Họ - những anh chàng, cô nàng 9X, Y2K - đang học tập, nghiên cứu ở nhiều nước trên thế giới, đã và đang mang trí tuệ Việt “thi dấu” ở nhiều lĩnh vực khác nhau, và được tôn vinh xứng đáng trong một năm thành công vang dội.
Vinh danh trên đất khách
Năm 2013 đánh dấu những thành công đáng nể của thế hệ trẻ Việt Nam trên trường quốc tế. Ở “mặt trận” công nghệ cao, người ta nhắc nhiều đến cái tên Hồ Vĩnh Hoàng - Giám đốc Công ty Cổ phần Robot TOSY, một trong 10 cá nhân được nhận giải thưởng “Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2012", do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao tặng.
Giám đốc trẻ Hồ Vĩnh Hoàng và ngôi sao ca nhạc người Canada Justin Bieber tại Triển lãm Điện tử tiêu dùng lớn nhất thế giới (CES) 2012 và nhảy cùng robot của Công ty TOSY. Ảnh: Dalje |
Sinh năm 1981, Hồ Vĩnh Hoàng thành lập Công ty TOSY năm 2004, chuyên nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm đồ chơi công nghệ cao, robot và đồ điện tử. Sau những năm miệt mài sáng tạo, chàng trai “nói ít làm nhiều” ấy đã cho ra đời nhũng sản phẩm "made in Việt Nam”, mà sau này được anh nhiều lần mang đi “đấm xứ người” tại các triển lãm công nghệ lớn khắp nơi trên thế giới.
Đó là những mRobo (được bình chọn là sản phẩm tốt nhất tại Triển lãm Điện tử Tiêu dùng Mỹ - CES - 2012) ; DiscoRobo (sản phẩm hay nhất tại Triển lãm New York Toy Fair 2012); SketRobo (Đồ chơi công nghệ cao nổi bật nhất và Top products tại triển lãm New York Toy Fair 2012, do Mashable bình chọn); đĩa bay TOSY (Đồ chơi tốt nhất 2011 do Tạp chí Good Housekeeping Magazine bầu chọn...).
Những chú robot độc đáo, biết nhảy theo nhạc của "Hoàng TOSY” nay đã đưọc xuất khẩu sang hơn 60 quốc gia, sau khi nhiều lần vượt năm châu bốn bể dự những triển lãm công nghệ quốc tế. Dù ở CES 2012, 2013 (tại Las Vegas, Mỹ), hay Automatica 2009 (Đức), triển lãm robot IREX 2007 (Nhật Bản), cũng như hàng loạt triển lãm về đồ chơi lớn tại Đức, Mỹ, Hong Kong, Brazil.., robot biết nhảy đến từ Việt Nam đều làm người tiêu dùng nể phục. Dấu ấn công nghệ của người Việt Nam có lẽ bắt đầu từ những sản phẩm cụ thể như vậy.
Trên lĩnh vực âm nhạc, Dương Thùy Linh (sinh năm 1988), đã ghi điểm trong năm qua khi giành 15 cup từ các cuộc thi ở Nhật Bản. Cô gái trẻ là cựu học sinh THPT chuyên Lam Sơn, Thanh Hóa này, đang theo học thạc sĩ chuyên ngành Văn hóa giáo dục tại Đại học Saga, Nhật Bản.
Không chỉ học giỏi (điểm tổng kết đạt 3.6/4.0), những giải nhất cuộc thi hát Muhou matsu (Kita kyusyu), giải nhất cuộc thi hát Imari (Saga), Chung kết cuộc thi tiếng hát do Đài truyền hình NHK tổ chức, giải nhì cuộc thi hát Misora Hibari (Nagasaki).... đã khiến cô "nổi như cồn” tại “làng” du học sinh Việt Nam, cũng như trong mắt nhiều bạn trẻ Nhật.
Trong danh sách du học sinh xuất sắc được vinh danh xứ khách năm qua, còn có Bùi Hữu Hậu (23 tuổi, sinh viên năm 4, Đại học Công nghệ Hóa - Luyện kim Sofia, Bulgaria). Được cấp học bổng du học, sau 3 năm ở "xứ sở hoa hồng”, Hậu được Bộ trưởng Giáo dục Bulgaria trao danh hiệu “Sinh viên nưóc ngoài giỏi nhất Bulgaria”. Hậu còn hai lần “rinh” Huy chương Bạc Olympic Toán sinh viên tại Bulgaria năm 2011, 2012, cũng như đạt điểm thi tối đa các môn học và nhận nhiều nguồn học bổng của châu Âu.
Ở Mỹ, Lê Ngọc Tuờng Vân (sinh viên Đại học Harvard) một lần nữa khẳng định "thương hiệu Việt” khi liên tục nhận bằng khen của Tổng thống Mỹ. Du học từ khi lớp 6, lên cấp ba, cô được nhận 3 bằng khen của Tổng thống Barack Obama và thống đốc bang Florida, vì có thành tích học tập đặc biệt xuất sắc. Nữ sinh Việt này cũng được Tổng thống Obama khen ngọi về thành tích hoạt động từ thiện, khi đang học lớp 12 ở Mỹ.
Nữ sinh Việt Nam Lê Ngọc Tường Vân (giữa) trong ngày tốt nghiệp phổ thông cùng bạn bè ở Mỹ. Ảnh: Dân Trí |
Điểm SAT đạt 2.310/2.400, TOEFL 118/120, tốt nghiệp phổ thông với điểm tổng kết cao ngất ngưởng (3,93/4,0), bảng thành tích ấn tượng giúp Vân được 7 trường đại học danh giá như Harvard, Yale, Stanford... “săn đón” cấp học bổng. Và, cô đã chọn Đại học Harvard lừng danh để viết tiếp câu chuyện thành tích đặc biệt xuất sắc của mình.
Cũng thành công khi “mang chuông đi đấm xứ người”, năm qua, Dương Thị Bích Thủy (sinh viên Đại học Sư phạm Quốc gia Tula - Nga) giành giải nhất tuyệt đối Olympic Toán do Đại học tổng hợp Quốc gia Tula tổ chức.
Tháng 6/2013, cô gái 22 tuổi lại xuất sắc vượt qua đại diện của 406 đại học và cao đẳng tại Nga để mang về Huy chương bạc cuộc thi Toán quốc tế mở rộng trên Internet. Đến tháng 9 vừa qua, Thủy tiếp tục là đại diện của... trường đại học Nga, tham dự cuộc thi Olympic toán trên Internet dành cho sinh viên quốc tế, tổ chức ở Israel.
Trong bảng thành tích của Thủy còn có giải đặc biệt “Nữ sinh Olympic thông minh” do Viện giám sát chất lượng giáo dục Nga trao tặng. Thủy cũng vinh dự được nhận bằng khen của Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam ở Liên bang Nga, của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tại Tula và được đề cử Học bổng của Tổng thống Nga.
Trí tuệ chất lượng cao
Nhìn lại một năm lao động, học tập vất vả, còn rất nhiều những tấm gương nguời trẻ Việt thành công trong “thế giới phẳng”, được vinh danh trên đất khách. Họ - với nguồn trí tuệ chất lượng cao mang thuơng hiệu Việt - đã đại diện cho các trường mình đang theo học ở nước ngoài, tham dự những cuộc thi mà quy mô vượt qua biên giới của một quốc gia. Ấn tưọng hơn, trong nhũng lần “thi thố” trí tuệ đó, những chàng trai, cô gái mang quốc tịch Việt Nam đều giành được những thành tích mà “người khác phải ngước nhìn”.
Đến từ Việt Nam, mang trong mình trí tuệ Việt Nam, những bước chân của họ gắn liền sự nỗ lực vươn lên không mệt mỏi, để rồi bạn bè khắp năm châu phải trầm trồ khi hỏi “bạn từ đâu đến?”.
Trả lời câu hỏi ấy, tất nhiên, những chàng trai như Ngô Di Lân (19 tuổi, sinh ra ở Việt Nam, lớn lên tại Anh, học cấp ba ở Thụy Điển và đại học tại Hà Lan, người liên tiếp nhận giải nhất tại Hội thảo mô hình Liên Hợp Quốc 2013, giải thí sinh xuất sắc nhất tại mô hình Hội nghị thượng đỉnh Đông Á do Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội tổ chức, Á quân giải hùng biện Novice Leiden Open...), sẽ tự tin nói rằng: “Tôi từ Việt Nam đến”.
Hay cô nàng Nguyễn Ngọc Minh (19 tuổi, sinh viên trường Mount Holyoke College, Mỹ), người được trao chứng nhận về thành tích học tập xuất sắc từ chương trình Giải thưởng Giáo dục của Tổng thống Mỹ, sẽ tự hào khi là người Việt được nhận giải thưởng của tổ Toán kết họp tổ Khoa học, trao cho nghiên cứu về “phản ứng của cá killifish và cá tuế với các môi trường sống nước lợ”.
Ngọc Minh cũng từng làm phiên dịch viên cho Liên hiệp thể thao dưói nước Việt Nam từ năm 2011, làm việc tại phòng Công nghệ tế bào thực vật, Viện Công nghệ sinh học Việt Nam (IBT) năm 2012.
Những chú robot nhảy theo nhạc “tung hoành” ở những triển lãm công nghệ hàng đầu thế giới, những anh chàng người Việt liên tiếp “ẵm" nhiều giải “xuyên quốc gia’’ ở Hà Lan; hay nhiều cô nàng “dáng đứng Việt Nam” đang học ở Mỹ, Nga, Bulgaria, Nhật Bản... vẫn ngày đêm “mang chuông trí tuệ đấm xứ ngưòi”. Những người trẻ ấy, bằng thành tích đáng nể, đã không chỉ biến mình thành “công dân thế giới”, mà còn là “hướng dẫn viên” giới thiệu hiệu quả nhất trí tuệ Việt N am trên bản đồ thế giới hôm nay.
(Theo Tiền Phong)