gioi thieu |
Đối tượng nghiên cứu là loài thằn lằn có tên khoa học là Bassiana duperreyi. Chúng có một tính chất kỳ lạ mà các tác giả bài báo đăng trên Tạp chí Current Biology phát hiện vào năm 2009. Đó là kích thước trứng quy định giới tính của con thằn lằn sẽ nở ra từ đó. Còn trong nghiên cứu mới này, các nhà sinh học đặt trứng vào những lò ấp và đặt chế độ nhiệt độ khác nhau: một lò nhiệt dộ từ 8,5 đến 23,5 độ C và một lò, từ 14,5 đến 29,5 độ C.
Sau đó họ xác định “trí tuệ” của những con thằn lằn nở ra bằng cách đặt chúng vào hộp với hành lang có 2 lỗ để chúng có thể bò ra ngoài khi chạy trốn. Một lỗ đóng bằng cửa kính trong suốt và một lỗ để hở, từ phía trong nhìn ra sẽ thấykhông có gì khác biệt. Họ làm chúng sợ phải bò ra ngoài theo hành lang một cách may rủi.
Sau vài lần thử nghiệm, não chúng có thể nhớ được đường có thể thoát ra được và đường bị chặn bởi tấm kính, thể hiện trí nhớ (và trí thông minh). Kết quả là sau 16 lần thử như vậy, 6 trong số 9 con vật nở ra ở nhiệt độ cao tìm ra được cách thoát ra ngoài ngay sau lần thứ hai. Trong khi những con nở ra ở nhiệt độ thấp chỉ có 1 con có khả năng tương tự.
Người đứng đầu nhóm nghiên cứu Joshua Amilia kết luận: Sự nóng lên toàn cầu đối với loài thằn lằn Bassiana duperreyi không phải là điều xấu mà ngược lại, làm chúng trở nên thông minh hơn.
Hiện nay, các nhà khoa học đang tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu đối với các loài sinh vật. Ví dụ nồng độ CO2 trong khí quyển làm tăng độ axit của các đại dương ảnh hưởng tới nhiều loài như san hô chẳng hạn. Cuối năm 2011, trên Tạp chí Heredity đăng một bài báo mà các tác giả phát hiện sự nóng lên toàn cầu làm ảnh hưởng đến tỷ lệ giữa số lượng bọ rùa màu đỏ và bọ rùa màu đen sống ở Hà Lan.
Tuấn Hà