗ lực quyết tâm từ những ngày đầu thành lập, Xưởng Dập của TMVđã chính thức được đưa vào hoạt động từ năm 2003 vớicông suất hiện tại lên trên45.000 xe/ năm.Cho đến nay, mặc dù chưa như mong muốn, nhưng TMV vẫn đang là nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô có tỉ lệ nội địa hoá cao nhất tại Việt Nam. Kết quả đó có được từ nỗ lực trong nhiều công đoạn, nhưng có thể nói, Xưởng dập vẫn chiếm tỉ lệ lớn nhất.

Chặng đường gia tăng tỷ lệ nội địa hóa của TMV có thêm một dấu ấn quan trọng vào tháng 8/2008 khi Công ty mở rộng thêm Xưởng sản xuất khung gầm đầu tiên tại nhà máyvới công suất 21.000 chiếc/năm, gồm hai dây chuyền: Hàn và Sơn tĩnh điện tự động. Thay vì nhập khẩu toàn bộ khung xe hoàn chỉnh như trước đây thì nay TMV chỉ cần nhập khẩu những chi tiết nhỏ tháo rời của khung gầm, sau đó tiến hành sản xuất thành những khung xe hoàn chỉnh trên dây chuyền hàn và sơn tĩnh điện hiện đại và tự động..

{keywords}
Sản xuất tại nhà máy TMV

Khởi đầu với nhà cung cấp Denso, Đến nay, TMV có tất cả 18 nhà cung cấp phụ tùng, trong đó có nhiều nhà cung cấp của Tập đoàn Toyota Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam như Toyota Boshoku, Toyoda Gosei…

Tất cả 5 mẫu xe sản xuất tại TMV đều đạttỷ lệ nội địa hóa cao trong khoảng từ 19% đến 37%, theo phương pháp xác định giá trị của ASEAN.

Riêng trong năm 2015, TMV đã nội địa hóa thành công 6 sản phẩm bao gồm: móc kéo, bộ dụng cụ và ăng-ten cho xe Vios, thép tấm sàn xe Corolla, dầu và vòng đệm hộp số, nâng tổng số linh kiện nội địa hóa của TMV cho tất cả các dòng xe lên tới gần 280 sản phẩm.

Đặt mục tiêu tiếp tục gia tăng số lượng chi tiết phụ tùng nội địa hóa, TMV mở rộng hợp tác và không ngừng tìm kiếm các nhà cung cấp trong và ngoài nước tiềm năng, phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng của Toyota. Chính vì vậy, tháng 4/2009, TMV đã khai trương Trung tâm nội địa hóa tại trụ sở chính của công ty. Đây là nơi trưng bày các phụ tùng và linh kiện ôtô có tiềm năng nội địa với nhiều chủng loại vật liệu khác nhau được TMV và các nhà cung cấp nghiên cứu phát triển. Trung tâm hiện trưng bày tổng cộng 50 loại linh kiện thuộc các nhóm: Hàng nội thất, hàng nhựa, phụ tùng cao su, hàng hàn dập và hàng điện tử, chức năng, khung gầm

Đến xuất khẩu phụ tùng ô tô

Bên cạnh đó, TMV cũng là DN tiên phong trong việcxuất khẩu phụ tùng ô tô với mạng lưới xuất khẩu tới 14 vùng thuộc 13 quốc gia, mở ra một thời kỳ mới cho Việt Nam gia nhập hệ thống sản xuất toàn cầu của Toyota. Bắt đầu đi vào hoạt động từ 2004 đến nay, Trung tâm xuất khẩu phụ tùng của TMV đã đạt kim ngạch cộng dồn trên 326 triệu USD, bình quân 29 triệu USD/năm.Đặc biệt, trong 10 tháng đầu năm 2015, kim ngạch xuất khẩu đã đạt trên 36 triệu USD.

{keywords}
TMV tiếp tục nỗ lực tìm kiếm các nhà cung cấp tiềm năng tại triển lãm Công nghiệp phụ trợ 2015

Có thể thấy, thị trường ô tô Việt Nam được đánh giá rất tiềm năng. Tuy nhiên, các nhà sản xuất ô tô trong nước đang đối mặt với rất nhiều khó khăn. Đặc biệt, khi thuế suấtnhập khẩu xe từ các nước ASEAN giảm xuống 0% vào 2018, thì những nỗ lực để duy trì sản xuất trong nước, cũng như tiếp tục gia tăng tỷ lệ nội địa hóa, giảm giá thành trở nên rấtquan trọng.

Thiết nghĩ những chính sách cụ thể để thực hiện quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô đã được phê duyệt từ 2014 cần phải sớm được ban hành để các DN sản xuất ô tô có thể tiếp tục phát triển sản xuất trong nước, cũng như đóng góp cho sự phát ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.

Minh Ngọc