Các nhân viên du lịch Triều Tiên có lẽ không coi trọng những du khách cục mịch tới từ phương bắc nhưng họ cũng đánh giá cao cách chi tiền mạnh tay của những vị khách này.

TIN BÀI KHÁC:

Khi những vị khách Trung Quốc tới thăm Bình Nhưỡng, có một sự phản ứng lẫn lộn từ các nhân viên du lịch Triều Tiên: họ vui lòng để các thượng đế vung tiền vào mọi thứ từ mua đồ lưu niệm tới các sòng bạc nhưng sau đó có một tiếng thở dài khe khẽ.
{keywords}
Du khách Trung Quốc quan sát tấm bản đồ xe lửa giữa hai thành phố Musan (Hàn Quốc) và Kaesong (Triều Tiên). (Ảnh: AP)

Những hành vi xấu của du khách Trung Quốc từ Hồng Kông đến Ai Cập, từ Paris tới Maldives đã được chứng minh cụ thể. Nhưng sự vi phạm các nghi thức tại một quốc gia nổi tiếng là nghiêm khắc đôi khi trở nên tồi tệ hơn.

Simon Cockerell, tới từ hãng du lịch Koryo, trích dẫn ví dụ về những du khách Trung Quốc ném kẹo vào trẻ em Triều Tiên "như thể họ đang chăn vịt". "Người Triều Tiên coi hành động này là không đứng đắn và thô lỗ," ông nói.

"Nếu họ tới xem một buổi biểu diễn của trường học, họ không ngần ngại xông lên sân khấu và túm lấy một em học sinh để chụp ảnh chung," Cockerel nói thêm.

Cockerell cho rằng những hành vi không đẹp như vậy đã nhấn mạnh sự cần thiết về cái mà Tổng cục Du lịch Trung Quốc gọi là "nâng cao trình độ và mức độ của hành vi văn minh" đối với khách du lịch của nước này.

Gareth Johnson, người sáng lập ra công ty lữ hành Young Pioneer Tours, đã nhiều lần chạm trán với các đoàn khách Trung Quốc trong hơn 40 chuyến du lịch tới Triều Tiên trong khi hộ tống các du khách phương Tây.

Ông miêu tả về một nhóm du khách điển hình như sau: "Hàng trăm người đi theo hướng dẫn viên cầm cờ, tất cả đều đội mũ và hôn chùn chụt vào mọi thứ, hầu hết là các món đồ lưu niệm trong cửa hàng."

"Và họ thực sự không biết bất cứ điều gì về Triều Tiên," Johnson nói, "mặc dù Triều Tiên và Trung Quốc là láng giềng và đồng minh của nhau."

Trong khi đó, Cockerell nói rằng những hành vi của người Trung Quốc có thể gây ra sự xung đột với phong cách ứng xử của người Triều Tiên.

{keywords}
Du khách Trung Quốc chỉ được tới thăm một số địa điểm nhất định tại Triều Tiên.

Tất nhiên, tất cả những thứ này đều là chuyện nhỏ so với những người tách khỏi đoàn và đi khắp Bình Nhưỡng để phát tài liệu tôn giáo cho người dân địa phương, điều mà rất ít du khách phương Tây làm. Những hành vi như vậy sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng không chỉ với du khách mà còn với cả hướng dẫn viên và công ty lữ hành.

Cockerell cho biết khi các vị khách đặt ra những câu hỏi nhạy cảm - như nói xấu chế độ - thì điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là người dân Triều Tiên cảm thấy không thoải mái và ngừng nói chuyện.

"Điều đó không thực sự khiến người Triều Tiên tức giận, nhưng tôi nghĩ nên hạn chế," Simon nói. "Người Trung Quốc có lẽ sẵn sàng nêu ra quan điểm của mình về thứ gì đó mà không suy nghĩ kỹ lưỡng về chuyện chủ nhà của họ sẽ cảm thấy thế nào."

Tuy nhiên, Cockerell nói rằng cũng có giới hạn tiếp cận Triều Tiên đối với các đoàn khách Trung Quốc. Ông chỉ chọn những điểm đến như núi Paektu, được biết tới như nơi sinh của cố chủ tịch Kim Jong-il, trong khi lăng mộ của ông và cha, lãnh tụ Kim Nhật Thành không nằm trong lịch trình của những vị khách này.

Ngược lại, chỉ có những địa điểm dành riêng cho người Trung Quốc và gần đây mới mở cửa cho các đoàn khách khác như thành phố biên giới Sinuiju.

Giống như tại bất cứ quốc gia nào khác, skhác biệt văn hóa là một hệ quả tự nhiên thôi thúc nhiều khách du lịch tới thăm một quốc gia, theo quan điểm của Johnson và Cockerell.

Du lịch bùng nổ từ khi Bắc Kinh chấp nhận Triều Tiên là một điểm đến dành cho các công dân của mình vào tháng 6/2008 và một bản ghi nhớ đã được ký kết vào tháng 10/2009.

Cơ quan Du lịch Trung Quốc cho biết 237.400 khách Trung Quốc đã tới Triều Tiên vào năm ngoái, tăng 22,5% so với năm 2011, tuy nhiên các quan chức Du lịch Triều Tiên lại nói rằng có khoảng 700.000 công dân Trung Quốc đã tới quốc gia này trong thời gian từ năm 2010-2011.

Người Triều Tiên xem thường cách cư xử không đẹp của các vị khách tới từ phương Bắc một phần có lẽ do oán giận, theo Barbabara Demick, trưởng chuyên mục Bắc Kinh của tờ The Los Angeles Times cho hay.

"Người Triều Tiên luôn nghĩ rằng họ giàu hơn người Trung Quốc hoặc có thương hiệu xã hội chủ nghĩa tinh khiết hơn và giờ họ rất ghen tị với sự giàu có của người Trung Quốc," cô nói.

"Tôi không thấy sự căng thẳng nhưng tôi nghĩ rằng người Trung Quốc ít được ưa chuộng hơn người Mỹ. Tôi nghĩ vì người Trung Quốc ở rất gần trong khi người Mỹ là thứ gì đó vô cùng trừu tượng vì họ ở xa và có nhiều sự tuyên truyền về họ."

Trong khi những "hành vi xấu" của du khách Trung Quốc có thể gây ra nhiều rắc rối tại Triều Tiên, nhạy cảm văn hóa là một vấn đề mà Bắc Kinh đang tìm cách giải quyết.

{keywords}
Các hướng dẫn viên du lịch Triều Tiên chỉ còn cách thở dài và chịu đựng những vị khách thô lỗ tới từ Trung Quốc.

"Với sự phát triển nhanh chóng của những du khách tới từ Trung Quốc, một số người ra nước ngoài tham quan sẵn sàng thể hiện hành vi và ngôn ngữ thiếu văn minh, gây ảnh hưởng tới hình ảnh của đất nước," Tổng cục Du lịch Trung Quốc cho biết.

Với sự giúp đỡ của Bộ Ngoại giao, Tổng cục Du lịch Trung Quốc đã phát động các chiến dịch giáo dục và nhận thức để cải thiện "văn minh du lịch và tiêu dùng hợp lý".

Hiện có rất ít dữ liệu về việc du lịch đóng góp bao nhiêu vào nền kinh tế Triều Tiên. Tuy nhiên, không nghi ngờ gì nữa, đã có một ảnh hưởng tích cực tới cơ sở vật chất tại các thành phố vùng biên và tạo ra việc làm tại các khu vực khác trên cả nước.

Vì vậy, cho tới khi mọi du khách Trung Quốc đều cư xử đẹp, người Triều Tiên sẽ tiếp tục thở dài và chịu đựng.

"Hầu hết, phản ứng tới từ người Triều Tiên đều là tròn mắt và nhún vai hỏi 'Tôi có thể giúp gì cho bạn?'", Cockerell nói.

Sầm Hoa (Theo SCMP)