Với dân số hơn 1 tỷ người Trung Quốc là quốc gia tiêu thụ thực phẩm lớn nhất thế giới nhưng nguồn cung thực phẩm trong nước không đáp ứng cả về chất lượng lẫn số lượng nên Trung Quốc liên tiếp thực hiện các thương vụ thâu tóm, thu mua thực phẩm. Thậm chí là thuê đất để mở rộng sản xuất nông nghiệp trên khắp thế giới.

Khiến nhiều nước lao đao vì thiếu sữa

Trung Quốc đã khiến nhiều nước đã lâm vào tình khan hiếm sữa do tình trạng “thu gom” sữa về quốc gia đông dân nhất thế giới này.

Nhu cầu sữa bột nhập ngoại ở Trung Quốc gia tăng mạnh kể từ khi 300.000 em bé nước này phải nhập viện và ít nhất 6 em đã tử vong vào năm 2008 sau khi uống phải sữa bột bị nhiễm hóa chất melamine của một nhà sản xuất Trung Quốc. Điều này làm gia tăng đột biến nhu cầu của thị trường nội địa đối với các sản phẩm cao cấp của nước ngoài.

“Cơn khát” sữa của người tiêu dùng Trung Quốc đã lan tới Anh, Hà Lan, Hồng Kông, Australia, New Zealand… dẫn tới tình trạng khan hiếm sữa tại các thị trường này. Chính phủ các nước đã đưa ra quy định hạn chế người dùng thu mua sữa. Cụ thể tại Hồng Kong, chính quyền đã cấm khách du lịch không được mua quá 1,8 kg sữa bột. Nếu ai vi phạm có thể chịu phạt 64,4 nghìn USD (khoảng hơn 1 tỷ đồng) và hai năm tù giam. Nước Anh cũng đã dán thông cáo yêu cầu khách hàng không mua nhiều hơn hai hộp sữa để đảm bảo nguồn cung cho những người có nhu cầu khác.

{keywords}

Một hộp sữa ở Anh có giá bán chỉ 10 Bảng Anh, nhưng được bán với giá gấp 2-3 trên thị trường Trung Quốc, tạo ra siêu lợi nhuận cho giới kinh doanh sữa ngoại trên đất nước đông dân nhất thế giới.

Mặc dù Bắc Kinh đã ra sức trấn an người dân rằng các sản phẩm sữa tại Trung Quốc là an toàn và được kiểm nghiệm chặt chẽ nhưng nhiều người tiêu dùng sẵn sàng trả giá cao còn hơn chấp nhận đánh cược với sức khỏe và tính mạng của con cái mình khi dùng sữa nội địa.

Thuê đất trồng trọt khắp nơi

Dưới áp lực về lương thực, Trung Quốc đã phải hướng ra ngoài để thuê đất nông nghiệp, chính phủ Trung Quốc đã cổ vũ cho các DN ra nước ngoài thuê mua đất nông nghiệp, đặc biệt là ở châu Phi và Nam Mỹ. Thậm chí cả một số nước ở châu Âu.

Hiện tại có hơn 40 Công ty nông nghiệp Trung Quốc hoạt động ở 30 nước trên cả 5 châu lục để sản xuất các thực phẩm mà nước này đang thiếu như gạo, đậu tương, ngô… Các nhà đầu tư Trung Quốc thường ưa thích lựa chọn mua, thuê đất ở châu Phi và Nam Mỹ, vì ở đây việc thuê, mua dễ dàng hơn các châu lục khác.

Năm 1996, Công ty Tân Thiên ở Tân đã đầu tư 50.000 USD vào Cuba để trồng lúa nước. Sau đó là 1.000 ha đất ở Mexico. Năm 2004, chính quyền thành phố Trùng Khánh (TQ) đã ký thỏa thuận hợp tác “Khu nông nghiệp tổng hợp Trung Lào” với diện tích 5.000 ha đất.

{keywords}

Từ hơn 10 năm trước, người Trung Quốc đã tới Mông Cổ trồng rau cải, kinh doanh rất phát đạt. Kazakhstan đã nhượng gần 400km2 cho Trung Quốc. Từ năm 2006 đến 2009, có từ 15-20 triệu hécta đất nông nghiệp ở các nước thuộc vùng Tiểu sa mạc Sahara châu Phi đã được bán, nay thuộc quyền sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài. Tại Argentina, công ty của Trung Quốc đã ký một thỏa thuận với chính quyền tỉnh Rio Negro thuê diện tích đất trang trại lên tới 320.000 ha. Hợp đồng lớn nhất mà Trung Quốc ký được ở châu Phi là với Cộng hòa Dân chủ Congo: 2,8 triệu hécta đất để trồng cọ, tương đương 1% diện tích đất của nước này.

Không chỉ mở rộng sang châu Phi và Nam Mỹ, Trung Quốc còn đặt chân tới những thị trường phát triển hơn như châu Âu, Bắc Mỹ. Năm 2011, Trung Quốc thuê đất của quần đảo Bắc Mariana ( một vùng lãnh thổ của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương). Năm 2012, một công ty của Trung Quốc đã giành được quyền sử dụng 15.200 ha đất nông nghiệp tại miền Bắc Australia trong vòng 50 năm. Tại Nga, cũng có nhiều vùng đất đã được các tổ chức và cá nhân đến từ Trung Quốc thuê lại để trồng trọt, khai thác khoáng sản.

Đi liền sau các hợp đồng thuê đất ở khắp 5 Châu là dòng người Hoa được đưa tới đó để làm việc. Việc Trung Quốc mua, thuê đất khiến nhiều quốc gia lâm vào nguy cơ bất ổn tiềm ẩn. Hoạt động nông nghiệp của Trung Quốc có thể ảnh hưởng tới hoạt động nông nghiệp của nước sở tại.

Mua công ty thịt lợn lớn nhất nước Mỹ

Ngày 29/5/2013, Smithfield Foods Inc - công ty chế biến và kinh doanh thịt lợn lớn nhất của Mỹ đồng thời cũng là lớn nhất thế giới, thông báo họ đã ký thỏa thuận chuyển nhượng quyền sở hữu cho công ty chế biến thịt lợn Shuanghui International Holdings của Trung Quốc có trụ sở ở Hong Kong với giá 4,7 tỷ USD.

Trung Quốc hiện là thị trường lớn thứ ba, sau Mexico và Nhật Bản, nhập khẩu mặt hàng thịt lợn của Mỹ. Năm 2012, Trung Quốc nhập khẩu từ Mỹ khoảng 431.000 tấn thịt lợn các loại với giá 866 triệu USD.

{keywords}

Nhu cầu của thị trường Trung Quốc đối với mặt hàng thịt lợn của Mỹ trong thập kỷ qua đã tăng gấp 10 lần, một phần do các vụ bê bối thực phẩm ở trong nước tiêu biểu như vụ hàng ngàn xác lợn chết trôi sông Hoàng Phố đoạn chảy qua trung tâm tài chính Thượng Hải, vụ bê bối thịt chuột giả thịt cừu, thịt lợn được “hô biến” thành thịt bò, vụ việc 40 tấn xác lợn chết vì nhiễm bệnh phải tiêu hủy bị tuồn ra chợ tại tỉnh Phúc Kiến.

Là nước láng giềng của Trung Quốc, Việt Nam cũng bị nước này thâu tóm quá nửa ngành chăn nuôi gia cầm. Một doanh nghiệp CP Trung Quốc nắm giữ 50% thị trường trứng gà, 30% thịt gà và 7% thịt lợn.

Nhị Anh (tổng hợp)