“Để
có thể cho ra dòng dầu đầu tiên và đưa vào khánh thành Nhà máy đúng
hẹn, chúng tôi đã phải trải qua muôn vàn khó khăn, vất vả và đương đầu
với những thử thách tưởng chừng không thể vượt qua. Có những lúc phải
quyết định một việc lớn, liên quan đến vận mệnh nhà máy, tôi đã phải làm
đủ mọi việc, kể cả tìm đến sự phù hộ của… ông Trời”.
Đây là tâm sự rất chân thành và thẳng thắn nhân dịp đầu năm mới Tân Mão của ông Nguyễn Hoài Giang - Tổng Giám đốc Công ty Lọc Hóa Dầu Bình Sơn - người tổng chỉ huy đã xây dựng nên một công trình mang tầm cỡ thế kỷ, đó là Nhà máy Lọc dầu Dung Quất.
Ông Giang luôn tâm niệm một điều đó là: muốn lãnh đạo và điều hành thành công một dự án lớn cỡ hàng tỷ đô và lần đầu tiên được thực hiện tại Việt Nam như nhà máy lọc dầu Dung Quất thì tính quyết đoán, dám nghĩ dám làm và coi quyền lợi của đất nước, của tập thể lên trên quyền lợi của bản thân chính là một trong những yếu tố then chốt dẫn đến sự thành công của dự án.
Trái nghề
Sinh ra đúng vào thời điểm cả nước đồng lòng đứng lên tổng tiến công Mậu Thân năm 1968. Lớn lên, Giang đi học và thi đỗ vào khoa Điện tử - Viễn thông trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh. Do học giỏi nên Giang đã được cử đi học chuyên ngành Điện tử - Tự động hóa tại Sophia (Bungari). Sau này về nước và đi làm, trải qua vài vị trí công tác, nhưng rồi cơ duyên đưa đẩy với cái nghề lọc hóa dầu, Giang đã gắn bó với cái Nhà máy Lọc dầu Dung Quất hơn một chục năm nay trên cương vị người chèo lái con thuyền vượt qua cơn bão lớn.
- Học điện tử và tự động hóa, nay ông lại theo nghề lọc dầu, hình như có cái gì đó không thuận?
Đúng vậy, nếu chỉ xét bề ngoài thì việc tôi học và làm công việc hiện nay có cái gì đó không thuận với nhau, nhưng tôi nghĩ mọi cái đều có những nguyên nhân sâu xa của nó. Năm 1994, sau khi đã theo học 6 năm trời bên Bungari trở về nước tôi được cử đến làm việc tại giàn Công nghệ trung tâm mỏ Bạch Hổ tại Liên doanh khai thác dầu khí Vietsovpetro. Hồi đó, đây chính là dự án khai thác dầu khí lớn không chỉ ở Việt Nam mà cả trong khu vực. 5 năm lăn lộn ngoài giàn khoan với biết bao khó khăn vất vả và đầy thử thách không chỉ rèn luyện cho tôi trở nên cững cáp, mạnh mẽ và trưởng thành lên nhiều, mà còn cho tôi rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm để tôi có thể đứng vững và hoàn thành tốt công việc được giao.
- Khi được cử về Nhà máy Lọc dầu Dung Quất giữ vị trí then chốt, có tính chất quyết định vận mệnh của nhà máy, ông có cảm thấy run sợ không?
Thú thực là điều này tôi chưa bao giờ thổ lộ cùng ai, nhưng giờ đây khi mà nhà máy đã đi vào hoạt động ổn định tôi mới dám nói. Tại thời điểm đầu tiên, không chỉ bản thân tôi, mà hầu hết các cộng sự tâm lý đều cũng rất dao động và cảm thấy không chắc chắn về tương lai của dự án, không biết liệu dự án có được thực hiện hay không, và nếu thực hiện thì có thành công không. Tuy chúng tôi có động lực của tuổi trẻ, có ý chí tiến thủ và quyết tâm rất cao nhưng đứng trước một dự án quá mới, quá lớn chúng tôi cũng không tránh khỏi những lúc phân tâm.
Một điều nữa là ngay tại thời điểm mới bắt đầu dự án, những quan điểm ủng hộ cũng nhiều, nhưng ý kiến phản đối cũng không phải là ít. Không những thế, đây còn là những ý kiến khá xác đáng và tại lúc đó tính thuyết phục cũng rất cao như lấy đâu ra nhiều tiền như thế để làm, chúng ta tự làm một mình khi chưa có kinh nghiệm liệu có thành công hay không, vị trí đặt nhà máy tại sao lại ở Dung Quất xa xôi heo hút mà không phải là Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh cho rẻ, cho gần… Lúc đó dù muốn thanh minh, dù muốn chứng tỏ nhưng chúng tôi cũng chẳng có cái gì trong tay để mà nói, tất cả những điều đó đôi khi cũng làm chúng tôi xao lòng. Tuy nhiên với quyết tâm cao của Chính phủ, của Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí, chúng tôi đã âm thầm vượt qua tất cả sức ép và đi tới thành công ngày hôm nay.
Có Tâm thì làm việc gì cũng thành công
Theo ông Giang: tất cả mọi người, trước khi bắt tay vào làm bất cứ một việc gì cũng cần phải có cái Tâm. Và với một việc lớn thì phải có cả 3 yếu tố đó là: quyền lợi đất nước, quyền lợi tập thể và sau cùng mới là quyền lợi bản thân, ba cái đó luôn đi song hành cùng nhau. Tuy nhiên nếu lúc nào cũng gắn quyền lợi bản thân vào mọi quyết định thì chắc chắn việc lớn sẽ khó mà thành công.
- Được biết, làm việc ở Nhà máy lọc dầu Dung Quất ông thường xuyên phải đối đầu với rất nhiều thử thách?
Đúng vậy, Nhà máy lọc dầu Dung Quất là một dự án quá lớn, quá mới và quá phức tạp nên người đứng đầu như tôi luôn phải đối mặt với rất nhiều thử thách. Để có thể đưa nhà máy vào vận hành và đưa sản phẩm ra thị trường đúng hẹn buộc tôi phải đưa ra nhiều quyết định mang tính then chốt, tại nhiều thời điểm quan trọng. Có những quyết định mà khi áp dụng ở Việt Nam lại chưa từng có tiền lệ, chưa có quy định hay chế tài cụ thể nào để thực hiện nên gặp không ít khó khăn. Với những quyết định ngay lập tức kiểu đó thành công thường luôn song hành với nhiều rủi ro, vì vậy ranh giới giữa thành công và thất bại, ranh giới giữa anh hùng và phạm tội, giữa có công và có tội là vô cùng mong manh. Đôi khi, nếu thành công thì được cho là dũng cảm, dám nghĩ dám làm, quyết đoán, kịp thời, còn thất bại thì bị cho là liều lĩnh bảo thủ và còn là ngu dốt nữa.
Tôi cho rằng nếu ở những thời điểm vô cùng nhạy cảm đó, người ra quyết định mà không có tầm nhìn, bản lĩnh, run sợ hay vì quyền lợi bản thân, sợ trách nhiệm thì chắc chắn sẽ không vượt qua được. Đối với tôi, vào những thời khắc quyết định đó, tôi luôn tâm niệm một điều đó là mình đang làm vì quyền lợi chung nên chắc chắn quyết định của mình là hoàn toàn đúng đắn. Đó cũng chính là động lực mạnh mẽ đã giúp tôi vượt qua nhiều khó khăn, thử thách để nhà máy đạt được như ngày hôm nay.
- Theo ông, quyết định được cho là khó khăn nhất trong quá trình 12 năm xây dựng nhà máy mà ông phải vượt qua là gì?
Một trong những quyết định căng thẳng nhất, mấu chốt nhất mà tôi đã phải vượt qua đó là việc ra quyết định cho khởi động phân xưởng chưng cất. Đây chính là công đoạn bắt buộc phải làm để có thể cho ra dòng dầu đầu tiên vào ngày 24/2/2009. Tại thời điểm đó, nhà máy vẫn còn 10.000 vấn đề tồn đọng cần phải khắc phục. Nếu để giải quyết hết các tồn đọng này cần phải có thời gian cả năm trời. Tôi đã cùng với các chuyên gia, nhà thầu ngồi họp và tính toán, đưa ra quyết định sẽ phải khắc phục ngay lập tức 5.000 điểm tồn đọng, 2.000 điểm nếu còn thời gian sẽ tiếp tục làm và số còn lại sẽ được khắc phục sau để chắc chắn cho ra dòng dầu đầu tiên đúng hẹn. Sau khi quyết định, chúng tôi đã lao vào làm việc bất kể ngày đêm với 200% sức lực với mong muốn tột đỉnh là bằng mọi giá phải cho ra dòng dầu đầu tiên đúng như đã cam kết. Năm đó, chúng tôi đã phải làm việc tất cả những ngày Tết, chỉ có 3 giờ đồng hồ để đón giao thừa và chúc Tết với anh em và sau đó lại tiếp tục ra công trường ngay lập tức. Chúng tôi ý thức được rằng mình sẽ không có đường lùi, nếu sai hẹn ngoài sự thiệt hại vô cùng to lớn về vật chất thì cái mà chúng tôi sẽ mất mà không bao giờ có thể lấy lại được đó chính là lòng tin. Và thế là nhờ những quyết định hết sức sáng suốt, dũng cảm cùng lòng tin tuyệt đối mà chúng tôi đã thành công và sau đó là dòng dầu đầu tiên đã ra đời sớm hơn dự định 2 ngày với chất lượng tốt nhất và sự an toàn tuyệt đối.
- Vào thời điểm trước một quyết định mang tính chất then chốt, sau khi đã làm mọi việc cần thiết, ông thường làm gì?
Đôi khi tại một số thời điểm tôi phải quyết định những vấn đề mang tính chất sống còn của nhà máy sau khi đã xin ý kiến lãnh đạo, tham khảo ý kiến của nhà thầu, các chuyên gia, đội ngũ anh em kỹ thuật và cả những người thân cận nhất của mình thì tôi chỉ còn cách là về phòng và… thắp một nén hương cầu mong Trời Phật, những vong linh các liệt sĩ nằm trên mảnh đất này phù hộ cho quyết định của mình thật sáng suốt và mọi việc xuôi chèo mát mái, không gặp trở ngại nào. Việc này tạo cho tôi sự tĩnh tâm, lòng thanh thản và niềm tin mạnh mẽ vì mình vừa làm một việc đúng đắn, một việc vì lợi ích chung.
Lúc đó không phải tôi cầu mong cho tôi, cho quyết định của mình mà chính là cầu mong cho sự tồn tại và phát triển của nhà máy, bởi lúc đó bản thân tôi chỉ là cái gì đó rất nhỏ bé mà mình không hề tính đến, mình sẵn sàng hy sinh bản thân để mong sao quyết định của mình là đúng đắn và sáng suốt để mọi việc suôn sẻ mang lại quyền lợi cho đất nước. Nói điều này nghe có vẻ to tát nhưng quả thật nếu đặt vào địa vị tôi lúc đó chắc sẽ không ít người làm như vậy. Lúc đó tôi nhận thức được rằng nếu để xảy ra một sơ suất dù rất nhỏ thôi cũng sẽ là một hậu quả vô cùng lớn lao mà chúng ta phải gánh chịu và chắc chắn chúng ta cũng sẽ không có cơ hội sửa chữa lỗi lầm. Không những thế điều lớn hơn tất cả đó chính là đánh mất niềm tin của nhân dân, của Chính phủ cũng như của Tập đoàn đang ngày đêm mong chờ vào sự thành công của chúng tôi.
- Ông đã làm việc ở đây bao nhiêu năm rồi và đã bao giờ vì áp lực mà cảm thấy mệt mỏi và chán nản chưa?
Tôi đã làm việc tại Nhà máy Lọc dầu Dung Quất từ những ngày đầu tiên và đến nay đã gần 12 năm trời, trong đó có 3 cái Tết tại đây và thường xa nhà khá dài. Như năm 2009 chẳng hạn tôi chỉ về nhà đúng 1 lần và lần đó cũng chỉ có đúng… 1 đêm.
Còn về mệt mỏi và chán nản ư: mệt mỏi thì thường xuyên vì công việc ở đây thường phải chịu nhiều áp lực nên dễ sinh ra căng thẳng và mệt mỏi. Không chỉ có tôi mà tất cả các anh em, đặc biệt là cán bộ then chốt và kỹ thuật đều phải làm việc không kể giờ giấc, ngày Tết, ngày Lễ. Nhiều đêm, chúng tôi thường xuyên phải làm việc liên tục cả đêm, sáng ra tranh thủ bất cứ lúc nào rỗi là chúng tôi lại ngủ bù. Được cái do tôi có cái gien của bố tôi là phi công nên sức khỏe cũng tốt nên chịu đựng được. Tôi cho rằng những người đúng ở vị trí như tôi nếu sức khỏe không tốt sẽ không bao giờ trụ được, sức khỏe là điều tối quan trọng và vô cùng cần thiết cho những người đứng đầu các dự án lớn.
Còn về chán nản thì đôi lúc cũng có chứ. Những lúc Quốc hội, người dân và cả báo chí không hiểu và nghi ngờ về công việc mà chúng tôi đang làm, đang ngày đêm gắng sức vượt qua để hoàn thành nhiệm vụ làm cho chúng tôi chán nản và bức xúc. Hay những khi có nhiều cơ quan quản lý chuyên ngành không thông cảm mà còn đôi lúc còn gây ra những cản trở, hay thậm chí là bắt bẻ và xoi mói không đáng có làm cho chúng tôi rất phân tâm. Tuy nhiên những lúc như vậy chúng tôi chỉ tâm niệm một điều đó là mình làm vì cái tâm, vì quyền lợi của đất nước, của nhân dân nên chúng tôi vẫn cố gắng vượt qua. Cũng may mắn vì tại thời điểm đó Chính phủ, lãnh đạo Tập đoàn cũng thông cảm động viên, còn anh em chúng tôi thì đoàn kết đồng lòng nên đã vượt qua mọi khó khăn để về đích đúng hẹn.
Nhân đây tôi cũng mong muốn người dân, các cơ quan quản lý vĩ mô, các cơ quan quản lý chuyên ngành hãy có cái nhìn độ lượng và thực tế hơn, ủng hộ cho những người luôn phải đứng đầu sóng ngọn gió như tôi trong các dự án lớn để chúng tôi có đủ sức mạnh và lòng cản đảm vượt qua mọi khó khăn, hoàn thành những trọng trách rất lớn mà không phải ai và lúc nào cũng dễ dàng vượt qua.
- Nếu có thể nói một cách tổng quát về những cái được và mất do Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đem lại thì ông sẽ nói gì?
Ồ, những điều mà Nhà máy Lọc dầu đem lại là nhiều và vô cùng lớn chứ. Đó là việc đảm bảo an ninh và tự chủ năng lượng để phát triển đất nước mà bất cứ quốc gia nào muốn phát triển cũng đều phải có. Tiếp đến là việc hình thành nên một cụm công nghiệp lọc hóa dầu sẽ mang lại lợi nhuận vô cùng to lớn sau này để làm giàu cho đất nước. Đó là việc làm thay đổi bộ mặt và cuộc sống của những tỉnh miền Trung vốn rất khó khăn do không có những động lực để bứt phá phát triển, biến nơi đây trở thành những trung tâm công nghiệp lớn, làm thay đổi bộ mặt và đời sống người dân từ nghèo khó trở nên no đủ và sung túc. Một cái lợi và vô cùng ý nghĩa đó là Nhà máy lọc dầu Dung Quất chính là cái nôi đào tạo nên đội ngũ khoa học và chất xám rất tiềm năng, là nguồn lực vô cùng cần thiết để chúng ta triển khai các dự án lớn sau này và phát triển đất nước trong tương lai.
Còn mất ư (suy ngẫm và cười), đó là những năm tháng quá dài chúng tôi phải xa gia đình, xa vợ, xa con. Nhưng bù lại chúng tôi được thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm, bản lĩnh, sự tín nhiệm và… cả lòng chung thủy nữa.
- Xin chân thành cảm ơn ông!
Đây là tâm sự rất chân thành và thẳng thắn nhân dịp đầu năm mới Tân Mão của ông Nguyễn Hoài Giang - Tổng Giám đốc Công ty Lọc Hóa Dầu Bình Sơn - người tổng chỉ huy đã xây dựng nên một công trình mang tầm cỡ thế kỷ, đó là Nhà máy Lọc dầu Dung Quất.
Ông Giang luôn tâm niệm một điều đó là: muốn lãnh đạo và điều hành thành công một dự án lớn cỡ hàng tỷ đô và lần đầu tiên được thực hiện tại Việt Nam như nhà máy lọc dầu Dung Quất thì tính quyết đoán, dám nghĩ dám làm và coi quyền lợi của đất nước, của tập thể lên trên quyền lợi của bản thân chính là một trong những yếu tố then chốt dẫn đến sự thành công của dự án.
Trái nghề
Sinh ra đúng vào thời điểm cả nước đồng lòng đứng lên tổng tiến công Mậu Thân năm 1968. Lớn lên, Giang đi học và thi đỗ vào khoa Điện tử - Viễn thông trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh. Do học giỏi nên Giang đã được cử đi học chuyên ngành Điện tử - Tự động hóa tại Sophia (Bungari). Sau này về nước và đi làm, trải qua vài vị trí công tác, nhưng rồi cơ duyên đưa đẩy với cái nghề lọc hóa dầu, Giang đã gắn bó với cái Nhà máy Lọc dầu Dung Quất hơn một chục năm nay trên cương vị người chèo lái con thuyền vượt qua cơn bão lớn.
- Học điện tử và tự động hóa, nay ông lại theo nghề lọc dầu, hình như có cái gì đó không thuận?
Đúng vậy, nếu chỉ xét bề ngoài thì việc tôi học và làm công việc hiện nay có cái gì đó không thuận với nhau, nhưng tôi nghĩ mọi cái đều có những nguyên nhân sâu xa của nó. Năm 1994, sau khi đã theo học 6 năm trời bên Bungari trở về nước tôi được cử đến làm việc tại giàn Công nghệ trung tâm mỏ Bạch Hổ tại Liên doanh khai thác dầu khí Vietsovpetro. Hồi đó, đây chính là dự án khai thác dầu khí lớn không chỉ ở Việt Nam mà cả trong khu vực. 5 năm lăn lộn ngoài giàn khoan với biết bao khó khăn vất vả và đầy thử thách không chỉ rèn luyện cho tôi trở nên cững cáp, mạnh mẽ và trưởng thành lên nhiều, mà còn cho tôi rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm để tôi có thể đứng vững và hoàn thành tốt công việc được giao.
- Khi được cử về Nhà máy Lọc dầu Dung Quất giữ vị trí then chốt, có tính chất quyết định vận mệnh của nhà máy, ông có cảm thấy run sợ không?
Thú thực là điều này tôi chưa bao giờ thổ lộ cùng ai, nhưng giờ đây khi mà nhà máy đã đi vào hoạt động ổn định tôi mới dám nói. Tại thời điểm đầu tiên, không chỉ bản thân tôi, mà hầu hết các cộng sự tâm lý đều cũng rất dao động và cảm thấy không chắc chắn về tương lai của dự án, không biết liệu dự án có được thực hiện hay không, và nếu thực hiện thì có thành công không. Tuy chúng tôi có động lực của tuổi trẻ, có ý chí tiến thủ và quyết tâm rất cao nhưng đứng trước một dự án quá mới, quá lớn chúng tôi cũng không tránh khỏi những lúc phân tâm.
Một điều nữa là ngay tại thời điểm mới bắt đầu dự án, những quan điểm ủng hộ cũng nhiều, nhưng ý kiến phản đối cũng không phải là ít. Không những thế, đây còn là những ý kiến khá xác đáng và tại lúc đó tính thuyết phục cũng rất cao như lấy đâu ra nhiều tiền như thế để làm, chúng ta tự làm một mình khi chưa có kinh nghiệm liệu có thành công hay không, vị trí đặt nhà máy tại sao lại ở Dung Quất xa xôi heo hút mà không phải là Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh cho rẻ, cho gần… Lúc đó dù muốn thanh minh, dù muốn chứng tỏ nhưng chúng tôi cũng chẳng có cái gì trong tay để mà nói, tất cả những điều đó đôi khi cũng làm chúng tôi xao lòng. Tuy nhiên với quyết tâm cao của Chính phủ, của Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí, chúng tôi đã âm thầm vượt qua tất cả sức ép và đi tới thành công ngày hôm nay.
Có Tâm thì làm việc gì cũng thành công
Theo ông Giang: tất cả mọi người, trước khi bắt tay vào làm bất cứ một việc gì cũng cần phải có cái Tâm. Và với một việc lớn thì phải có cả 3 yếu tố đó là: quyền lợi đất nước, quyền lợi tập thể và sau cùng mới là quyền lợi bản thân, ba cái đó luôn đi song hành cùng nhau. Tuy nhiên nếu lúc nào cũng gắn quyền lợi bản thân vào mọi quyết định thì chắc chắn việc lớn sẽ khó mà thành công.
- Được biết, làm việc ở Nhà máy lọc dầu Dung Quất ông thường xuyên phải đối đầu với rất nhiều thử thách?
Đúng vậy, Nhà máy lọc dầu Dung Quất là một dự án quá lớn, quá mới và quá phức tạp nên người đứng đầu như tôi luôn phải đối mặt với rất nhiều thử thách. Để có thể đưa nhà máy vào vận hành và đưa sản phẩm ra thị trường đúng hẹn buộc tôi phải đưa ra nhiều quyết định mang tính then chốt, tại nhiều thời điểm quan trọng. Có những quyết định mà khi áp dụng ở Việt Nam lại chưa từng có tiền lệ, chưa có quy định hay chế tài cụ thể nào để thực hiện nên gặp không ít khó khăn. Với những quyết định ngay lập tức kiểu đó thành công thường luôn song hành với nhiều rủi ro, vì vậy ranh giới giữa thành công và thất bại, ranh giới giữa anh hùng và phạm tội, giữa có công và có tội là vô cùng mong manh. Đôi khi, nếu thành công thì được cho là dũng cảm, dám nghĩ dám làm, quyết đoán, kịp thời, còn thất bại thì bị cho là liều lĩnh bảo thủ và còn là ngu dốt nữa.
Tôi cho rằng nếu ở những thời điểm vô cùng nhạy cảm đó, người ra quyết định mà không có tầm nhìn, bản lĩnh, run sợ hay vì quyền lợi bản thân, sợ trách nhiệm thì chắc chắn sẽ không vượt qua được. Đối với tôi, vào những thời khắc quyết định đó, tôi luôn tâm niệm một điều đó là mình đang làm vì quyền lợi chung nên chắc chắn quyết định của mình là hoàn toàn đúng đắn. Đó cũng chính là động lực mạnh mẽ đã giúp tôi vượt qua nhiều khó khăn, thử thách để nhà máy đạt được như ngày hôm nay.
- Theo ông, quyết định được cho là khó khăn nhất trong quá trình 12 năm xây dựng nhà máy mà ông phải vượt qua là gì?
Một trong những quyết định căng thẳng nhất, mấu chốt nhất mà tôi đã phải vượt qua đó là việc ra quyết định cho khởi động phân xưởng chưng cất. Đây chính là công đoạn bắt buộc phải làm để có thể cho ra dòng dầu đầu tiên vào ngày 24/2/2009. Tại thời điểm đó, nhà máy vẫn còn 10.000 vấn đề tồn đọng cần phải khắc phục. Nếu để giải quyết hết các tồn đọng này cần phải có thời gian cả năm trời. Tôi đã cùng với các chuyên gia, nhà thầu ngồi họp và tính toán, đưa ra quyết định sẽ phải khắc phục ngay lập tức 5.000 điểm tồn đọng, 2.000 điểm nếu còn thời gian sẽ tiếp tục làm và số còn lại sẽ được khắc phục sau để chắc chắn cho ra dòng dầu đầu tiên đúng hẹn. Sau khi quyết định, chúng tôi đã lao vào làm việc bất kể ngày đêm với 200% sức lực với mong muốn tột đỉnh là bằng mọi giá phải cho ra dòng dầu đầu tiên đúng như đã cam kết. Năm đó, chúng tôi đã phải làm việc tất cả những ngày Tết, chỉ có 3 giờ đồng hồ để đón giao thừa và chúc Tết với anh em và sau đó lại tiếp tục ra công trường ngay lập tức. Chúng tôi ý thức được rằng mình sẽ không có đường lùi, nếu sai hẹn ngoài sự thiệt hại vô cùng to lớn về vật chất thì cái mà chúng tôi sẽ mất mà không bao giờ có thể lấy lại được đó chính là lòng tin. Và thế là nhờ những quyết định hết sức sáng suốt, dũng cảm cùng lòng tin tuyệt đối mà chúng tôi đã thành công và sau đó là dòng dầu đầu tiên đã ra đời sớm hơn dự định 2 ngày với chất lượng tốt nhất và sự an toàn tuyệt đối.
- Vào thời điểm trước một quyết định mang tính chất then chốt, sau khi đã làm mọi việc cần thiết, ông thường làm gì?
Đôi khi tại một số thời điểm tôi phải quyết định những vấn đề mang tính chất sống còn của nhà máy sau khi đã xin ý kiến lãnh đạo, tham khảo ý kiến của nhà thầu, các chuyên gia, đội ngũ anh em kỹ thuật và cả những người thân cận nhất của mình thì tôi chỉ còn cách là về phòng và… thắp một nén hương cầu mong Trời Phật, những vong linh các liệt sĩ nằm trên mảnh đất này phù hộ cho quyết định của mình thật sáng suốt và mọi việc xuôi chèo mát mái, không gặp trở ngại nào. Việc này tạo cho tôi sự tĩnh tâm, lòng thanh thản và niềm tin mạnh mẽ vì mình vừa làm một việc đúng đắn, một việc vì lợi ích chung.
Lúc đó không phải tôi cầu mong cho tôi, cho quyết định của mình mà chính là cầu mong cho sự tồn tại và phát triển của nhà máy, bởi lúc đó bản thân tôi chỉ là cái gì đó rất nhỏ bé mà mình không hề tính đến, mình sẵn sàng hy sinh bản thân để mong sao quyết định của mình là đúng đắn và sáng suốt để mọi việc suôn sẻ mang lại quyền lợi cho đất nước. Nói điều này nghe có vẻ to tát nhưng quả thật nếu đặt vào địa vị tôi lúc đó chắc sẽ không ít người làm như vậy. Lúc đó tôi nhận thức được rằng nếu để xảy ra một sơ suất dù rất nhỏ thôi cũng sẽ là một hậu quả vô cùng lớn lao mà chúng ta phải gánh chịu và chắc chắn chúng ta cũng sẽ không có cơ hội sửa chữa lỗi lầm. Không những thế điều lớn hơn tất cả đó chính là đánh mất niềm tin của nhân dân, của Chính phủ cũng như của Tập đoàn đang ngày đêm mong chờ vào sự thành công của chúng tôi.
- Ông đã làm việc ở đây bao nhiêu năm rồi và đã bao giờ vì áp lực mà cảm thấy mệt mỏi và chán nản chưa?
Tôi đã làm việc tại Nhà máy Lọc dầu Dung Quất từ những ngày đầu tiên và đến nay đã gần 12 năm trời, trong đó có 3 cái Tết tại đây và thường xa nhà khá dài. Như năm 2009 chẳng hạn tôi chỉ về nhà đúng 1 lần và lần đó cũng chỉ có đúng… 1 đêm.
Còn về mệt mỏi và chán nản ư: mệt mỏi thì thường xuyên vì công việc ở đây thường phải chịu nhiều áp lực nên dễ sinh ra căng thẳng và mệt mỏi. Không chỉ có tôi mà tất cả các anh em, đặc biệt là cán bộ then chốt và kỹ thuật đều phải làm việc không kể giờ giấc, ngày Tết, ngày Lễ. Nhiều đêm, chúng tôi thường xuyên phải làm việc liên tục cả đêm, sáng ra tranh thủ bất cứ lúc nào rỗi là chúng tôi lại ngủ bù. Được cái do tôi có cái gien của bố tôi là phi công nên sức khỏe cũng tốt nên chịu đựng được. Tôi cho rằng những người đúng ở vị trí như tôi nếu sức khỏe không tốt sẽ không bao giờ trụ được, sức khỏe là điều tối quan trọng và vô cùng cần thiết cho những người đứng đầu các dự án lớn.
Còn về chán nản thì đôi lúc cũng có chứ. Những lúc Quốc hội, người dân và cả báo chí không hiểu và nghi ngờ về công việc mà chúng tôi đang làm, đang ngày đêm gắng sức vượt qua để hoàn thành nhiệm vụ làm cho chúng tôi chán nản và bức xúc. Hay những khi có nhiều cơ quan quản lý chuyên ngành không thông cảm mà còn đôi lúc còn gây ra những cản trở, hay thậm chí là bắt bẻ và xoi mói không đáng có làm cho chúng tôi rất phân tâm. Tuy nhiên những lúc như vậy chúng tôi chỉ tâm niệm một điều đó là mình làm vì cái tâm, vì quyền lợi của đất nước, của nhân dân nên chúng tôi vẫn cố gắng vượt qua. Cũng may mắn vì tại thời điểm đó Chính phủ, lãnh đạo Tập đoàn cũng thông cảm động viên, còn anh em chúng tôi thì đoàn kết đồng lòng nên đã vượt qua mọi khó khăn để về đích đúng hẹn.
Nhân đây tôi cũng mong muốn người dân, các cơ quan quản lý vĩ mô, các cơ quan quản lý chuyên ngành hãy có cái nhìn độ lượng và thực tế hơn, ủng hộ cho những người luôn phải đứng đầu sóng ngọn gió như tôi trong các dự án lớn để chúng tôi có đủ sức mạnh và lòng cản đảm vượt qua mọi khó khăn, hoàn thành những trọng trách rất lớn mà không phải ai và lúc nào cũng dễ dàng vượt qua.
- Nếu có thể nói một cách tổng quát về những cái được và mất do Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đem lại thì ông sẽ nói gì?
Ồ, những điều mà Nhà máy Lọc dầu đem lại là nhiều và vô cùng lớn chứ. Đó là việc đảm bảo an ninh và tự chủ năng lượng để phát triển đất nước mà bất cứ quốc gia nào muốn phát triển cũng đều phải có. Tiếp đến là việc hình thành nên một cụm công nghiệp lọc hóa dầu sẽ mang lại lợi nhuận vô cùng to lớn sau này để làm giàu cho đất nước. Đó là việc làm thay đổi bộ mặt và cuộc sống của những tỉnh miền Trung vốn rất khó khăn do không có những động lực để bứt phá phát triển, biến nơi đây trở thành những trung tâm công nghiệp lớn, làm thay đổi bộ mặt và đời sống người dân từ nghèo khó trở nên no đủ và sung túc. Một cái lợi và vô cùng ý nghĩa đó là Nhà máy lọc dầu Dung Quất chính là cái nôi đào tạo nên đội ngũ khoa học và chất xám rất tiềm năng, là nguồn lực vô cùng cần thiết để chúng ta triển khai các dự án lớn sau này và phát triển đất nước trong tương lai.
Còn mất ư (suy ngẫm và cười), đó là những năm tháng quá dài chúng tôi phải xa gia đình, xa vợ, xa con. Nhưng bù lại chúng tôi được thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm, bản lĩnh, sự tín nhiệm và… cả lòng chung thủy nữa.
- Xin chân thành cảm ơn ông!
- Tiến Dũng (DDDN)