Cơn khát dầu cho mục tiêu phát triển kinh tế trong những thập kỷ tới đã khiến các tập đoàn dầu khí lớn của Trung Quốc đang lao vào những cuộc tranh giành mua các mỏ dầu ở khắp nơi trên thế giới. Khu vực châu Phi tạm thời đã “ổn”, giờ đây trọng tâm của Trung Quốc là các mỏ dầu tại Mỹ Latin.
Nhu cầu năng lượng quá lớn khiến Trung Quốc phải vươn cánh tay tới Latin (Ảnh: Los Angeles Times)
Điều này càng được khẳng định rõ hơn sau khi Tập đoàn dầu khí Sinopec Group vừa qua quyết định mạnh tay chi một khoản tiền cao hơn tới 76% so với mức giá hiện tại để mua cổ phần của chi nhánh tại Brazil của Công ty dầu mỏ Tây Ban Nha Repsol YPF SA.
Sinopec Group, tập đoàn năng lượng lớn thứ hai
Trung Quốc hôm 1/10 đã quyết định chi 7,1 tỷ USD để mua 40% cổ phần của một công
ty con của Repsol tại Brazil.
Mức giá này tương đương với 15 USD/thùng dầu, cao hơn nhiều so với mức 8,5
USD/thùng dầu mà Công ty dầu khí Petroleo Brasileiro SA đã chi ra để mua các mỏ
dầu tương tự tại Brazil trong tháng trước, Neil Beveridge, một chuyên viên phân
tích của Công ty Sanford C. Bernstein & Co. cho biết.
“Quyết định này cho thấy tầm quan trọng của việc Trung Quốc tìm kiếm các nguồn
dầu mỏ tại nước ngoài. Đây là một vùng có trữ lượng dầu lớn đang nổi lên và có
nhiều dự án đang triển khai tại đây.Sinopec đã thiết lập được một vị trí rất tốt
tại đây, nhưng cái giá mà họ trả để có được vị trí này thì quá cao”.
Năm ngoái, các công ty dầu khí Trung Quốc đã chi ra một con số kỷ lục là 32 tỷ
USD để mua năng lượng và các mỏ ở nước ngoài. Cú đầu tư của Sinopec lần này là
vụ mua bán ở nước ngoài lớn thứ hai trong lịch sử của Trung Quốc.
Trước đó, trong năm 2009, Addax Petroleum Corp. đã bỏ ra 8 tỷ USD để mua các mỏ
dầu tại Kurdistan của Iraq và Tây Phi. Cnooc Ltd. và tập đoàn dầu khí nhà nước
Sinochem Group, mỗi đơn vị cũng đã chi khoảng 3,1 tỷ USD để mua cổ phần tại các
doanh nghiệp khai thác dầu tại Argentina và Brazil.
“Nam Mỹ dường như là khu vực trọng điểm trong chiến lược năng lượng ở thời điểm
hiện tại của Trung Quốc. Nó được chuyển từ châu Phi, và đó là tất cả mong muốn
về an ninh năng lượng của nước này”, Beveridge nói.
Năm ngoái, Trung Quốc tiêu thụ khoảng 8,6 triệu thùng dầu/ngày. Con số này cao
hơn rất nhiều so với mức 4,47 triệu thùng/ngày trong năm 1999. Cơ quan năng
lượng quốc tế (IEA) dự báo nhu cầu của nước này có thể lên tới 11,63 triệu
thùng/ngày vào năm 2015.
Trước dó, Repsol đã lên kế hoạch bán 40% cổ phần của chi nhánh của mình tại Brazil ra công chúng. Tuy nhiên, sau vụ “bán hời” này, kế hoạch này sẽ bị hủy bỏ.
“Đối với chúng tôi, ôm cả chi nhánh Brazil là quá lớn. Tìm một đối tác là một bước đi cần thiết. Repsol và Sinopec có thể cùng khai thác trong khu vực này trong tương lai”, Miguel Martinez, giám đốc điều hành của Repsol cho biết.
Công ty dầu khí lớn nhất Tây Ban Nha này hiện đang nắm giữ cổ phần tại cả hai vùng dầu mỏ lớn của Brazil là Santos và Espirito Santo. Repsol dự định sẽ đầu tư 14 tỷ USD vào đây trong khoảng thời gian từ giờ cho tới 2019 và có thể có nắm giữ được 3 tỷ thùng dầu.
Kể từ năm 2007, Repsol và các đối tác khác như BG Group và Petrobras đã phát hiện hydrocarbons ở ngoài khơi các mở Carioca, Guara và Iguacu ở lô BM-S-9 tại vùng vịnh Santos Basin.
Hồi tháng 11/2007, Petrobras đưa ra ước tính mỏ Tupi tại vùng vịnh Santos có thể có trữ lượng lên tới 8 tỷ thùng dầu - trữ lượng phát hiện lớn nhất tại châu Mỹ. Repsol không sở hữu cổ phần tại Tupi.
Giá dầu thô giao sau trên sàn New York tính từ đầu năm tới nay đã tăng 16% và hiện đang đứng ở mức 81,58 USD/thùng. Giá lên đỉnh điểm là 147,27 USD/thùng trong thán 7/2008.
- Quốc Đạt (Theo Bloomberg)