Nợ công bằng... 160% GDP
Cuối tuần trước phó tổng thổng Mỹ Joe đến Trung Quốc để trấn an chính phủ nước này rằng nền kinh tế Mỹ không hề nằm trong vòng xoáy đi xuống của khủng hoảng kinh tế. Phó Tổng thốngJoe phát biểu: "Với sự chân thành nhất, tôi khẳng định rằng các bạn (Trung Quốc) không có gì phải lo lắng cả".
Liệu vị phó tổng thống này có thể xoa dịu những lo lắng của nước chủ nhà hay không?
Trong nỗ lực xoa dịu chủ nợ Trung Quốc, Joe đã mắc phải một sai lầm lớn. Trung Quốc sở hữu 12 nghìn tỷ USD trong tổng số nợ của kho bạc Mỹ, ngay từ đầu Biden nên tránh chơi trò phòng thủ mà hãy bắt đầu tấn công. Ông nên yêu cầu Trung Quốc trấn an mình, vấn đề nợ nần của chính quốc gia này còn cấp bách hơn và nguy cơ trượt dốc của nền kinh tế Trung Quốc là rất cao.
Một thực tế là đánh giá tín dụng hiện tại của Mỹ còn cao hơn Trung Quốc. Không giống như Bắc Kinh, Mỹ không bao giờ thoái thác những khoản nợ của mình. Trong khi đó nước Cộng hoà dân chủ Nhân dân này lại khai báo giảm số nợ quốc gia của nó trong nhiều năm để tránh sự chú ý cũng như những lời chỉ trích của thế giới.
Trung Quốc công bố tỷ lệ nợ của nước này so với GDP là 17% vào cuối năm ngoái. Tuy nhiên, theo Dragonomics, công ty tư vấn uy tín có trụ sở tại Bắc Kinh, thì tỷ lệ này của Trung Quốc là 89% - gần tương đương với Mỹ. Tệ hơn nữa, nhiều nhà phân tích còn nhận định rằng tỷ lệ nợ công thực tế của Trung Quốc phải là 160%. Đó là một tỷ lệ vô cùng lớn, có thể thấy Trung Quốc lúc này còn tồi tệ hơn cả Hy Lạp.
Sự khác biệt trong những dự đoán gây ra bởi cái gọi là các khoản nợ ẩn. Đây là những khoản nợ không công khai phát sinh bởi các ngân hàng địa phương và ngân hàng nhà nước. Kèm theo đó là những khoản nợ phát sinh khi đầu tư vào các dự án của các địa phương cũng như các thành phố trực thuộc trung ương.
Bộ Tài chính Trung Quốc đảm nhiệm những vấn đề liên quan như cổ phần hoá một phần các ngân hàng và thanh toán các khoản nợ linh tinh khác như trợ cấp lương thực. Không ai nghĩ rằng Bắc Kinh sẽ bị vỡ nợ với khoản nợ nước ngoài hiện tại, nhưng cách mà những nhà chiến lược nước này đang làm để giảm gánh nặng nợ nần sẽ có thể làm tê liệt sự phát triển trong một thập kỷ hoặc lâu hơn.
Trung Quốc còn nặng nợ hơn Mỹ |
Trong cuộc suy thoái toàn cầu nằm 2008, Trung Quốc đã quyết định tiêu tiền theo cách riêng của mình để thoát khỏi cuộc khủng hoảng. Năm 2009, nước này đã đưa ra gói kích cầu trị giá 1,1 nghìn tỷ USD để bơm vào nền kinh tế trị giá 4,3 nghìn tỷ. Kết quả là Bắc Kinh đã đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ 9,1% trong năm 2009 và 10,3% vào năm ngoái. Nhưng cũng cùng với quá trình tăng trưởng, các khoản nợ ẩn của quốc gia này cũng tăng vọt vì các nhà lãnh đạo nước này buộc Ngân hàng nhà nước phải cho các dự án không có khả năng trụ vững vay tiền.
Trong số các dự án về các địa phương có nhiều dự án ma như dự án ở Ordos, nội Mông Cổ, chính phủ đã xây dựng nhiều nhà cửa cũng như cao ốc văn phòng mới ở đây nhưng tới giờ nó vẫn bỏ không, chưa dùng được vào việc gì.
Về mặt lý thuyết thì tất cả các dự án nhà này đều đang tạo ra tổng sản phẩm quốc nội nhưng đây thực sự là việc đầu tư cực kỳ lãng phí. Trong nền kinh tế thị trường tự do, tình trạng này có thể gây mất cân bằng về đất đai cũng như tài chính. Các tổ chức tài chính yếu kém sẽ bị phá sản, tài sản của họ cuối cùng sẽ thuộc về những người tham gia sản xuất nhiều hơn.
Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo Trung Quốc lại không muốn những tổ chức tài chính yếu kém này sụp đổ. Ví dụ, chính quyền trung ương nước này đã buộc các ngân hàng phải giảm lãi suất tiền gửi để tháo gỡ khó khăn cho các ngân hàng. Thực tế, khi làm điều này họ đang khiến nền kinh tế của họ thêm trì trệ.
Bằng việc duy trì lãi suất huy động thấp một cách giả tạo, chính phủ đã khiến thu nhập của các hộ gia đình giảm. Chi tiêu cho tiêu dùng của Trung Quốc chỉ chiếm 34%, thấp nhất trên thế giới, tỷ lệ này vào khoảng 70% ở Mỹ.
Để nền kinh tế của đất nước cân bằng bền vững, người tiêu dùng của nước đó phải chi tiêu nhiều hơn.
Bắc Kinh đang áp dụng chiến thuật sai lầm mà Tokyo từng sử dụng để thoát khỏi tình trạng bong bóng bất động sản đáng hổ thẹn ở Nhật Bản vào những năm 1990. Kinh tế Nhật Bản chưa bao giờ năng động được như trước kia, và Trung Quốc cũng sẽ tương tự nếu không thay đổi phương thức kịp thời.
Về chính trị, Đảng Cộng sản đang trong quá trình thay đổi lãnh đạo từ thế hệ thứ tư sang thế hệ thứ năm. Vào thời điểm này, dường như các quan chức chỉ tận dụng thời gian còn lại còn đương chức của họ để hưởng thụ và để các vấn đề tồn động cho người khác.
Một thực tế rõ ràng là kinh tế Mỹ cũng đang vùi đầu trong bế tắc. Đến thời điểm này thì tất cả mọi người đều cho rằng Trung Quốc sẽ đem lại động lực mới cho kinh tế thế giới. "Chúng tôi e rằng thế giới sẽ thất vọng vì Trung Quốc đang bắt đầu trượt dài", Biden lên tiếng.
Bích Ngọc (Theo BI)