XEM VIDEO:

Lễ hội đền Gióng (Sóc Sơn, Hà Nội) khai mạc sáng nay. Theo truyền thuyết, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn là nơi dừng chân cuối cùng trước khi Thánh Gióng về trời nên mùng 6 tháng Giêng hàng năm, dân làng mở hội linh đình tại khu di tích đền Sóc thờ Thánh Gióng - Phù Đổng Thiên Vương.

Nghi lễ quan trọng nhất là phần dâng hoa tre, dâng trầu cau lên đền thờ Thánh Gióng. 

Giám đốc Trung tâm quản lý khu du lịch - di tích đền Sóc Sơn Nguyễn Nam Nho cho biết hôm nay lễ hội đón khoảng hơn 2,5 vạn người.

"Mọi năm hoa tre, trầu cau sẽ được mang về đền hạ để tất lễ tranh lộc, lúc đó người ta lao vào cướp. Điểm mới của lễ hội năm nay là nhân dân không cướp lễ tranh lộc. Việc phát hoa tre cho du khách là thoải mái, ai xin là mình cho", ông Nho cho biết.

Điều đặc biệt trong lễ hội này, chính là rước kiệu người thật, kiệu rước chở “Tướng bà” được đưa từ đình làng Yên Tàng (xã Bắc Phú) về đến đền Thượng. Đoàn rước kiệu "Tướng bà" gồm các cụ cao tuổi, cán bộ đoàn thể trong xã và 12 thanh niên trên 18 tuổi bảo vệ kiệu. Năm nay, em Nguyễn Hà Vy (10 tuổi, thôn Yên Tàng) được lựa chọn làm "Tướng bà".

Theo quy định, người được lựa chọn phải có tứ đại đồng đường song toàn, gia đình gương mẫu, là các bé gái 9 - 12 tuổi, gương mặt ưa nhìn, học giỏi.

{keywords}
Từ sáng sớm, dân làng các thôn tập hợp thành các đoàn tế lễ chờ tới lượt dâng lễ lên sân rồng, đền Thượng

Theo người dân, những năm trước đây đã xảy ra hiện tượng cướp “Tướng bà” và đòi tiền chuộc. Để đến đích cho nhanh và an toàn, lực lượng công an xã và huyện gồm 10 người vòng trong, vòng ngoài bảo vệ, hộ tống em Vy đi bộ.

{keywords}
Đoàn lễ lần lượt là giò hoa tre của thôn Vệ Linh, ngựa sắt của thôn Phù Mã, voi chiến của thôn Dược Thượng, trầu cau của thôn Đan Tảo, ngà voi của xã Đức Hòa, cỏ voi của thôn Yên Sào, kiệu tướng của thôn Yên Tàng và cầu húc của thôn Xuân Dục
{keywords}
Thu hút nhiều người quan tâm nhất là kiệu "Tướng bà" của thôn Yên Tàng. 6h sáng, đoàn xuất phát từ đình làng Yên Tàng tiến về đền Sóc tham dự lễ hội
{keywords}
Đoàn rước kiệu "Tướng bà" có đầy đủ các thành phần gồm các cụ cao tuổi, cán bộ đoàn thể trong xã và 12 thanh niên trên 18 tuổi khiêng kiêm bảo vệ kiệu
{keywords}
Người dân tranh thủ mừng tuổi lấy may cho "Tướng bà" đầu năm. Theo quan niệm của người dân Sóc Sơn, gia đình nào có con cháu được ngồi lên kiệu là niềm vinh hạnh của cả dòng tộc
{keywords}
Kiệu rước đầy đủ hoa quả, oản, chuối. Khách tham dự dâng tiền lên "Tướng bà" một phần và phần khác nhờ "Tướng bà" dâng lên Đức Thánh Gióng
{keywords}
Khi đã bước lên kiệu chính thức thì dù là ông bà hay bất cứ người thân ruột thịt nào cũng phải gọi em là "Tướng bà" và xưng "con"
{keywords}
Để đến đích cho nhanh và an toàn, lực lượng công an xã hộ tống "Tướng bà". Nếu bị đoàn khác cướp mất "Tướng bà", không những gia đình và cả xã phải chung tiền chuộc lại mà còn coi như bị xui xẻo cả năm
{keywords}
 
{keywords}
8h30 sáng, hội Gióng xong xuôi các phần lễ. Các lễ vật như voi chiến, ngựa chiến, ngà voi, "tướng bà" đều an toàn về tới các nơi phục lễ
{keywords}
 
{keywords}
Hàng nghìn người dân xếp hàng đông nghịt, không gian phát lộc ở đền Thượng khá nhỏ 
{keywords}
Chen lấn, xô đẩy để xin lộc. Có một số khoảng thời gian, đền Thượng diễn ra tình trạng hỗn loạn
{keywords}
Ban tổ chức vất vả phát lộc, giữ trật tự. Dòng người kéo dài từ sân vào trong đền đông nghịt
{keywords}
Năm nay, 10.000 hoa tre đã được chuẩn bị, dâng lên thánh sau đó sẽ được phát lộc cho du khách thập phương. Lễ hội sẽ kéo dài đến mùng 8
{keywords}
Người dân hồ hởi khi xin được lộc Thánh

 

Tạm dừng các lễ hội, tập trung phòng chống dịch virus corona khi cần thiết

Tạm dừng các lễ hội khi cần thiết, tập trung phòng chống dịch virus corona

Ban Bí thư lưu ý, trong trường hợp cần thiết, tạm dừng các hoạt động tập trung đông người, các lễ hội, hội nghị, hội thảo để ưu tiên cao nhất phòng, chống dịch.

Trần Thường