Những lo lắng về thi cử gây stress. Song chính các hocmon của stress làm biến đổi nơron và thí sinh dễ nhớ hơn. Vấn đề là phải biết lợi dụng nó.
Trang Hot-info của Nga cho hay, các nhà tâm lý học tại trường Đại học Bristol (Anh) trong một công trình nghiên cứu đã đi đến một kết luận kỳ lạ rằng: Cảm giác lo âu, sợ hãi mình chuẩn bị chưa kỹ, khó lòng vượt qua nổi kỳ thi “khắc nghiệt” này, nếu trượt thì số phận của minh sẽ ra sao, thái độ của gia đình như thế nào… lại chính là nhân tố giúp họ thành công hơn trong thi cử.
Ai cũng biết, với tâm lý lo lắng các thi sinh dễ bị căng thẳng. Thế nhưng theo các nhà tâm lý, chính các hocmon của tình trạng căng thẳng tinh thần đó lại làm biến đổi cấu trúc của các nơron thần kinh trong não bộ và làm tăng khả năng tiếp thu những điều họ học. Tuy nhiên họ phải biết lợi dụng điều này.
Để phát huy có hiệu quả nhất “thời cơ” mới phát sinh, họ cần nhấn mạnh đến các ý chính trong từng bài, giống như “gạch đầu dòng” những câu chủ yếu để ghi nhớ và chúng sẽ khắc sâu trong đầu trong một khoảng thời gian xác định để phát triển khi làm các bài thi.
Các nhà tâm lý chứng minh rằng stress thúc đẩy não làm việc tích cực hơn, tập trung hơn và do vậy quá trình ghi nhớ những gì đã lựa chon trước trở nên đơn giản hơn nhiều so với việc học lan man quá nhiều điều mà không nêu lên được các trọng tâm nên khó đồng hoá kiến thức.
Bảo Châu
Trang Hot-info của Nga cho hay, các nhà tâm lý học tại trường Đại học Bristol (Anh) trong một công trình nghiên cứu đã đi đến một kết luận kỳ lạ rằng: Cảm giác lo âu, sợ hãi mình chuẩn bị chưa kỹ, khó lòng vượt qua nổi kỳ thi “khắc nghiệt” này, nếu trượt thì số phận của minh sẽ ra sao, thái độ của gia đình như thế nào… lại chính là nhân tố giúp họ thành công hơn trong thi cử.
Cảm giác lo lắng trước mỗi kỳ thi sẽ giúp các học sinh dễ đỗ hơn nếu biết cách lợi dụng nó. |
Ai cũng biết, với tâm lý lo lắng các thi sinh dễ bị căng thẳng. Thế nhưng theo các nhà tâm lý, chính các hocmon của tình trạng căng thẳng tinh thần đó lại làm biến đổi cấu trúc của các nơron thần kinh trong não bộ và làm tăng khả năng tiếp thu những điều họ học. Tuy nhiên họ phải biết lợi dụng điều này.
Để phát huy có hiệu quả nhất “thời cơ” mới phát sinh, họ cần nhấn mạnh đến các ý chính trong từng bài, giống như “gạch đầu dòng” những câu chủ yếu để ghi nhớ và chúng sẽ khắc sâu trong đầu trong một khoảng thời gian xác định để phát triển khi làm các bài thi.
Các nhà tâm lý chứng minh rằng stress thúc đẩy não làm việc tích cực hơn, tập trung hơn và do vậy quá trình ghi nhớ những gì đã lựa chon trước trở nên đơn giản hơn nhiều so với việc học lan man quá nhiều điều mà không nêu lên được các trọng tâm nên khó đồng hoá kiến thức.
Bảo Châu