- 2 bài viết "Nuôi con kiểu mì gói" và "Bí mật của những bà mẹ thư thái nhất thế giới" khiến tôi cảm thấy thật sự được đánh thức.

Tôi nhớ tới câu chuyện học hành của bản thân mà tôi từng buồn khổ ròng rã nhiều năm, nhớ tới mẹ tôi, tới chú bác, cô dì, anh chị em mình xuyên suốt trong một cái nhìn nhất quán: phải học thật giỏi, phải đứng đầu lớp, phải đỗ đại học và phải thành đạt trong xã hội.

{keywords}

Thời đi học, tôi được các giáo viên đứng lớp đánh giá là một học sinh có tố chất, tôi thường xuyên đứng đầu lớp và miệt mài ôn luyện trong các kì thi học sinh giỏi. Giải nhất văn toàn tỉnh năm lớp 5 khiến ngôi trường làng mà tôi theo học được nêu tên thường xuyên trên đài phát thanh huyện.

Cấp 2, tôi theo học trường chuyên, lúc thi học sinh giỏi lớp 8 để chọn đội tuyển 10 học sinh chuẩn bị ôn luyện cho kì thi cấp tỉnh lớp 9, tôi đỗ vớt học sinh giỏi huyện và bật khỏi đội tuyển.

Mẹ tôi rất bực, mẹ thường xuyên nói xa gần rằng mẹ thất vọng ra sao và tôi phải cố gắng thế nào.

Vậy là mẹ dành làm mọi việc nhà, tôi chỉ có việc học để chuẩn bị tốt nhất cho đợt thi chọn lại vào đầu năm lớp 9.

“Chỉ thừa thầy kém, thiếu thợ giỏi”
Đây là trả lời của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận chiều ngày 16/11 với câu hỏi về tình trạng thừa thầy thiếu thợ.

Năm đó, tôi dành lại vị trí đứng đầu đội tuyển và thi chọn vào đội tuyển văn cấp tỉnh, tôi tiếp tục lọt vào đội tuyển văn tỉnh nhà để ôn luyện cho kì thi quốc gia.

Khỏi phải nói, bố mẹ và thầy cô vui mừng cỡ nào. Mọi người động viên tôi hết mức. Năm đó, tôi đạt giải khuyến khích trong số 4 giải của đội tuyển của tỉnh. Không thể miêu tả hết sự hân hoan, vui sướng của người thân, thầy cô, bản thân tôi được bạn bè ngưỡng mộ coi như một tấm gương.

Cấp 3, tôi theo học chuyên văn trên thị xã.

Sự khác biệt hoàn toàn về lối sống, cách ăn mặc, lời ăn tiếng nói và sự hiểu biết cuộc sống khiến tôi thấy mình lạc lõng, vô vị. Tôi khép mình, đi về như cái bóng và rơi vào trầm cảm tới mức phải xin chuyển về quê học.

Tôi chán nản, không còn thiết tha gì với việc học hành, suốt ngày trốn tiết, ngồi trong lớp ngủ gật, có lúc nghỉ học không lý do khiến cô chủ nhiệm ngán ngẩm suýt hạ hạnh kiểm.

Không ngờ con gái lại tuột dốc không phanh, mẹ tôi cảm thấy nhục nhã khi con học kém, thường chửi mắng tôi không tiếc lời, rằng nuôi tôi phí công vô ích.

May mắn là tôi vẫn cố gượng để thi đỗ tốt nghiệp loại trung bình và tự biết mình sẽ rớt đại học ngay khi kì thi chưa bắt đầu. B

ạn bè cùng khóa đến chơi nhà, thông báo đỗ hết trường nọ tới trường kia. Cầm giấy báo điểm đại học, còn chút sĩ diện cuối cùng đủ để tôi trốn biệt trong nhà mấy tháng trời, không dám ló mặt ra ngoài.

Một năm ôn thi lại thật khổ sở vì mẹ tôi luôn đau khổ, than thở và coi tôi là đứa con trời đánh. Thi đại học lần 2, tôi trượt vỏ chuối từ đại học tới cao đẳng và mẹ tôi tắt hết hi vọng vào con gái. Có lúc mẹ còn hỏi tôi: "Chắc ngày xưa mày toàn quay cóp bài mới đạt giải phải không, sao giờ mày ngu thế!".

Tôi đi học trung cấp và không mảy may quan tâm tới việc mẹ mong tôi thi lại đại học lần 3.

Ngày xưa mẹ tự hào về tôi chừng nào thì giờ mẹ tôi xấu hổ về tôi ngần ấy. Gánh nặng danh dự và niềm tin của mẹ đã khiến tôi sống dằn vặt mình rất nhiều năm sau này, đến mức không năm nào đến tháng 7, tháng 8 là tôi không mơ thấy cảnh mình thi trượt đại học.

Sau rất nhiều nỗ lực vượt qua mặc cảm thất bại, tôi yên phận làm công nhân tại một huyện ngoại thành.

Tôi không thích bạn học cũ hỏi cái câu là "trước giỏi thế mà giờ lại làm công nhân thôi à" hay "tiền lương kiếm được nhiều không?" Chỗ ở, chỗ làm mới mẻ đã khiến tôi vùi sâu câu chuyện buồn vào dĩ vãng, yên tâm làm việc và phấn đấu.

Khi làm mẹ, tôi tâm niệm mình không thể lặp lại sai lầm của mẹ tôi ngày trước. Dù con trai tôi luôn hiếu động, nghịch ngợm và học hành thiếu tập trung, tôi cố gắng không chửi mắng hay so sánh con với chúng bạn.

Động viên con cố gắng từng chút một, con trai tôi dần ngoan ngoãn, học hành tiến bộ hơn.

Tôi học cùng con, rỗi rãi thì hai mẹ con cùng đọc truyện, đọc báo với nhau.

Tôi không phản ứng thái quá với lời chê bai mà mọi người dành cho cậu con trai hiếu động.

Tôi hướng mình tới suy nghĩ tích cực là khi mình quan tâm thật sự tới con chắc chắn con sẽ khá lên.

Nếu con không thay đổi mà chỉ đạt lực học ở mức bình thường thì tôi cũng vui vẻ chấp nhận và mình nhìn ra những mặt mạnh của con như con rất mạnh dạn ở chỗ đông người, nhanh nhẹn, hoạt bát. Tôi muốn con được mỉm cười nhiều hơn, không phải khóc mếu lo sợ vì điểm số.

Ngày hè, tôi cho con về quê chơi với ông bà, cháu thích đi câu cá, thích được chơi đùa với bạn bè, thích đọc truyện Đô rê mon.

Niềm vui của con nhỏ bé thế thôi, nếu mình chỉ vùi đầu vào lo kiếm tiền, lo bắt con học tối ngày để chạy đua với thiên hạ thì con thật tội nghiệp biết bao.

Mong sao, con có được tuổi thơ đúng nghĩa và tôi cũng tự cho mình những phút giây thanh thản đọc sách, ngắm hoa.

Quan điểm thả lỏng con cho con tự vẫy vùng, tự tìm kiếm niềm vui bên trang sách khi đọc bài thơ hay, giải đúng bài toán khó khiến cả hai mẹ con đều cảm thấy học hành bớt đi những áp lực không đáng có.

  • Mỹ Đức

Xem thêm: