Lần đầu tiên Trung Quốc đã vượt Mỹ trở thành thị trường máy tính cá nhân lớn nhất thế giới. Các hãng sản xuất máy tính lớn của Mỹ đang phải vật lộn để cạnh tranh với tập đoàn Lenovo chính tại thị trường Trung Quốc, điều này cho thấy tầm quan trọng ngày càng tăng của nước này.
Sự chuyển biến này nhấn mạnh những thay đổi nhanh chóng trong ngành công nghiệp máy tính trên toàn thế giới. Nhu cầu máy tính tăng vọt tại các thị trường mới nổi nhưng dường như chững lại ở các nước phát triển. Kèm theo đó là sự xuất hiện của điện thoại thông minh và máy tính bảng, đáng chú ý nhất là iPhone và iPad của Apple, đã dấy lên lo ngại rằng nhu cầu máy tính để bàn và máy tính xách tay truyền thống sẽ bị thay thế bằng nhu cầu về các sản phẩm. Phản ánh những thách thức đó, Hewlett-Packard (HP), hãng sản xuất PC (máy tính cá nhân) lớn nhất thế giới, giờ đây không còn nổi tiếng với khách hàng Trung Quốc nữa, tuần trước cho biết họ đang xem xét việc bán lại hoặc tìm hướng đi mới cho việc kinh doanh máy tính cá nhân của mình.
Ông David Wolf, Giám đốc điều hành của Wolf Group Asia, một công ty tiếp thị chiến lược có trụ sở tại Bắc Kinh cho biết: "Trung tâm lực hấp dẫn của ngành công nghiệp máy tính không còn ở các nước phát triển nữa".
Nhà phân tích Avinash K. Sundaram của IDC (International Data Coporation) cho biết số lượng lô máy tính vận chuyển tới Trung Quốc lên đến 18,5 triệu trong quý II trong khi đó con số này của Mỹ chỉ là 17,7 triệu. Các công ty nghiên cứu thị trường vẫn mong đợi Mỹ rằng từ giờ tới cuối năm Mỹ sẽ nhận nhiều lô hàng máy tính hơn một chút so với Trung Quốc vì doanh số bán máy tính của Mỹ thường tăng vào dịp cuối năm. Tuy nhiên, IDC dự đoán số lô hàng PC của Trung Quốc đạt 85,1 triệu trong vào năm tới, nhiều hơn so với 76,6 triệu của Mỹ
Sự tăng trưởng ở Trung Quốc là do nhu cầu tiêu dùng cá nhân và các công ty ngày càng cao cũng như việc gia tăng chi tiêu của chính phủ nước này. Thị trường khổng lồ và nền kinh tế phát triển nhanh chóng của Trung Quốc đã bắt đầu định hình lại phân bổ của các ngành công nghiệp.
Gian trưng bày laptop của Dell tại Bắc Kinh. |
Nước này là thị trường thép và nhập khẩu quặng sắt lớn nhất thế giới và nhu cầu của Trung Quốc tăng đã khiến giá ngô và dầu thô tăng. Năm 2009, Trung Quốc cũng đã vượt qua Mỹ để trở thành thị trường ô tô lớn nhất thế giới. General Motors đã bắt đầu phát triển sản xuất các loại xe ô tô ở Trung Quốc để bán ra thế giới. Các nhà sản xuất xe hơi khác như Daimler AG và Nissan Motor cũng đang làm theo hướng này. Tuần trước, Muhtar Kent, Chủ tịch kiêm giám đốc điều hành công ty Coca-cola cho biết công ty nước giải khát có kế hoạch đầu tư 4 tỷ USD vào Trung Quốc trong 3 năm tới.
Các công ty công nghệ cũng đang thúc đẩy sự hiện diện của họ ở Trung Quốc.
Dell
Dell có định hướng tận dụng thị trường điện thoại di động lớn nhất thế giới xét theo số lượng, Trung Quốc. Hãng này đã phân nhánh ra các thiết bị di động.
Tháng trước, Dell đã bắt đầu bán một thiết bị máy tính bảng 10 inch chạy hệ điều hành Android của Google Inc. Sản phẩm này chỉ được bán tại thị trường Trung Quốc. Tháng 5 vừa qua, giám đốc điều hành cấp cao của Dell, Sean Maloney, sẽ chuyển từ Silicon Valley về Trung Quốc để giám sát hoạt động của hãng này tại đây.
Tốc độ tăng trưởng của thị trường máy tính Trung Quốc khiến nó trở lên hấp dẫn và các hãng sản xuất PC nước ngoài vẫn tiếp tục đầu tư vào nó. Nó cũng có thể khiến họ tập bắt tay với các công ty khác của Trung Quốc, Đài Loan.
Ngành công nghiệp máy tính tập trung vào châu Á có khả năng để lãnh đạo các công ty để thúc đẩy nghiên cứu và phát triển trong khu vực và để thiết kế một mảng rộng hơn các sản phẩm chi phí thấp.
Lenovo
Hãng tăng trưởng rõ ràng nhất ở thị trường máy tính Trung Quốc là Lenovo, giờ nó đã trở thành một trong những nhà sản xuất máy tính phát triển nhanh nhất thế giới. Lenovo mua lại toàn bộ mảng kinh doanh PC của International Business Machines Corp (IBM) năm 2005, sản phẩm của Lenovo chiếm 12,2% số lượng các lô hàng PC toàn cầu trong quý II.
Một phát ngôn viên của Lenovo cho biết: "Chúng tôi lạc quan tin tưởng rằng thị trường PC của Trung Quốc sẽ tiếp tục phát triển nhanh hơn so với các thị trường khác trên thế giới".
HP và Dell đã đầu tư rất nhiều tiền để mở rộng thị trường ở Trung Quốc, nhưng chúng vẫn xếp sau Lenovo ở thị trường nội địa của nó. Dell cho biết Trung Quốc là nguồn doanh thu lớn thứ hai của công ty, sau Mỹ, và là một thị trường quan trọng cho các nhà sản xuất máy tính. HP cho biết công sẽ bám trụ ở thị trường Trung Quốc trong dài hạn và tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực máy tính cá nhân ở Trung Quốc.
IDC (International Data Coporation) cho biết Dell chiếm 10,4% số lượng các lô hàng máy tính của Trung Quốc trong quý II, đứng thứ hai sau 31,7% thị phần của Lenovo. Năm ngoái, Dell công bố kế hoạch mở một trung tâm hoạt động lớn thứ hai cho Trung Quốc và ước tính trong mười năm tới sẽ chi hơn 100 tỷ USD tại Trung Quốc trong các lĩnh vực như R & D và mua lại các nhà cung cấp.
HP
Cũng theo IDC, HP đã phải đối mặt với thách thức ở Trung Quốc, với tình trạng thị phần của nó giảm chỉ còn 8,5% trong quý II từ một đỉnh cao 16,6% trong quý III năm 2009. Một phần nguyên nhân của sự suy giảm bắt nguồn từ trục trặc kỹ thuật ở một số máy tính do chip đồ họa bị lỗi của nhà cung cấp. Ông Sundaram của IDC cho biết "Người tiêu dùng ở Trung Quốc vẫn tỏ ra rất thận trọng khi mua máy tính HP. Điều này đã ảnh hưởng tới doanh thu của HP."
Lenovo và các nhà sản xuất máy tính khác đang nỗ lực mở rộng mạng lưới bán hàng của họ ở nông thôn Trung Quốc trong khi họ vẫn thu được lợi nhuận từ nhu cầu cao trong các khu vực đô thị.
Mao Lan, 32 tuổi, làm việc cho một công ty chứng khoán tại Bắc Kinh, vừa mới mua một máy tính xách tay Lenovo trong tháng này chia sẻ: "Một số người bạn khuyên tôi nên mua Macbook của Apple, nhưng mất rất nhiều chi phí để mua phần mềm cho nó. Hơn nữa ngày nay, hệ điều hành của máy tính được cải thiện một cách nhanh chóng vì thế không cần phải tốn kém như vậy."
Bích Ngọc (Theo WSJ)