Giữa bối cảnh tranh chấp leo thang với các nước láng giềng, Trung Quốc đã thông qua việc tiếp tục gia tăng ngân sách quốc phòng lên mức hai con số (10,7%) lên mức 115,7 tỉ USD.
Sau gần ba thập niên mạnh tay đầu tư vào quân sự, Trung Quốc ngày càng quả quyết hơn trong việc phô trương sức mạnh thách thức các nước cùng có tuyên bố chủ quyền với vùng biển chiến lược quan trọng và giàu năng lượng ở Hoa Đông và Biển Đông.
Máy bay chiến đấu J-10 |
Nước này đã không tiếc tiền của
đầu tư mạnh vào các tham vọng quân sự dài hạn thể hiện qua khí tài, những phương
tiện mới trong đó có lần đầu tiên bay thử máy bay chiến đấu tàng hình cũng như
hạ thủy tàu sân bay.
Máy bay chiến đấu tàng hình J-20 |
Năm ngoái, hải quân Trung Quốc đã
tiếp nhận tàu sân bay đầu tiên và đầu tư phát triển các khả năng chống vệ tinh.
Tàu sân bay mang tên Liêu Ninh |
Trung Quốc đã chi 106,4 tỉ USD
cho quốc phòng năm 2012. Với mức tăng 11,5% so với 2011, Trung Quốc đã trở thành
một trong những nước chi tiêu quốc phòng hàng đầu thế giới. Mức gia tăng chi
tiêu liên tục đạt hai con số diễn ra vào thời điểm Trung Quốc nhanh chóng hiện
đại hóa lực lượng vũ trang, đẩy mạnh tranh chấp chủ quyền với Nhật và một số
nước Đông Nam Á tại Hoa Đông và Biển Đông.
Tàu khu trục Trung Quốc bị cáo buộc hành động đối đầu với tàu Nhật ở Hoa Đông |
Bắc Kinh còn đưa ra nhiều tàu
ngầm mới, tàu nổi và tên lửa đạn đạo chống hạm, thử nghiệm công nghệ phá hủy tên
lửa giữa không trung. Các nước láng giềng châu Á ngày một quan ngại về tham vọng
mở rộng sức mạnh quân sự của Bắc Kinh.
Mẫu máy bay chiến đấu J-15 |
Trung Quốc thường xuyên khẳng
định rằng, thế giới không phải lo ngại trước tốc độ hiện đại hóa quân sự của họ
và chi tiêu quốc phòng của họ còn kém xa Mỹ.
Trực thăng tấn công Z-9WZ |
Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia
quân sự nước ngoài cho rằng, mức chi tiêu thực tế cho quốc phòng của Bắc Kinh
lớn hơn nhiều so với công bố. "Phát triển không gian và các loại vũ khí mới không bao
gồm trong chi tiêu quốc phòng Trung Quốc. Thậm chí họ chi rất nhiều vào chương
trình không gian liên quan tới quốc phòng, họ cũng không đưa ra công khai",
Toshiyuki Shikata, giáo sư Đại học Teikyo Nhật Bản nói.
Một loại máy bay quân sự Trung Quốc trong triển lãm hàng không ở Bắc Kinh |
Thái An (theo Economic
Times)