- Những hình ảnh người đẹp khỏa thân chụp ảnh với mục đích nhằm “nâng cao ý thức bảo vệ môi trường” khiến trẻ “sợ chết khiếp”, còn phụ huynh “ngượng chín mặt” một mực tẩy chay.
Mẹ ơi, con sợ lắm!
Cô bé Nguyễn Ngọc Trân, 7 tuổi, nhà ở khu chung cư cao tầng trên đường Trung Kính, Hà Nội nhác liếc qua hình ảnh cô người mẫu không mảnh vải che thân đứng cạnh thân cây, người uốn lượn vội lấy hai tay che mặt “sợ quá”, chạy đi mất.
Viết thêm dòng chữ to chú thích dưới bức ảnh “Hãy bảo vệ thiên nhiên, môi trường xung quanh” đưa cho cô bé ngó qua, bé chỉ lắc đầu: “Cháu không hiểu ạ”. Nói xong bé chạy vội ra chơi với các bạn ngoài hành lang khu chung cư.
Không hoảng hốt như cô bạn cùng khu ở, cậu bé Chu Thăng, 8 tuổi nhìn hình cô người mẫu khỏa thân với tâm trạng không được vui: “Cháu không thích nhìn những hình này. Chú cất đi”.
Thấy Thăng cầm mấy bức ảnh của tôi lật qua lại, hai bạn Natacha cũng 8 tuổi và em gái Lian (4 tuổi) đòi xem. Rồi cũng với đôi mắt ngơ ngác không hiểu, cô chị Natacha chạy đến đưa mẹ cầm những bức ảnh ngay.
Bé Tâm Đan, 6 tuổi ở Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc khóc thét lên khi nhìn thấy những bức ảnh cô gái thân hình uốn lượn, chạy tới ôm cổ mẹ đòi đi chơi nhà bạn bên cạnh.
Kỳ cục, phản cảm
Chị Nguyễn Thu Thủy, làm ngành Tài chính, mẹ bé Ngọc Trân lật đi lật lại mấy bức ảnh trong tâm trạng chán nản, hờ hững: “Phản cảm quá. Chụp thế này mà biện minh để tuyên truyền bảo vệ môi trường thì thật là kì cục, vô nghĩa”.
“Thiếu gì cách tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, sao cứ phải chọn cách làm gây sốc như thế?” – Chị Vũ Diệu Trang, làm trong ngành Ngân hàng, mẹ hai bé Natacha và Lian bức xúc.
“Xem ảnh này người thích nhất là những bạn trẻ, thanh niên. Xã hội có nhiều tầng lớp. Xem ảnh này không chỉ trẻ con mà cả người có tuổi cũng thấy phản cảm” – Mẹ bé Chu Thăng, hiện đang làm giảng viên một trường ĐH tại Hà Nội góp ý.
Bố của bé ngồi bên cạnh lý giải: “Có thể đây là cách làm bắt chước thế giới như ở Mỹ, Ba Lan nhằm bảo vệ động vật hoang dã. Nhưng ở Việt Nam, đây là cách làm khiên cưỡng, không thực tế”.
Không được tiếp cận nhiều với thông tin từ báo chí, Internet, chị Nguyễn Thị Thu, mẹ của bé Tâm Đan hiện làm nghề buôn bán nhỏ ở nông thôn chẳng ngại ngần chia sẻ tâm trạng bức xúc: “Chắc cô người mẫu muốn được nổi tiếng nên mới “vẽ” ra lý do bảo vệ môi trường gì đó”.
“Nhìn vào hình thì điều cả người lớn lẫn trẻ nhỏ đều cảm nhận rõ đó là nghĩ tới chuyện “bậy bạ”, đụng chạm. Kể cả thêm hàng trang giấy miêu tả hành động nọ kia cũng chẳng khiến ai tin cả” – Chị Diệu Trang thẳng thắn.
Giáo dục ý thức môi trường: Người lớn cần làm gương
“Ở lớp cháu được cô giáo cho xem qua laptop hình ảnh những bạn vứt rác vào thùng rác và ra ngoài thùng rác. Hình nào là sai, cô giáo gạch chéo, nói các con không nên làm” – Bé Ngọc Trân líu lo cho biết.
“Cháu thích nhất là những lần được cô giáo dẫn đi chơi công viên, thăm Bảo tàng Dân tộc học, vườn Bách thảo. Cứ đi qua mỗi điểm thấy có thùng rác cô lại hỏi mục đích để làm gì và các con cần làm gì để môi trường xung quanh sạch sẽ?
Thấy rác vứt trên thảm cỏ hay lối đi cô đều hỏi mọi người phải làm gì? Mọi người đều tự động nhặt rác chạy tới thùng để rác” – Cô bé Natacha nhí nhảnh.
Còn anh chàng Chu Thăng thì thật thà: “Chúng cháu ít được học ở trường lắm. Nhưng ở nhà bố mẹ vẫn nhắc nhở liên tục phải ngăn nắp, gọn gàng và tiết kiệm nữa”.
Mẹ bé phân trần: “Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường quan trọng nhất là người lớn phải làm gương. Trẻ con rất dễ bắt chước hành động của người lớn dù nó tốt hay không tốt. Ở VN, theo tôi chúng ta có khiếm khuyết khi thế hệ đi trước là bố mẹ các cháu cũng ít được giáo dục về việc này”.
Chị cười vui cho biết cháu nhà rất có ý thức từ những việc nhỏ như ra khỏi phòng thì phải tắt hết các bóng điện, điều hòa, máy tính. Đôi lần chị cho con tới trường, ra khỏi phòng, cháu quen tay tắt hết điện khiến mọi người phải bật cười.
Từng có nhiều năm sinh sống, học tập ở nước ngoài nên bố cậu bé Chu Thăng, chú Chu Thành cho hay: “Nước ngoài hay ở VN thì đâu cũng giáo dục nhưng ở VN một là người lớn thiếu ý thức để trẻ bắt chước, hai là chế tài xử phạt chưa nghiêm. Mọi người vô tư vi phạm mà không bị nhắc nhở hay xử lý gì”.
Nhân chuyện người mẫu chụp ảnh khỏa thân “bảo vệ môi trường”, bố mẹ các bé khi được hỏi sẽ giải thích như thế nào nếu trẻ vô tình nhìn thấy và hỏi hoặc giả là muốn làm theo, chị Diệu Trang thật thà: “Lúc ấy mình sẽ phải lý giải theo lối suy nghĩ của trẻ như con cũng biết là con người cũng giống con khỉ, con khỉ cũng nhiều khi mặc hở mà.
Nếu cháu muốn chụp ảnh thì mình sẽ gợi ý “à mẹ nhớ con có bộ quần áo tắm đẹp lắm mà lâu không mặc. Sao hôm nay mẹ con mình không đi tắm với bộ đồ đó nhỉ?” để hướng cháu quan tâm sang điều khác”.
Chị Diệu Trang cũng tâm sự thêm: “Ở nhà nhiều khi cháu cũng thấy bố mẹ ôm hôn nhau. Mình nói đó là cách thể hiện sự yêu thương của mọi người dành cho nhau ví như con có thể ôm hôn ông bà, bố mẹ, thầy cô vậy. Bé cũng rất vui, không lấy chuyện này làm lạ”.
Mẹ ơi, con sợ lắm!
Cô bé Nguyễn Ngọc Trân, 7 tuổi, nhà ở khu chung cư cao tầng trên đường Trung Kính, Hà Nội nhác liếc qua hình ảnh cô người mẫu không mảnh vải che thân đứng cạnh thân cây, người uốn lượn vội lấy hai tay che mặt “sợ quá”, chạy đi mất.
Viết thêm dòng chữ to chú thích dưới bức ảnh “Hãy bảo vệ thiên nhiên, môi trường xung quanh” đưa cho cô bé ngó qua, bé chỉ lắc đầu: “Cháu không hiểu ạ”. Nói xong bé chạy vội ra chơi với các bạn ngoài hành lang khu chung cư.
|
Việc vô tình chứng kiến cảnh “nóng” từ khi còn nhỏ ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của các bé ngay cả khi đã trưởng thành Ảnh: Internet |
Không hoảng hốt như cô bạn cùng khu ở, cậu bé Chu Thăng, 8 tuổi nhìn hình cô người mẫu khỏa thân với tâm trạng không được vui: “Cháu không thích nhìn những hình này. Chú cất đi”.
Thấy Thăng cầm mấy bức ảnh của tôi lật qua lại, hai bạn Natacha cũng 8 tuổi và em gái Lian (4 tuổi) đòi xem. Rồi cũng với đôi mắt ngơ ngác không hiểu, cô chị Natacha chạy đến đưa mẹ cầm những bức ảnh ngay.
Bé Tâm Đan, 6 tuổi ở Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc khóc thét lên khi nhìn thấy những bức ảnh cô gái thân hình uốn lượn, chạy tới ôm cổ mẹ đòi đi chơi nhà bạn bên cạnh.
Kỳ cục, phản cảm
Chị Nguyễn Thu Thủy, làm ngành Tài chính, mẹ bé Ngọc Trân lật đi lật lại mấy bức ảnh trong tâm trạng chán nản, hờ hững: “Phản cảm quá. Chụp thế này mà biện minh để tuyên truyền bảo vệ môi trường thì thật là kì cục, vô nghĩa”.
“Thiếu gì cách tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, sao cứ phải chọn cách làm gây sốc như thế?” – Chị Vũ Diệu Trang, làm trong ngành Ngân hàng, mẹ hai bé Natacha và Lian bức xúc.
“Xem ảnh này người thích nhất là những bạn trẻ, thanh niên. Xã hội có nhiều tầng lớp. Xem ảnh này không chỉ trẻ con mà cả người có tuổi cũng thấy phản cảm” – Mẹ bé Chu Thăng, hiện đang làm giảng viên một trường ĐH tại Hà Nội góp ý.
Bố của bé ngồi bên cạnh lý giải: “Có thể đây là cách làm bắt chước thế giới như ở Mỹ, Ba Lan nhằm bảo vệ động vật hoang dã. Nhưng ở Việt Nam, đây là cách làm khiên cưỡng, không thực tế”.
Không được tiếp cận nhiều với thông tin từ báo chí, Internet, chị Nguyễn Thị Thu, mẹ của bé Tâm Đan hiện làm nghề buôn bán nhỏ ở nông thôn chẳng ngại ngần chia sẻ tâm trạng bức xúc: “Chắc cô người mẫu muốn được nổi tiếng nên mới “vẽ” ra lý do bảo vệ môi trường gì đó”.
“Nhìn vào hình thì điều cả người lớn lẫn trẻ nhỏ đều cảm nhận rõ đó là nghĩ tới chuyện “bậy bạ”, đụng chạm. Kể cả thêm hàng trang giấy miêu tả hành động nọ kia cũng chẳng khiến ai tin cả” – Chị Diệu Trang thẳng thắn.
Giáo dục ý thức môi trường: Người lớn cần làm gương
“Ở lớp cháu được cô giáo cho xem qua laptop hình ảnh những bạn vứt rác vào thùng rác và ra ngoài thùng rác. Hình nào là sai, cô giáo gạch chéo, nói các con không nên làm” – Bé Ngọc Trân líu lo cho biết.
Bố mẹ cần có cách ứng xử tinh tế, nhẹ nhàng giảng giải cho trẻ nếu trẻ vô tình nhìn thấy những hình ảnh “nóng”, không nên lảng tránh để trẻ rơi vào hụt hẫng, chơi vơi. Ảnh: Internet |
“Cháu thích nhất là những lần được cô giáo dẫn đi chơi công viên, thăm Bảo tàng Dân tộc học, vườn Bách thảo. Cứ đi qua mỗi điểm thấy có thùng rác cô lại hỏi mục đích để làm gì và các con cần làm gì để môi trường xung quanh sạch sẽ?
Thấy rác vứt trên thảm cỏ hay lối đi cô đều hỏi mọi người phải làm gì? Mọi người đều tự động nhặt rác chạy tới thùng để rác” – Cô bé Natacha nhí nhảnh.
Còn anh chàng Chu Thăng thì thật thà: “Chúng cháu ít được học ở trường lắm. Nhưng ở nhà bố mẹ vẫn nhắc nhở liên tục phải ngăn nắp, gọn gàng và tiết kiệm nữa”.
Mẹ bé phân trần: “Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường quan trọng nhất là người lớn phải làm gương. Trẻ con rất dễ bắt chước hành động của người lớn dù nó tốt hay không tốt. Ở VN, theo tôi chúng ta có khiếm khuyết khi thế hệ đi trước là bố mẹ các cháu cũng ít được giáo dục về việc này”.
Chị cười vui cho biết cháu nhà rất có ý thức từ những việc nhỏ như ra khỏi phòng thì phải tắt hết các bóng điện, điều hòa, máy tính. Đôi lần chị cho con tới trường, ra khỏi phòng, cháu quen tay tắt hết điện khiến mọi người phải bật cười.
Từng có nhiều năm sinh sống, học tập ở nước ngoài nên bố cậu bé Chu Thăng, chú Chu Thành cho hay: “Nước ngoài hay ở VN thì đâu cũng giáo dục nhưng ở VN một là người lớn thiếu ý thức để trẻ bắt chước, hai là chế tài xử phạt chưa nghiêm. Mọi người vô tư vi phạm mà không bị nhắc nhở hay xử lý gì”.
Nhân chuyện người mẫu chụp ảnh khỏa thân “bảo vệ môi trường”, bố mẹ các bé khi được hỏi sẽ giải thích như thế nào nếu trẻ vô tình nhìn thấy và hỏi hoặc giả là muốn làm theo, chị Diệu Trang thật thà: “Lúc ấy mình sẽ phải lý giải theo lối suy nghĩ của trẻ như con cũng biết là con người cũng giống con khỉ, con khỉ cũng nhiều khi mặc hở mà.
Nếu cháu muốn chụp ảnh thì mình sẽ gợi ý “à mẹ nhớ con có bộ quần áo tắm đẹp lắm mà lâu không mặc. Sao hôm nay mẹ con mình không đi tắm với bộ đồ đó nhỉ?” để hướng cháu quan tâm sang điều khác”.
Chị Diệu Trang cũng tâm sự thêm: “Ở nhà nhiều khi cháu cũng thấy bố mẹ ôm hôn nhau. Mình nói đó là cách thể hiện sự yêu thương của mọi người dành cho nhau ví như con có thể ôm hôn ông bà, bố mẹ, thầy cô vậy. Bé cũng rất vui, không lấy chuyện này làm lạ”.
Giáo dục trẻ cần phải cởi mở, không né tránh “Ở gia đình, chúng tôi kiểm soát rất chặt chuyện cháu được xem kênh nào, giờ nào. Cháu cũng biết vào mạng nhưng thường chỉ để chơi game thôi” – Mẹ bé Chu Thăng, cô Phan Thị Nhiệm, giảng viên một trường ĐH tại Hà Nội cho biết: “Cũng có lần cháu xem ti-vi thấy hình ảnh người lớn ôm hôn mình phải giảng giải rằng chuyện này là không nên làm ở tuổi các con. Nói thêm về chuyện giáo dục giới tính, cô Nhiệm cũng thẳng thắn: “Ở VN và châu Á thường có xu hướng né tránh, riêng nhà mình rất cởi mở, không vòng vo chuyện này. Bé Thăng còn nhỏ nhưng với chị của cháu lớn hơn mình không bao giờ nói theo kiểu “con người sinh ra từ lông nách hay đầu gối” mà giải thích cặn kẽ cho cháu rằng vì sao bố mẹ có trẻ em. Sẽ là thiếu sót và sai lầm của cha mẹ khi né trách chuyện này”. |
- Văn Nguyễn