Sau Condotel, ông Tân cho biết Thành Đô sẽ hủy cam kết cả khu biệt thự và Boutique Hotel.

"Condotel chỉ là bước đầu tiên, Thành Đô đang muốn cắt cam kết các khu biệt thự"

TS Mai Huy Tân - nhà sáng lập thương hiệu xúc xích Đức Việt, Chủ tịch HĐQT công ty Nhịp cầu Việt Đức, một trong những nhà đầu tư lớn tại Cocobay Đà Nẵng đã lên tiếng sau thông báo của ông Nguyễn Đức Thành, Chủ tịch HĐQT Công ty Thành Đô (chủ đầu tư dự án Cocobay Đà Nẵng ) về việc dừng chi trả cam kết lợi nhuận 12%/năm.

TS Mai Huy Tân cho hay, tổng giá trị đầu tư của Nhịp cầu Việt Đức vào dự án là gần 600 tỷ đồng. Theo đó, ông Mai Huy Tân có tới 24 tòa Boutique Hotels cao 7 tầng với mức cam kết lợi nhuận là 12,5%, 8 biệt thự 5 sao ở khu Nam An với mức cam kết là 10% và 10 căn hộ Condotel là 12%.

Trong đó, giá trị của khu biệt thự Nam An và Botic Hotel là cao nhất, dao động từ 12 - 20 tỷ đồng/căn, căn hộ Condotel là từ 1,2 - trên 1,4 tỷ đồng.

"Công ty Thành Đô mới chi trả thu nhập cam kết cho Nhịp cầu Việt Đức tổng cộng 149,9 tỷ đồng, gồm tiền hai năm 2017 và 2018, mỗi năm là 67,7 tỷ đồng. Kỳ I của năm 2019, Thành Đô trả 14,5 tỷ đồng. Năm nay, họ chưa trả khoảng 54 tỷ đồng thu nhập cam kết cho chúng tôi", TS. Huy Tân cho biết.

{keywords}
TS Mai Huy Tân cho hay, tổng giá trị đầu tư của Nhịp cầu Việt Đức vào Cocobay Đà Nẵng là gần 600 tỷ đồng.

Phân tích tình hình hoạt động vận hành của cả khu Cocobay Đà Nẵng, bao gồm khu biệt thự, khu Boutique Hotels, "cha đẻ" thương hiệu xúc xích Đức Việt cho rằng, công ty Thành Đô hoàn toàn có thể chi trả theo đúng cam kết nhưng doanh nghiệp cố tình không thực hiện.

"Khu Nam An và khu Boutique với mức chi phí 1.000 USD/ngày luôn kín khách, và vận hành tốt. Thành Đô đang cố tình lấy lý do khối Condotel gặp khó khăn để "ăn cướp" mức cam kết ở hai khu còn lại. Thật không hợp lý khi họ cắt cam kết của các khu này mà vẫn giữ tài sản của chúng tôi để khai thác", TS Tân nhấn mạnh.

Ví phương án của chủ đầu tư Cocobay là "cơn ác mộng", "cha đẻ" thương hiệu xúc xích Đức Việt thẳng thắn thừa nhận, nếu không có phương án tốt hơn, ông và công ty Nhịp cầu Việt Đức không còn khả năng thanh toán khoản tiền vay ngân hàng và công ty có nguy cơ phá sản.

"Công ty đang triển khai rất nhiều dự án lớn về xử lý rác thải ở Đà Nẵng và nhiều thành phố khác. Nếu mất khả năng thanh toán, chúng tôi có thể phải phá sản", TS. Tân nói.

{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
TS Mai Huy Tân cung cấp các hợp đồng với Cocobay Đà Nẵng.
{keywords}
Ông cho rằng, khu vực Boutique Hotels và biệt thự Nam An trong Cocobay Đà Nẵng đang được Thành Đô khai thác tốt.

Năm 2016, Công ty Cổ phần thực phẩm Đức Việt đã hoàn thành một thương vụ chuyển nhượng thành công với đối tác Hàn Quốc, sau khi đóng thuế, TS Tân cho biết, ông đã thu được một khoản tiền lớn, dự định sẽ gửi ngân hàng dưỡng già.

Tuy nhiên, khi được nhân viên công ty Thành Đô tiếp cận giới thiệu về dự án và biết ông Nguyễn Đức Thành – một người quen cũ là chủ đầu tư Cocobay Đà Nẵng, ông Huy Tân đã rất tin tưởng.

Bản thân vị tiến sĩ cũng tin rằng Cocobay Đà Nẵng có thể phát triển thành khu tổ hợp du lịch giải trí sôi động, nhộn nhịp. Ông cũng muốn nguồn vốn cá nhân có thể giữ được giá trị, đồng thời thu được nguồn lợi nhuận hàng năm tốt hơn lãi suất mà ngân hàng mang lại nên đã quyết định xuống tiền hơn 600 tỷ đồng đầu tư.

(Theo Báo Dân sinh)